menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục

user

Ngày:

13/12/2023

user

Lượt xem:

142

Bài viết thứ 17/18 thuộc chủ đề “Các câu hỏi thường gặp về sản phụ khoa”

Biên dịch: Huỳnh Nguyễn Thiều Quang

Hiệu đính: BS. Phạm Công Hoài

Thông tin cho phụ huynh của trẻ vị thành niên

Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con trẻ trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc.

Cha mẹ là nguồn thông tin sức khỏe đáng tin cậy giúp cho con trẻ phát triển các mối quan hệ lành mạnh và vượt qua những thách thức đang chờ đón ở phía trước. Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng con cái, quan tâm những địa điểm, những người chúng gặp gỡ. Vì điều đó có thể giúp con trẻ hạn chế những hành vi không lành mạnh. Thanh thiếu niên hầu hết đã nói chuyện với bố mẹ về các chủ đề sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe sinh sản và tình dục.

Để chuẩn bị cho những cuộc trò chuyện này, phụ huynh cần biết về các biện pháp tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), bao gồm cả HIV. Ngoài ra, điều quan trọng là phụ huynh phải biết về các dịch vụ y tế dự phòng.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) ở thanh thiếu niên

Bên cạnh mang thai ngoài ý muốn, người trẻ quan hệ tình dục có nguy cơ mắc các bệnh STDs. Một nửa bệnh truyền nhiễm mới mỗi năm xảy ra ở những người trẻ trong độ tuổi từ 15-24. Ước tính rằng cứ bốn người quan hệ tình dục thì có một người mắc bệnh, chẳng hạn như chlamydia hoặc vi rút u nhú ở người (HPV). Nhiều bạn trẻ không biết mình bị nhiễm bệnh vì STDs thường không có triệu chứng. Để biết thêm thông tin về STD, hãy truy cập https://www.cdc.gov/std.

Giới trẻ khi quan hệ tình dục có thể tự bảo vệ mình khỏi STD bằng một số biện pháp. Ví dụ như sử dụng bao cao su thích hợp và đúng cách, đi xét nghiệm STD. Xét nghiệm STDs rất quan trọng vì đó là cách duy nhất để xác định một người mắc STDs. Từ đó, bác sĩ sẽ quyết định người đó có cần điều trị hay không.

Các khuyến cáo dưới đây đặc biệt dành cho thanh thiếu niên. Mô tả những bệnh STDs mà những người trẻ tuổi nên được kiểm tra thường xuyên, ai nên được kiểm tra và khi nào họ nên được kiểm tra. Các bước thực hiện được đưa ra để giúp cha mẹ tìm hiểu. Từ đó đảm bảo rằng con trẻ nhận được sự chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục tốt nhất có thể.

Tại sao thanh thiếu niên nên được kiểm tra STDs?

Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy cách duy nhất để biết chắc chắn liệu bạn có mắc STDs hay không là đi xét nghiệm. Một số bệnh STDs chữa khỏi được có thể gây nguy hiểm nếu họ không được điều trị. Ví dụ, nếu không điều trị, bệnh chlamydia và lậu có thể gây khó khăn hoặc thậm chí là vô sinh. Bệnh nhân không được điều trị sẽ tăng nguy cơ nhiễm HIV. Một số bệnh STDs, như HIV, có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Những xét nghiệm STD nào được khuyến nghị cho thanh thiếu niên?

Các trung tâm chăm sóc sức khỏe có thể xác định xét nghiệm STD khuyến nghị cho con của bạn. Bên cạnh đó, họ sẽ xác định xét nghiệm nào là phù hợp nhất. Họ cũng có thể cung cấp thêm thông tin về từng loại xét nghiệm. Một số xét nghiệm STD đặc biệt tập trung vào nữ vị thành niên hoạt động tình dục và người lớn dưới 25 tuổi, bao gồm:

Xét nghiệm chlamydia

Tất cả phụ nữ dưới 25 tuổi hoạt động tình dục nên được xét nghiệm chlamydia mỗi năm. Nam giới dưới 25 tuổi hoạt động tình dục ở, sống ở khu vực có nhiều trường hợp nhiễm chlamydia ở nam giới cũng được khuyến cáo. Các trung tâm chăm sóc sức khỏe của bạn nên biết những gì được khuyến nghị ở khu vực. Tất cả nam giới từ 13 tuổi quan hệ tình dục với nam giới nên được kiểm tra hàng năm.

Xét nghiệm bệnh lậu

Tất cả phụ nữ dưới 25 tuổi có hoạt động tình dục nên được xét nghiệm bệnh lậu mỗi năm. Tất cả nam giới từ 13 tuổi quan hệ tình dục với nam giới nên được kiểm tra hàng năm. Thông thường, bất kỳ ai xét nghiệm chlamydia đều được xét nghiệm bệnh lậu cùng một lúc.

Xét nghiệm bệnh giang mai

Tất cả nam giới từ 13 tuổi quan hệ tình dục với nam giới nên được kiểm tra hàng năm.

Xét nghiệm HIV

Các đối tượng sau nên được xét nghiệm HIV ít nhất mỗi năm một lần:

  • Nam giới từ 13 tuổi trở lên, quan hệ tình dục đồng giới.
  • Người tiêm chích ma túy.
  • Người có bạn tình nhiễm HIV.
  • Những người được trung tâm y tế cho rằng có nguy cơ mắc bệnh cao cũng nên được tư vấn.

Phụ nữ mang thai

Trong lần khám thai đầu tiên, phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm chlamydia, lậu, giang mai và HIV. Đối với bệnh giang mai, nên xét nghiệm lại sớm trong 3 tháng cuối cho những phụ nữ sau. Bao gồm:

  • Có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Sống ở những khu vực có nhiều trường hợp mắc bệnh giang mai.
  • Những người có kết quả xét nghiệm dương tính trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Đối với HIV, xét nghiệm lại trong 3 tháng cuối thai kỳ được khuyến nghị cho những phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV cao.

Thanh thiếu niên có thể được kiểm tra STDs ở đâu?

Thử nghiệm STD thường có ở các trung tâm y tế và tại các sự kiện sàng lọc cộng đồng. Trường học cũng có thể cung cấp dịch vụ kiểm tra tại chỗ hoặc thông tin về nơi kiểm tra. Công cụ định vị xét nghiệm STD online cung cấp các địa điểm xét nghiệm gần đó. Bao gồm cả những địa điểm cung cấp dịch vụ miễn phí hoặc chi phí thấp.

Cha mẹ có thể thực hiện những bước nào để giúp đỡ thanh thiếu niên của mình?

Bước 1: Hỗ trợ tìm kiếm và theo dõi chăm sóc sức khỏe vị thành niên

Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp con trẻ thường xuyên tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng. Ví dụ:

  • Bạn có thể giúp con của mình tìm trung tâm ý tế mà chúng cảm thấy thoải mái. Sau đó sắp xếp các cuộc hẹn và hỗ trợ di chuyển đến phòng khám.
  • Cha mẹ cũng có thể giúp con mua thuốc theo toa và uống thuốc đúng cách.

Bước 2: Trò chuyện cùng con của bạn

Cha mẹ cần trò chuyện về tình dục, các mối quan hệ, phòng chống HIV, STDs và mang thai. Việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng bạn có thể khuyến khích con đặt câu hỏi. Hãy chuẩn bị để đưa ra câu trả lời thẳng thắn và chân thật. Điều này sẽ giúp cuộc trò chuyện trở nên cởi mở.

  • Bạn có thể nói với con bạn rằng quyết định quan hệ tình dục đi kèm với trách nhiệm giữ an toàn cho bản thân và bạn tình của chúng. Một số thanh niên có thể quyết định trì hoãn hoạt động tình dục cho đến khi họ cảm thấy sẵn sàng gánh vác trách nhiệm này.
  • Giải thích cho con của bạn về phạm vi các dịch vụ y tế mà họ nên thảo luận hoặc nhận khi đi khám bác sĩ và tại sao các dịch vụ y tế đó lại quan trọng. Đảm bảo rằng chúng nhận thức được tầm quan trọng của xét nghiệm STD.

Bước 3: Chuẩn bị cho sự tự lập của con bạn

Điều quan trọng là thanh thiếu niên có cơ hội tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe với sự tự do nhất định để sẵn sàng làm điều đó khi trưởng thành. Trong khoảng thời gian đầu, con bạn nên có những buổi tư vấn một với một cùng với bác sĩ< bạn nên nhường lại không gian riêng cho hai người.

  • Hãy sớm cho chúng biết rằng khi chúng lớn hơn, chúng sẽ bắt đầu có thời gian gặp gỡ riêng với bác sĩ để chúng sẵn sàng đặt câu hỏi và trò chuyện một cách cởi mở và trung thực.
  • Khuyến khích con bạn hỏi về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục khi chúng gặp trực tiếp với bác sĩ của mình.

Khi con của bạn lớn hơn, chúng có thể tự mình đến gặp bác sĩ và đưa ra quyết định về các dịch vụ, bao gồm xét nghiệm STD. Chúng có thể đồng ý xét nghiệm STD ở tất cả 50 tiểu bang và Quận Columbia, với một số khác biệt về độ tuổi được phép làm xét nghiệm này. Tự chuẩn bị cho giai đoạn chuyển tiếp này, vốn là một phần bình thường của quá trình phát triển ở tuổi vị thành niên, có thể giúp cả bạn và con bạn thực cảm thấy thoải mái hơn.

Bước 4: Nắm rõ các thông tin

Hãy cập nhật kiến thức về chất lượng của thông tin sức khỏe mà con bạn đang nhận được từ trường học, bạn bè, trực tuyến hoặc các nguồn khác. Thanh thiếu niên của bạn có thể không nhận được thông tin đầy đủ hoặc chính xác từ những nguồn này. Sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà chúng có thể hỏi. Bạn càng biết nhiều về các chủ đề và dịch vụ sức khỏe thì càng dễ dàng nói chuyện với con bạn về nó.

Bước 5: Làm việc với bác sĩ của con bạn

Bạn và bác sĩ có thể làm việc cùng nhau với mục tiêu chung là cải thiện sức khỏe cho con của bạn.

  • Bạn có thể cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe biết rằng bạn ủng hộ việc con của bạn nhận được các dịch vụ y tế được khuyến nghị, bao gồm cả những dịch vụ ngăn ngừa HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và mang thai ngoài ý muốn.
  • Bạn cũng có thể yêu cầu bác sĩ cho con bạn biết thêm về các dịch vụ mới hơn hoặc những dịch vụ mà bạn có thể ít quen thuộc hơn, chẳng hạn như biện pháp tránh thai có thể tác dụng lâu dài, còn được gọi là LARC hoặc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (hoặc PrEP), thuốc uống hàng ngày dùng để ngăn ngừa HIV.

Bước 6: Tìm kiếm các nguồn thông tin

Thông tin có sẵn để giúp bạn thực hiện các bước hành động này. Ví dụ: ứng dụng di động THRIVE của Hiệp hội Y tế và Sức khỏe Vị thành niên có thể giúp bạn trò chuyện với thanh thiếu niên về sức khỏe và theo dõi các lần khám chăm sóc sức khỏe. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ có một trang web tên là Trẻ em Khỏe mạnh bao gồm thông tin dành cho phụ huynh về các dịch vụ sức khỏe vị thành niên. Ngoài ra, CDC (Trung tâm về bệnh học) có thông tin để giúp cha mẹ nói chuyện với con cái và hỗ trợ trực tiếp giữa con và bác sĩ.

Tài liệu tham khảo

https://www.cdc.gov/healthyyouth/healthservices/infobriefs/std_testing_information.htm

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích