menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Giảm thính lực

user

Ngày:

17/08/2018

user

Lượt xem:

149

Bài viết thứ 02/19 thuộc chủ đề “Các bệnh Tai Mũi Họng”

Tổng quan

Giảm thính lực

Bạn có thể bị giảm thính lực và thậm chí có thể bạn không nhận ra nó. Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều đang dần trải qua việc giảm thính lực. Vấn đề này thường do quá trình lão hóa tự nhiên hay tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn. Những nguyên nhân khác gây nên giảm thính lực là virus hoặc vi khuẩn, bệnh tim hoặc đột quỵ, chấn thương đầu, khối u và những thuốc đang dùng. Việc điều trị giảm thính lực sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán của bạn.

Thính giác hoạt động như thế nào?

Nghe là một quá trình phức tạp. Tai được tạo nên bởi 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Những phần này hoạt động với nhau để bạn nghe và xử lý âm thanh. Tai ngoài hay loa tai (phần bạn có thể thấy được) đón nhận sóng âm thanh và trực tiếp chuyển chúng đến ống tai ngoài.

Những sóng âm thanh này đi xuống ống tai và đập vào màng nhĩ làm màng nhĩ rung lên. Khi màng nhĩ rung lên, nó sẽ làm chuyển động ba xương con ở tai giữa. Tai giữa là một khoang chứa không khí nhỏ giữa màng nhĩ và tai trong. Những xương con này hình thành một chuỗi và lần lượt có tên là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Sự chuyển động của những xương này sẽ dẫn truyền và khuếch đại sóng âm thanh đến tai trong.

Xương thứ ba trong chuỗi xương con là xương bàn đạp. Xương này tiếp xúc với chất dịch chứa trong bộ phận nghe của tai trong (ốc tai). Ốc tai được lót bởi những tế bào có hàng ngàn lông tơ nhỏ trên bề mặt. Khi sóng của chất dịch đi ngang qua ốc tai thì sẽ làm những lông tơ này chuyển động. Những lông nhỏ này biến đổi sóng cơ học thành những tín hiệu thần kinh. Những tín hiệu thần kinh này sau đó được dẫn truyền tới não bộ, nơi mà tín hiệu được xử lý thành âm thanh.

Xem thêm bài Viêm tai giữa và sự giảm thính lực

Kiểm tra thính lực của bạn

Để đánh giá bạn nghe tốt như thế nào thì hãy trả lời những câu hỏi dưới đây, sau đó tính điểm của bạn. Thang điểm của bảng kiểm được xây dựng dựa trên 4 mức độ đánh giá khả năng nghe của bạn:

  • 3 điểm với mỗi câu trả lời là: hầu như luôn luôn
  • 2 điểm cho mỗi câu trả lời là: lúc có lúc không
  • 1 điểm cho mỗi câu trả lời là: đôi khi
  • 0 điểm cho mỗi câu trả lời là: không bao giờ.

Chú ý: Nếu việc giảm thính lực có xu hướng biểu hiện trong gia đình bạn, cộng thêm 3 điểm cho kết quả cuối cùng.

Hiệp hội Phẫu thuật Tai mũi họng, Đầu mặt cổ Hoa Kỳ khuyến cáo như sau:

  • 0 – 5 điểm: khả năng nghe của của bạn tốt. Không cần làm thêm gì.
  • 6 – 9 điểm: Gợi ý bạn đến khám bác sĩ tai mũi họng.
  • 10 điểm trở đi: Khuyến cáo mạnh mẽ bạn nên đi khám bác sĩ tai mũi họng.

Tôi có vấn đề nghe qua điện thoại.

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Tôi có vấn đề theo dõi cuộc trò chuyện khi hai hoặc nhiều người nói cùng một lúc.

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Mọi người phàn nàn chuyện tôi mở âm thanh ti vi quá lớn.

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Tôi phải tập trung để hiểu cuộc trò chuyện.

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Tôi không nghe một số âm thanh quen thuộc như tiếng điện thoại hoặc chuông cửa.

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Tôi gặp vấn đề về nghe những cuộc trò chuyện ở nơi ồn ào như buổi tiệc chẳng hạn.

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Tôi không xác định được âm thanh phát ra từ đâu.

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Tôi hiểu nhầm vài từ trong một câu và cần yêu cầu mọi người lặp lại.

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Tôi đặc biệt có vấn đề về hiểu giọng nói của phụ nữ và trẻ em.

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Tôi làm việc trong môi trường ồn ào (như bộ phận lắp ráp, công trường xây dựng, hoặc gần động cơ máy bay).

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Nhiều người mà tôi nói chuyện dường như họ nói lầm bầm, nghe không rõ.

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Mọi người bực mình vì tôi hiểu nhầm ý họ nói.

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Tôi hiểu nhầm ý người khác đang nói và trả lời không hợp lý.

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Tôi né tránh các hoạt động xã hội bởi vì tôi không nghe rõ và sợ rằng tôi sẽ trả lời không thích hợp.

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Hỏi một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn trả lời câu hỏi này: Bạn có nghĩ người này có giảm thính lực?

  • Hầu như luôn luôn
  • Nửa số lần
  • Đôi khi
  • Không bao giờ

Phương pháp cải thiện thính lực

  • Giảm thiểu những tiếng ồn không cần thiết xung quanh bạn.
  • Nói cho bạn bè và gia đình biết việc giảm thính lực của bạn. Hãy yêu cầu họ nói chậm lại và rõ ràng hơn.
  • Yêu cầu mọi người đối mặt với bạn khi nói chuyện. Như vậy bạn có thể nhìn thấy mặt họ và hiểu biểu cảm của họ.
  • Dùng ứng dụng khuếch đại âm thanh trên điện thoại.
  • Sử dụng hệ thống nghe cá nhân để giảm bớt tiếng ồn xung quanh.

Phương pháp để duy trì thính lực tốt

  • Nếu bạn làm việc ở những nơi ồn ào hoặc thường xuyên đi lại giữa nơi xe cộ ồn ào hoặc công trường; hãy chọn những hoạt động thư giãn yên tĩnh thay vì ồn ào.
  • Tạo thói quen đeo nút tai khi bạn biết mình sẽ tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài.
  • Nút tai có thể giảm âm lượng đến tai ở mức an toàn hơn.
  • Cố gắng không dùng nhiều máy móc ồn ào cùng một lúc.
  • Cố gắng giữ âm lượng của ti vi, máy ghi âm và máy điện đài ở âm lượng thấp.
Xem thêm bài Giảm thính lực do ồn của TS.BS Phạm Nguyên Qúy

Tài liệu tham khảo

http://www.entnet.org/?q=node/1319

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích