menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Viêm tai giữa và sự giảm thính lực

user

Ngày:

17/08/2018

user

Lượt xem:

965

Bài viết thứ 05/19 thuộc chủ đề “Các bệnh Tai Mũi Họng”

Viêm tai giữa và nhiễm trùng tai là gì?

Viêm tai giữa cấp tiết dịch

                                 Viêm tai giữa cấp tiết dịch (ảnh từ Color atlas of otoscopy)

Viêm tai giữa là tình trạng viêm của tai giữa. Khi nhiễm trùng xảy ra đột ngột, tình trạng này được gọi là viêm tai giữa cấp tính. Viêm tai giữa cấp tính xảy ra khi bị cảm lạnh, dị ứng, và sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc virus dẫn đến sự tích tụ của mủ và dịch nhầy sau màng nhĩ, làm tắc nghẽn vòi nhĩ. Điều này có thể gây ra đau tai và sốt.

Khi chất lỏng có trong tai giữa trong nhiều tuần, tình trạng này được gọi là viêm tai giữa thanh dịch. Điều này thường xảy ra trong trong giai đoạn hồi phục của viêm tai. Chất lỏng có thể ở trong tai trong nhiều tuần, nhiều tháng. Nếu không được điều trị, viêm tai mạn tính gây ra những hậu quả nghiêm trọng như mất thính lực tạm thời .

Tại sao trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng tai nhiều hơn người lớn?

Giải phẫu tai

                                          Giải phẫu tai (ảnh lấy từ ykhoaonline.com )

Để hiểu được đau tai và nhiễm trùng tai, trước tiên bạn phải biết về vòi nhĩ; đó là một ống nhỏ nằm trong tai giữa nối thông giữa tai và thành sau họng, nằm ngay phía trên vòm miệng và lưỡi gà. Ống này cho phép dẫn lưu dịch từ tai giữa, ngăn không cho dịch tích tụ để không làm vỡ màng nhĩ. Trong một tai khỏe mạnh, dịch được dẫn lưu xuống họng thông qua ống vòi nhĩ dưới sự hỗ trợ của các tế bào lông nhỏ và được nuốt.

Vòi nhĩ giúp cân bằng áp lực bên trong tai với không khí bên ngoài, để màng nhĩ có thể chuyển động tự do… Thông thường, vòi nhĩ xẹp để ngăn chặn các loại vi trùng cư trú trong mũi và miệng xâm nhập vào tai giữa. Nhiễm trùng xảy ra khi vòi nhĩ không hoạt động tốt. Khi vòi bị tắc nghẽn một phần, dịch tích tụ lại trong tai giữa, lưu giữ vi khuẩn đã có sẵn, sau đó vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Thêm vào đó không khí trong tai giữa thoát vào mạch máu, một áp lực chân không trong tai giữa được hình thành, điều này làm gia tăng sự hấp thu thêm nhiều vi khuẩn từ mũi và miệng vào tai.

Trẻ em có vòi nhĩ ngắn hơn, nằm ​​ngang và thẳng hơn so với người lớn. Những yếu tố này làm cho sự xâm nhập của vi khuẩn nhanh chóng và khá dễ dàng, và cũng làm cho tai khó khăn hơn trong việc tự làm sạch các chất dịch. Bởi vì nó không thể dẫn lưu với sự trợ giúp của trọng lực. Vòi nhĩ của trẻ em cũng mềm hơn, với một lỗ nhỏ hơn, dễ dàng bịt kín.

Viêm tai giữa ảnh hưởng đến sức nghe như thế nào?

Hầu hết những người bị viêm tai giữa hoặc tai giữa tiết dịch mạn thì có nhiều mức độ giảm thính lực. Sự mất thính lực trung bình trong tai có dịch lỏng là 24 decibel … tương đương với đeo nút bịt tai. (Hai mươi bốn decibel là mức độ rất nhẹ nhất của tiếng nói thì thầm.) Chất dịch dày hơn có thể gây ra mất thính lực nhiều hơn nữa, lên đến 45 decibel (phạm vi của cuộc đối thoại).

Nghi ngờ mất thính lực nếu một người không thể hiểu một số từ và nói to hơn bình thường.

Xem thêm bài viêm tai giữa

Các loại mất thính lực

Điếc dẫn truyền là một dạng suy giảm thính lực khi việc truyền tải âm thanh từ môi trường vào tai trong bị suy yếu, thường là từ sự bất thường của ống tai ngoài hoặc tai giữa. Điếc dẫn truyền này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Viêm tai mạn tính không được điều trị có thể dẫn đến điếc dẫn truyền. Nếu chất dịch làm đầy tai giữa, mất thính lực có thể được xử lý bằng dẫn lưu dịch trong tai giữa và đặt một ống dẫn lưu tai giữa. Một hình thức khác của mất thính thính lực là điếc tiếp nhận, do bất thường của tai trong hoặc phân khu thính giác của các dây thần kinh số 8. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường vĩnh viễn.

Xem thêm bài Giảm thính lực

Khi nào nên thực hiện kiểm tra thính lực nếu nhiễm trùng tai hoặc tiết dịch thường xuyên?

Một kiểm tra thính lực nên được thực hiện cho trẻ em bị viêm tai thường xuyên, mất thính lực kéo dài hơn 6 tuần, hoặc có chất dịch trong tai giữa trong hơn ba tháng. Ngày nay, có một loạt các thiết bị y tế có thể kiểm tra thính giác trẻ em, chức năng vòi nhĩ, và tính linh hoạt của màng nhĩ. Chúng bao gồm nội soi tai, nhĩ lượng đồ, và máy đo thính lực.

Có nhiều nguyên nhân khác gây mất thính lực hơn viêm tai giữa mạn

Trẻ em và người lớn có thể bị mất thính lực tạm thời vì nhiều lý do khác hơn là viêm tai giữa mãn tính và rối loạn chức năng vòi nhĩ. Chúng bao gồm:

  • Tắc nghẽn bởi ráy tai.
  • Viêm tai ngoài: Viêm ống tai ngoài, cũng còn được gọi là viêm tai do bơi lội.
  • Viêm tai giữa có Cholesteatoma: Một khối lượng tế bào biểu mô vảy dạng sưng và cholesterol trong tai giữa, thường là kết quả của viêm tai giữa mãn tính.
  • Bệnh xốp xơ tai: Là bệnh rối loạn chuyển hóa xương do gen chi phối, khu trú ở bao xương mê đạo và xương con, bệnh đặc trưng bởi sự làm xốp mạch máu xương dẫn đến điếc tiếp nhận tiến triển. Đây là bệnh nang tai (mê đạo xương) ở trong tai. Bệnh thường gặp ở người lớn, biểu hiện là sự hình thành những mô mềm, xương mạch máu dẫn đến điếc dẫn truyền tiến bộ. Nó thường xảy ra ở vùng cực trước khớp bàn đạp tiền đình( xương bàn đạp là xương ở tai giữa). Nó xảy ra do sự cố định của xương bàn đạp (xương trong tai). Điếc tiếp nhận có thể xảy ra do bệnh này ảnh hưởng đến ốc tai.
  • Chấn thương: Một chấn thương tai hoặc đầu có thể gây ra mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Tài liệu tham khảo

http://www.entnet.org/content/hearing-loss-and-ear-infection

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích