menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 2 tuần tuổi

user

Ngày:

04/11/2015

user

Lượt xem:

2882

Bài viết thứ 17/24 thuộc chủ đề “Chăm sóc trẻ sơ sinh”

Trẻ 2 tuần tuổi

Trẻ 2 tuần tuổi

  • Ngủ tổng cộng từ 15 đến 18 tiếng/ ngày, dậy khi ăn hoặc thay tã. Trẻ không nhận biết được sự khác biệt giữa ngày và đêm.
  • Cơ cổ yếu và cần được hỗ trợ để giữ đầu của trẻ.
  • Có thể nâng cằm trong vài giây khi trẻ nằm sấp.
  • Có thể nắm vật đặt trong tay trẻ.
  • Có thể nhìn theo những vật chuyển động. Trẻ nhìn tốt nhất trong khoảng 8-18 cm.
  • Thích nhìn những gương mặt tươi cười và các màu sắc sáng (đỏ, đen, trắng).
  • Có thể hướng về giọng nói nhẹ nhàng, dỗ dành trẻ. Trẻ sơ sinh thích các động tác nhẹ nhàng dỗ dành trẻ.
  • Nói cho bạn biết nhu cầu của trẻ bằng cách khóc và có thể khóc đến 2-3 tiếng/ ngày.
  • Giật mình khi nghe âm thanh lớn hoặc chuyển động đột ngột.
  • Chỉ cần sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh. Cho trẻ bú khi đói. Lượng sữa công thức dành cho trẻ vào khoảng 60-89 ml mỗi 2-3 giờ. Cho trẻ bú khi cần khoảng 10 phút mỗi bên vú, trẻ thường bú mỗi 2 giờ.
  • Có thể thức suốt đêm để đòi bú.
  • Cần được cho ợ trong lúc ăn hoặc sau khi cho ăn xong.
  • Không nên cho uống bất kì dạng nước, nước trái cây hay thức ăn rắn nào.

Chăm sóc da và cách tắm cho trẻ

Cách tắm cho trẻ 2 tuần tuổi

  • Dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng sau khoảng 10 đến 14 ngày. Giữ cho rốn khô sạch.
  • Dịch màu trắng hoặc có ít máu từ âm đạo của bé gái là bình thường.
  • Nếu bé trai của bạn không cắt bao quy đầu, đừng cố kéo bao quy đầu ra sau. Rửa sạch với nước ấm và 1 lượng nhỏ xà phòng.
  • Nếu bé trai của bạn đã được cắt bao quy đầu, rửa sạch đầu dương vật với nước ấm. Cho thêm một ít dầu vào đầu dương vật cho đến khi không còn rỉ máu và dịch. Có vảy cứng vàng trên dương vật đã cắt bao quy đầu trong tuần đầu tiên là bình thường.
  • Trẻ nên được tắm với miếng bọt biển nhỏ cho đến khi dây rốn rụng đi. Khi dây rốn rụng xuống, trẻ có thể được đặt trong bồn tắm trẻ em. Trẻ không cần tắm mỗi ngày, nhưng nếu trẻ có vẻ thích tắm thì vẫn có thể cho tắm thường xuyên. Không thoa phấn để tránh khả năng bị sặc. Bạn có thể thoa một ít kem hoặc dung dịch dưỡng ẩm sau tắm.
  • Trẻ 2 tuần tuổi nên được thay tã 6 đến 8 lần mỗi ngày, và đi tiêu ít nhất 1 lần/ ngày. Thường bé sẽ đi tiêu sau mỗi lần cho ăn. Bé rặn, vặn người, đỏ mặt khi đi tiêu là điều bình thường.
  • Để tránh bị rôm sảy do tã, cần thay tã thường xuyên khi tã bị ướt. Kem và dầu chống hăm tã không cần toa bác sĩ có thể được dùng nếu vùng mặc tã gây ngứa nhẹ. Tránh lau bằng các loại khăn giấy ướt có chứa cồn hoặc các chất kích ứng.
  • Lau sạch vành tai ngoài bằng khăn. Không bao giờ cho bông ngoáy vào ống tai trẻ.
  • Rửa sạch da đầu trẻ bằng dầu gội nhẹ mỗi 1 hay 2 ngày. Nhẹ nhàng chà xát khắp da đầu bằng dùng vải sạch hoặc bàn chải lông mềm. Chà xát nhẹ như vậy có thể ngăn sự phát triển của viêm tiết bã nhờn. Viêm tiết bã nhờn là lớp da dày, khô, có vảy trên da đầu.

Chích ngừa

  • Trẻ mới sinh nên được chích liều vaccine viêm gan B đầu tiên trước khi xuất viện.
  • Nếu người mẹ bị viêm gan B, trẻ nên được tiêm mũi globulin miễn dịch viêm gan B bên cạnh liều vaccine viêm gan B. Trong trường hợp này, trẻ sẽ cần một liều vaccine khác khi được 1 tháng tuổi, và liều thứ 3 khi được 6 tháng tuổi. Nhắc người chăm sóc trẻ về trường hợp quan trọng này.

Kiểm tra

  • Trẻ nên được kiểm tra khả năng nghe (tầm soát) ở bệnh viện. Nếu trẻ không qua được bài sàng lọc nghe, bé cần được tái khám để làm các bài kiểm tra nghe khác.
  • Tất cả các trẻ nên được lấy máu để sàng lọc bệnh chuyển hóa. Chương trình này thỉnh thoảng được gọi là sàng lọc trẻ sơ sinh hay kiểm tra PKU trước khi rời bệnh viện. Xét nghiệm này được thực hiện do luật quy định và sẽ kiểm tra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Tùy vào tuổi của trẻ lúc xuất viện và nơi bạn sống, xét nghiệm sàng lọc bệnh chuyển hóa lần hai có thể được thực hiện.
  • Hãy bàn bạc với bác sĩ về việc trẻ có cần sàng lọc thêm bệnh khác hay không. Việc kiểm tra này rất quan trọng nhằm phát hiện bệnh lý càng sớm càng tốt và có thể cứu sống trẻ.

Dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng

  • Cho trẻ bú là phương pháp cho ăn được khuyến cáo cho trẻ ở tuổi này và nên kéo dài ít nhất 12 tháng. Chỉ cho bú đơn thuần (không ăn dặm, không uống nước, nước trái cây hay ăn chất rắn) trong 6 tháng. Trẻ có thể bú sữa công thức có bổ sung chất sắt nếu trẻ không thể bú mẹ hoàn toàn.
  • Hầu hết trẻ 1 tháng tuổi cần bú mỗi 2-3 tiếng cả ngày lẫn đêm.
  • Trẻ bú ít hơn 473 ml sữa mỗi ngày cần cung cấp thêm vitamin D.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống nước trái cây.
  • Trẻ nhận đủ lượng nước từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, vì vậy không cần cho trẻ uống thêm nước.
  • Trẻ nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, do đó trẻ không nên ăn thêm thức ăn rắn cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi. Trẻ ăn thức ăn rắn trước 6 tháng tuổi thường dễ bị dị ứng thức ăn.
  • Lau sạch nướu của trẻ bằng miếng vải nhỏ hoặc gạc 1 hoặc 2 lần/ ngày.
  • Kem đánh răng là không cần thiết.
  • Cung cấp đủ fluoride nếu nguồn nước ở gia đình không chứa fluoride.

Sự phát triển

  • Đọc sách hàng ngày cho trẻ. Cho phép trẻ đụng chạm, nói và chỉ đồ vật. Chọn sách có hình ảnh, màu sắc và chất liệu thú vị.
  • Đọc thơ và hát với trẻ.

Giấc ngủ

  • Cho trẻ ngủ nằm ngửa để giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hay chết trong cũi.
  • Núm vú giả nên được làm quen sau 1 tháng tuổi để hạn chế nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Không đặt trẻ trong giường có gối, ga giường, chăn hoặc đồ chơi có thể gây ngạt.
  • Hầu hết trẻ ngủ ít nhất 2-3 lần mỗi ngày, tổng cộng khoảng 18 tiếng/ ngày.
  • Đặt trẻ ngủ khi trẻ vừa buồn ngủ nhưng chưa ngủ hẳn để trẻ có thể học cách tự dỗ mình ngủ.
  • Khuyến khích trẻ ngủ trong không gian riêng. Không cho trẻ nằm chung giường với trẻ khác hoặc người lớn có hút thuốc, uống rượu hoặc dùng thuốc phiện, hoặc bị béo phì. Không bao giờ đặt trẻ trên giường nước, ghế dài, hoặc túi đậu, những thứ che khuất mặt trẻ.

Mẹo cho cha mẹ

  • Trẻ mới sinh không thể bị làm hư. Trẻ cần được thường xuyên ôm ấp, vuốt ve và tác động để phát triển các kỹ năng xã hội và liên kết với cha mẹ hoặc người chăm sóc. Nói chuyện với trẻ thường xuyên.
  • Theo các chỉ dẫn có trên bao bì để pha sữa công thức. Sữa nên được giữ lạnh sau khi pha. Khi trẻ bú xong một bình, bỏ đi lượng sữa còn lại.
  • Làm ấm sữa đã giữ lạnh bằng cách đặt bình trong nước ấm. Không bao giờ làm nóng bình trong lò vi sóng vì điều này này có thể làm bỏng miệng trẻ.
  • Chọn quần áo mặc cho trẻ tương tự như bạn (áo len vào mùa lạnh, áo ngắn tay vào mùa nóng). Mặc quá nhiều có thể làm trẻ nóng và khó chịu. Nếu bạn không biết chắc trẻ quá nóng hay lạnh, hãy sờ vào cổ của trẻ chứ không phải tay hay chân.
  • Dùng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ cho trẻ. Tránh các sản phẩm có mùi hay màu sắc vì chúng có thể làm làn da nhạy cảm của trẻ bị kích ứng. Dùng bột giặt dịu nhẹ khi giặt quần áo của trẻ và tránh các nước làm mềm vải.
  • Luôn gọi cho bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu bị đau ốm hay sốt (nhiệt độ hơn 38 độ C đo ở hậu môn). Không cần thiết đo nhiệt độ trừ khi trẻ có dấu hiệu đau ốm. Nhiệt kế hậu môn là đáng tin cậy nhất ở trẻ mới sinh. Nhiệt kế tai không đọc được chính xác cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi.
  • Không tự mua thuốc tại tiệm thuốc tây cho trẻ uống

Giữ an toàn cho trẻ

  • Giữ nhiệt độ nước trong nhà ở 49 độ C.
  • Tạo môi trường không thuốc và khói thuốc cho trẻ.
  • Không để trẻ một mình. Không để trẻ với các trẻ nhỏ khác và vật nuôi
  • Không để trẻ một mình trên các bề mặt cao như bàn hay ghế.
  • Không dùng cũi cũ. Cũi nên đươc đặt xa khỏi lò sưởi hoặc lỗ thông khí. Đảm bảo cũi có tiêu chuẩn an toàn và nên có các thanh chắn không cách xa nhau quá 6cm.
  • Luôn đặt trẻ ngủ nằm ngửa. Ngủ ngửa giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hay chết trong cũi.
  • Không đặt trẻ trong giường với gối, ga hoặc chăn hoặc đồ chơi.
  • Trẻ an toàn nhất khi ngủ trong không gian riêng. Nôi có mui hoặc cũi đặt bên cạnh giường cha mẹ cho phép tiếp cận trẻ dễ dàng vào ban đêm.
  • Không bao giờ đặt trẻ ngủ trên giường nước, ghế mềm hoặc túi đậu, những thứ có thể che mặt trẻ khiến trẻ không thở được. Cũng không đặt gối, thú có lông, chăn lớn hoặc các tấm nilon trong cũi vì cùng lý do trên.
  • Trẻ nên ngồi ở ghế an toàn phía sau của xe hơi. Trẻ nên quay mặt lại cho đến khi ít nhất 1 tuổi hoặc nặng hơn 9 kg.
  • Đảm bảo đặt đúng ghế của trẻ an toàn ở trong xe. Đội cứu hỏa địa phương có thể giúp đỡ nếu cần.
  • Không bao giờ cho ăn hoặc để trẻ ra khỏi ghế an toàn khi xe đang chạy. Nếu trẻ cần nghỉ hoặc cần ăn, dừng xe và cho trẻ ăn hoặc giúp trẻ bình tĩnh.
  • Không bao giờ để trẻ trong xe một mình.
  • Dùng tấm chắn xe để giúp bảo vệ da và mắt trẻ.
  • Đảm bảo nhà bạn có máy phát hiện khói và nhớ thay pin thường xuyên.
  • Luôn trực tiếp giám sát trẻ mọi lúc, kể cả khi tắm. Không để trẻ lớn hơn trông trẻ.
  • Trẻ không nên được đặt dưới ánh nắng mặt trời và nên được bảo vệ khỏi mặt trời bằng cách che chắn bằng quần áo, mũ, và ô dù.
  • Học cách cấp cứu để bạn biết những gì cần làm nếu trẻ bị nghẹn hoặc ngừng thở. Gọi cho dịch vụ cấp cứu địa phương (số không khẩn cấp) để tìm hiểu về các bài học cấp cứu.
  • Nếu trẻ bị vàng da, gọi cho bác sĩ ngay lập tức.
  • Nếu trẻ ngừng thở, bị tái, hoặc không phản ứng, gọi cấp cứu ngay.

Tài liệu tham khảo

http://www.rockwallpediatrics.com/pdfs/WellChild_2Weeks.pdf

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích