menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ

user

Ngày:

14/12/2018

user

Lượt xem:

358

Bài viết thứ 01/19 thuộc chủ đề “Các bệnh Tai Mũi Họng”

Tổng quan

ngáy và ngưng thở khi ngủ ​​

Khoảng 45% người lớn bình thường thỉnh thoảng ngáy khi ngủ và 25% ngủ ngáy thường xuyên. Vấn đề là ngủ ngáy thường gặp nhiều ở nam giới và những người thừa cân, thường nặng dần lên theo tuổ và không nên xem nhẹ. Bác sĩ tai mũi họng có thể giúp bạn xác định nguyên nhân thực thể khiến bạn ngủ ngáy và đưa ra những phương pháp điều trị.

Ngủ ngáy

Nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ ngáy

Những tiếng ồn phát ra khi ngủ ngáy được tạo thành do có sự cản trở dòng khí lưu thông qua thành sau họng, mũi. Đây là những vị trí dễ bị tắc nghẽn của đường thở. Là nơi mà lưỡi, thành họng trên tiếp xúc với khẩu cái mềm và lưỡi gà. Ngủ ngáy xảy ra khi các cấu trúc này tiếp xúc với nhau và rung trong quá trình hô hấp.

Ở trẻ em, ngủ ngáy có thể là một dấu hiệu gợi ý những vấn đề như viêm amidan và viêm V.A. Một em bé ngủ ngáy thường xuyên nên đưa đi khám. Bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo có nên cắt amidan hoặc nạo V.A hay không để sức khỏe của đứa trẻ được cải thiện và hồi phục.

Những người ngủ ngáy có thể do:

  • Trương lực cơ của lưỡi và họng yếu: Khi những nhóm cơ này giãn nhiều, lưỡi sẽ bị tụt ra sau họng hoặc các cơ của thành họng bị chùn xuống dưới đường thở. Tình trạng giãn của cơ xảy ra tự nhiên trong khi ngủ. Nhưng có thể trở thành một vấn đề có thể nghiêm trọng nếu người ngủ ngáy ngủ say do rượu hoặc ma túy .
  • Sự quá phát các mô trong họng: Trẻ em có amidan và V.A lớn thường bị ngáy. Ở những người thừa cân, những khối mô mềm ở cổ thường lớn có thể dẫn đến hẹp đường thở. Nang hoặc u là nguyên nhân hiếm gặp của hẹp đường thở.
  • Vòm miệng/khẩu cái mềm: Mềm nhão hoặc lưỡi gà dài. Khẩu cái mềm dài quá mức sẽ làm hẹp đường thở từ mũi cho đến họng. K hi đó 2 cấu trúc này sẽ hoạt động như một cái van gây rung tạo ra tiếng ồn trong suốt thời gian thư giãn của chu trình hô hấp.
  • Mũi bị tắc nghẽn: Khi mũi bị nghẹt, thì cần phải gắng sức để đẩy luồng không khí lưu thông qua mũi. Sự tắc nghẽn này tạo một áp lực chân không lớn trong họng. Chúng đẩy các mô mềm của họng xuống phía dưới của đường thở và gây ra ngáy. Vì vậy, ngủ ngáy có thể xảy ra khi bị cảm lạnh hoặc viêm xoang. Ngoài ra, bất thường cấu trúc của mũi hoặc của vách ngăn mũi, chẳng hạn như lệch vách ngăn (dị dạng của vách ngăn làm cho một bên mũi bị hẹp) có thể gây ra tắc nghẽn.

Tại sao ngủ ngáy được xem là vấn đề nghiêm trọng.

Xã hội: Người ngủ ngáy có thể bị chế nhạo về tình trạng ngủ ngáy của họ. Bởi tiếng ồn làm cho người ngủ chung phòng bị rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi.

Y tế: Ngủ ngáy làm ảnh hưởng giấc ngủ, làm cho người ngủ ngáy không được nghỉ ngơi. Ngáy có thể là dấu hiệu của tình trạng ngưng thở khi ngủ (OSA), có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và lâu dài.

Đánh giá mức độ nặng của ngủ ngáy

Những người ngủ ngáy nhiều nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra để đảm bảo vấn đề ngủ ngáy của họ có nghiêm trọng không.

Những người ngủ ngáy nghiêm trọng là những người ngủ ngáy liên tục ở bất kì tư thế ngủ nào, hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người ngủ chung phòng. Bác sĩ Tai mũi họng sẽ kiểm tra tổng quát mũi, họng, miệng và cổ. Bác sĩ thường sử dụng ống nội soi mềm để nội soi mũi họng, thanh quản. Qua lần kiểm tra như vậy, có thể xác định nguyên nhân ngáy là do viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng, tắc nghẽn mũi xoang, hoặc sự quá phát của amidan hay V.A. Những xét nghiệm kiểm tra giấc ngủ thực hiện ở nhà hoặc phòng xét nghiệm, cũng cần thiết để xác định ngủ ngáy có gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ. Tất cả những người ngủ ngáy có một trong những triệu chứng sau đây cần phải được kiểm tra có tình trạng ngưng thở khi ngủ không:

  • Được xác định ngừng thở hoặc bị ngạt trong thời gian ngủ.
  • Cảm giác buồn ngủ cả ngày hoặc mệt mỏi.
  • Huyết áp cao.
  • Bệnh tim mạch.
  • Có tiền sử đột quỵ

Những phương pháp điều trị ngủ ngáy

Điều trị dựa trên chẩn đoán và mức độ hẹp của đường hô hấp trên. Trong một số trường hợp, trên đường hô hấp trên có nhiều vị trí hẹp.

Ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ có thể được điều trị bằng những phương pháp khác nhau bởi bác sĩ tai mũi họng hoặc bác sĩ phẫu thuật đầu mặt cổ:

  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Thường điều trị bằng một công cụ dùng để làm rộng đường thở bằng áp lực dương. Áp lực này được cung cấp thông qua mặt nạ mũi đeo trong suốt thời gian ngủ. Liệu pháp điều trị này có tên gọi là CPAP.  Hiện nay liệu pháp này là sự lựa chọn ban đầu trong điều trị ngưng thở khi ngủ cho bệnh nhân.
  • Phẫu thuật tạo hình lưỡi gà-vòm miệng-hầu họng (UPPP): Là phẫu thuật để điều trị chứng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ. Đây là phương pháp loại bỏ mô quá phát hoặc dư thừa ở khẩu cái mềm và làm rộng đường thở. Ngoài ra, các mô còn lại sẽ cứng hơn khi nó lành. Do đó làm giảm thiểu rung động mô đường thở. Kích thước của đường thở được mở rộng hơn nếu kèm theo cắt amidan.
  • Phương pháp cắt đốt bằng nhiệt: Phương pháp này sẽ làm giảm số lượng lớn các mô ở cuốn mũi, đáy lưỡi, và/hoặc vòm miệng. Các liệu pháp này được sử dụng cho những trường vừa ngủ ngáy vừa ngưng thở khi ngủ. Các phương pháp cắt đốt bằng nhiệt khác bao gồm: đốt điện lưỡng cực, laser, và sóng cao tần. Các thủ thuật này có thể được thực hiện trong phòng mổ hoặc tại phòng khám. Một số phương pháp điều trị có thể được yêu cầu.
  • Các phương pháp để tăng độ cứng của vòm miệng mà không loại bỏ mô: Bao gồm tiêm một chất kích thích gây làm cứng tại khu vực gần lưỡi gà. Một phương pháp khác là đặt một thanh làm cứng (cấy ghép Pillar) vào vòm miệng.
  • Phẫu thuật can thiệp trên cơ cằm lưỡi và xương móng: Là phẫu thuật để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ. Nó ngăn chặn xẹp vùng họng dưới và kéo các cơ lưỡi về phía trước. Do đó giúp làm rộng đường hô hấp đã bị cản trở trước đó.
  • Một dụng cụ ở miệng được tùy chỉnh phù hợp đặt ở hàm dưới hướng về phía trước. Thủ thuật này cũng có thể được xem xét cho một số bệnh nhân bị ngủ ngáy/OSA. Phương pháp này được thực hiện bởi bác sĩ tai mũi họng, nha sĩ, bác sĩ phẫu thuật miệng chuyên về điều trị ngủ ngáy.
  • Ở một số bệnh nhân, giảm cân đáng kể cũng có thể cải thiện chứng ngáy và OSA.

Những thiết bị điều trị ngủ ngáy không cần toa của bác sĩ

Không có thiết bị đặc hiệu nào được khuyến khích sử dụng. Hơn 300 thiết bị đăng ký là dụng cụ điều trị ngủ ngáy tại văn phòng sáng chế và bản quyền của Hoa Kỳ. Có nhiều phương pháp khác nhau bao gồm các sản phẩm có thể giúp giảm tình trạng ngủ ngáy khi họ nằm ngửa vì ngáy ngủ thường nặng hơn ở tư thế đó. Một số thiết bị giúp làm thông thoáng mũi, một số khác được thiết kế dành cho những người không ngủ ngáy nhưng có cảm giác khó chịu khi tình trạng ngủ ngáy xảy ra. Một số người có thể tìm thấy sản phẩm phù hợp với họ, nhưng chất lượng giấc ngủ vẫn kém.

Những người ngủ ngáy nhẹ, có thể làm theo những biện pháp sau đây để cải thiện giấc ngủ và sự nghỉ ngơi

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, chơi thể thao, hoặc tập thể dục, giảm cân.
  • Tránh sử dụng các thuốc an thần, giảm đau trước khi ngủ.
  • Tránh uống rượu ít nhất bốn tiếng đồng hồ và các bữa ăn hoặc đồ ăn nhẹ trong ba giờ trước khi ngủ.
  • Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, đều đặn.
  • Nằm ngửa khi ngủ sẽ tốt hơn nằm sấp
  • Nâng cao đầu giường khoảng 10 cm.

Ngưng thở khi ngủ là gì?

Ngáy có thể là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn được gọi là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA). Biển hiện đặc trưng của (OSA) là nhiều đợt ngừng thở trên 10 giây. Triệu chứng xảy ra do hẹp hoặc xẹp đường hô hấp trên. Điều này làm giảm nồng độ oxy trong máu, làm cho tim làm việc nhiều hơn. Tình trạng này cũng gây ra sự gián đoạn của chu kỳ giấc ngủ tự nhiên, làm cho sự nghỉ ngơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bệnh nhân bị OSA, có thể ngưng thở từ 30-300 lần mỗi đêm.

Ảnh hưởng trực tiếp ngưng thở khi ngủ là giấc ngủ không sâu và luôn phải căng các cơ vùng cổ để không làm hẹp đường thở, giúp luồng không khí lưu thông. Những người ngủ ngáy không được nghỉ ngơi tốt nên họ luôn có cảm giác buồn ngủ cả ngày. Họ không được nghỉ ngơi tốt nên có thể buồn ngủ vào ban ngày. Điều đó làm giảm hiệu suất công việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người lái xe hoặc vận hành máy móc. Nếu không điều trị ngưng thở khi ngủ, sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Tài liệu tham khảo

http://www.entnet.org/?q=node/1418

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích