menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Tổng quan về bệnh nuốt khó

user

Ngày:

18/08/2018

user

Lượt xem:

688

Bài viết thứ 17/19 thuộc chủ đề “Các bệnh Tai Mũi Họng”

Nuốt khó là gì?

Nuốt khó là một trong những rối loạn về nuốt gặp ở tất cả các loại tuổi, hay gặp ở người già. Thuật ngữ nuốt khó diễn tả cảm giác khó khăn khi đưa thức ăn hoặc chất lỏng từ miệng xuống dạ dày. Tình trạng này có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Hầu hết là những nguyên nhân tạm thời và không nguy hiểm. Nuốt khó thường không phải là triệu chứng đặc trưng cho một bệnh nghiêm trọng như khối u hoặc sự rối loạn thần kinh tiến triển. Khi bạn gặp triệu chứng nuốt khó biểu hiện không rõ ràng trong thời gian ngắn, bạn nên đến gặp bác sĩ tai mũi họng hoặc bác sĩ phẫu thuật đầu – cổ để kiểm tra.

Hoạt động nuốt diễn ra như thế nào?

Bình thường người ta có thể nuốt một trăm lần trong ngày để ăn những thức ăn rắn, uống chất lỏng, nuốt nước bọt và những chất nhầy do cơ thể tiết ra. Quá trình nuốt bao gồm bốn giai đoạn liên quan nhau:

  • Giai đoạn đầu tiên: Là giai đoạn chuẩn bị ở khoang miệng. Đây là nơi mà thức ăn hoặc chất lỏng được nhai và nhào trộn để chuẩn bị nuốt.
  • Giai đoạn thứ hai: Là giai đoạn miệng. Lúc này lưỡi đẩy thức ăn hoặc chất lỏng vào phía sau của miệng, kích thích phản xạ nuốt xảy ra.
  • Giai đoạn thứ ba: Là giai đoạn hầu. Thức ăn hoặc chất lỏng nhanh chóng đi qua hầu họng (nơi tiếp giáp của họng miệng và thực quản), sau đó vào thực quản.
  • Giai đoạn thứ tư: Là giai đoạn thực quản. Thức ăn hoặc chất lỏng đi qua thực quản vào dạ dày.

Giai đoạn đầu tiên và giai đoạn hai được điều khiển có ý thức; giai đoạn ba và bốn xảy ra tự ý, bản thân không kiểm soát được.

Nuốt khó

Hình ảnh minh họa cho việc nuốt khó

Các triệu chứng của nuốt khó là gì?

Các triệu chứng của nuốt khó bao gồm:

  • Tiết nước bọt nhiều.
  • Cảm giác thức ăn hoặc chất lỏng bị mắc kẹt trong cổ họng.
  • Cảm giác khó chịu ở ngực hoặc cổ họng, nếu hiện tại có trào ngược dạ dày thực quản kèm theo.
  • Cảm giác có dị vật hoặc một “khối” trong cổ họng.
  • Sụt cân và thiếu dinh dưỡng có thể do nuốt khó kéo dài hoặc những bệnh nặng khác kèm theo.
  • Ho hay nghẹn có thể xảy ra do thức ăn, chất lỏng hoặc nước bọt đi xuống không dễ dàng trong quá trình nuốt, do vậy có thể bị hít vào phổi.
  • Thay đổi giọng nói.

Chứng nuốt khó được chẩn đoán như thế nào?

Khi nuốt khó kéo dài và nguyên nhân không rõ ràng, bác sĩ Tai mũi họng hoặc phẫu thuật viên chuyên ngành đầu cổ sẽ giải thích và khám miệng họng cho bạn bằng một cái gương nhỏ. Đôi khi bác sĩ sẽ sử dụng một cái ống nhỏ mềm, ống nội soi mềm đưa vào mũi của bạn, rồi đưa vào họng. Thủ thuật nội soi giúp quan sát rõ phía sau của lưỡi, họng và thanh quản.

Bác sĩ có thể sử dụng thủ thuật nội soi đánh giá (FEES) hoặc nội soi đánh giá kết hợp với kiểm tra cảm giác nuốt (FEESST). Nếu cần thiết, sẽ kiểm tra thực quản, thủ thuật nội soi thực quản qua đường mũi (TransNasalEsophagoscopy-TNE).

Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt, điều quan trọng là tìm cách điều trị để tránh suy dinh dưỡng và mất nước.

Những nguyên nhân gây nuốt khó?

Bất kỳ sự gián đoạn nào trong quá trình nuốt đều có thể gây nuốt khó. Ăn chậm, nhai kỹ giảm phần nào nuốt khó. Nguyên nhân đơn giản có thể là do răng giả, răng yếu hoặc bị cảm lạnh. Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là trào ngược acid dạ dày thực quản khi acid dạy dày trào ngược lên thực quản, đến họng gây cảm giác khó chịu.

Xem thêm bài 10 nguyên nhân gây khó nuốt của ThS.BS. Nguyễn Hải Nam

Các nguyên nhân khác có thể là:

  • Tăng huyết áp
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tuyến giáp
  • Đột quỵ
  • Rối loạn thần kinh tiến triển
  • Đặt ống mở khí quản
  • Liệt dây thanh quản
  • Khối u trong miệng, cổ họng, hoặc thực quản,
  • Phẫu thuật hay xạ trị ở đầu, cổ hoặc vùng thực quản

Một số loại thuốc có thể gây ra nuốt khó như:

  • Nitrat
  • Thuốc kháng Cholinergic thường có trong thuốc chống trầm cảm, dị ứng
  • Viên Canxi
  • Thuốc ức chế kênh Canxi
  • Viên sắt
  • Thuốc chống loạn thần
  • Tetracycline (từng dùng để trị mụn)

Điều trị nuốt khó như thế nào?

Phương pháp điều trị dựa vào nguyên nhân gây. Khi nguyên nhân được xác định, nuốt khó có thể được điều trị bằng: thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật. Một số trường hợp nuốt khó có thể điều trị bằng thuốc làm chậm sự tiết acid dạ dày, thuốc giãn cơ hoặc thuốc kháng acid. Đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường được điều trị bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt như sau:

  • Hạn chế ăn quá no trong một bữa và ăn thành nhiều bữa nhỏ
  • Bỏ thuốc lá, rượu, caffeine
  • Giảm cân và giảm căng thẳng
  • Không nên ăn trước khi ngủ 3 tiếng
  • Kê gối cao khi nằm
Xem thêm bài Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nếu thực hiện những cách trên mà vẫn chưa hiệu quả, có thể sử dụng thêm thuốc kháng acid giữa các bữa ăn và buổi tối trước khi ngủ.

Nhiều trường hợp nuốt khó được điều trị hiệu quả bằng phương pháp vật lý trị liệu. Chuyên gia về phát âm, sẽ chỉ dẫn cho bạn những bài tập giúp phối hợp hài hòa các nhóm cơ nuốt, hoặc kích thích dây thần kinh chi phối phản xạ nuốt, hay cách đưa thức ăn vào miệng, cách điều chỉnh tư thế cơ thể và đầu khi ăn để việc nuốt diễn ra dễ dàng hơn. Đối với những bệnh nhân gặp khó khăn khi tự ăn uống. Chuyên gia về ngôn ngữ và luyện giọng chỉ dẫn cho bệnh nhân và gia đình những kĩ thuật để họ có thể tự ăn được một mình. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ thiết lập chế độ ăn với lượng thức ăn và chất dinh dưỡng phù hợp cho từng cá nhân.

Điều trị phẫu thuật, được gọi là phẫu thuật mở cơ do bác sĩ Tai Mũi Họng hoặc bác sĩ phẫu thuật đầu cổ thực hiện khi nguyên nhân do hẹp hoặc giãn thực quản:

  • Nếu hẹp thực quản, bác sĩ sẽ phẫu thuật để nong thực quản.
  • Nếu giãn thực quản, bác sĩ sẽ phẫu thuật thu hẹp thực quản.

Tài liệu tham khảo

http://www.entnet.org/HealthInformation/swallowingTrouble.cfm

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích