menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Thủng màng nhĩ

user

Ngày:

17/08/2018

user

Lượt xem:

616

Bài viết thứ 03/19 thuộc chủ đề “Các bệnh Tai Mũi Họng”

Tổng quan

Màng nhĩ là một màng mỏng ngăn cách giữa ống tai và tai giữa. Khi có một lỗ thủng hoặc vết rách ở màng nhĩ được gọi là thủng màng nhĩ. Tai giữa liên hệ với mũi thông qua vòi Eustache (vòi nhĩ). Vòi  này để cân bằng áp suất ở tai giữa. Thủng màng nhĩ thường đi kèm với giảm thính lựcđôi khi với chảy dịch. Chỗ thủng có thể kèm đau nếu do nguyên nhân chấn thương hoặc bị nhiễm trùng,

Những nguyên nhân gây thủng màng nhĩ

Những nguyên nhân gây nên thủng màng nhĩ thường từ chấn thương, nhiễm trùng hoặc bất thường vòi Eustache mạn tính.

Chấn thương

Một lỗ thủng màng nhĩ do chấn thương có thể xảy ra:

  • Nếu tai bị đánh trực tiếp.
  • Do nứt xương sọ.
  • Sau một vụ nổ đột ngột.
  • Nếu một vật (như kẹp tóc, Q-tip, hoặc cái que) bị đẩy vào sâu bên trong ống tai.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng tai giữa có thể gây đau, mất thính lực và đột ngột rách màng nhĩ dẫn đến thủng. Trong trường hợp này, tai sẽ bị viêm nhiễm hoặc có máu chảy ra. Nhiễm trùng có thể tạo nên một lỗ ở màng nhĩ như là một biến chứng của viêm tai giữa.

Triệu chứng của viêm tai giữa cấp (chảy dịch tai giữa với dấu hiệu nhiễm trùng) bao gồm:

  • Cảm giác nặng tai.
  • Mất thính lực (điếc).
  • Đau và sốt.

Bất thường vòi Eustache mạn tính

Ở bệnh nhân có vấn đề về vòi Eustache mạn tính, màng nhĩ có thể yếu từ từ và mở ra ngoài.

Vài trường hợp một lỗ thủng nhỏ sẽ để lại ở màng nhĩ sau khi ống cân bằng áp suất. Những trẻ em bị viêm tai giữa thanh dịch mạn thường được điều trị bằng thủ thuật đặt ống thông (Diabolo) được đặt trước đó bị rơi ra hoặc bác sĩ lấy ra.

Hầu hết lỗ thủng màng nhĩ là kết quả từ chấn thương hoặc nhiễm trùng tai cấp có thể tự lành trong vài tuần chảy dịch. Mặc dù vài trường hợp cần vài tháng để tự lành. Trong quá trình lành lại, tránh không để chấn thương tai và không để nước vào tai. Thủng màng nhĩ mà không tự lành được có thể cần phải phẫu thuật.

Thính lực bị ảnh hưởng như thế nào khi màng nhĩ thủng

Kích thước của lỗ thủng luôn quyết định mức độ mất thính lực. Một lỗ lớn sẽ gây giảm thính lực nhiều hơn một lỗ nhỏ. Nếu chấn thương nặng (ví dụ như nứt sọ) làm dịch chuyển những xương con ở tai giữa (là cấu trúc để dẫn truyền âm thanh) sai vị trí, hoặc những chấn thương tai trong thì làm giảm thính lực trầm trọng.

Nếu thủng màng nhĩ bị gây ra bởi một chấn thương hoặc những tác động mạnh đột ngột thì khả năng sẽ nghe giảm nhiều và ù tai (có tiếng trong tai). Nhiễm trùng mạn tính dẫn đến thủng màng nhĩ có thể làm giảm khả năng nghe lâu hơn hoặc xấu hơn.

Xem thêm bài Viêm tai giữa và sự giảm thính lực

Điều trị thủng màng nhĩ

Trước khi cố gắng sửa chữa lỗ thủng nên tiến hành xét nghiệm kiểm tra thính lực hoặc là đánh giá thính giác. Những lợi ích của việc đóng lại lỗ thủng bao gồm: ngăn nước chảy vào tai giữa khi tắm, hoặc bơi lội (việc này có thể gây nhiễm trùng tai) sẽ cải thiện thính lực, giảm bớt ù tai và cũng ngừa sự tiến triển của Cholesteatoma (nang bì ở tai giữa). Đây có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng mạn tính và phá hủy cấu trúc của tai.

Ghép màng nhĩ

Nếu lỗ thủng rất nhỏ thì bác sĩ tai mũi họng có thể khám; quan sát lỗ thủng nhiều lần để xem nó có tự lành được không. Bác sĩ có thể sẽ vá màng nhĩ ở tại phòng khám của họ. Dùng một kính hiển vi, bác sĩ sẽ chạm vào rìa của lỗ thủng trên màng nhĩ với một chất kích thích tăng trưởng sau đó đặt một miếng dán mỏng như giấy ở màng nhĩ.

Thông thường sau khi đóng màng nhĩ, thính lực sẽ cải thiện. Có thể cần vài miếng dán để lỗ thủng đóng hoàn toàn. Nếu bác sĩ của bạn cảm thấy miếng dán không bao trùm đủ lỗ thủng hoặc nếu miếng dán không tác dụng thì bạn cần phải phẫu thuật.

Có nhiều lựa chọn cho việc điều trị, nhưng hầu hết việc dùng miếng dán vào lỗ thủng sẽ tự lành được. Tên của phương pháp này gọi là tạo hình màng nhĩ. Phẫu thuật thì thường khá thành công trong việc sửa chữa lỗ thủng, phục hồi hoặc cải thiện thính giác và thường được tiến hành ở phòng khám bác sĩ.

Bác sĩ của bạn sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn về việc chăm sóc thích hợp lỗ thủng ở màng nhĩ.

Tài liệu tham khảo

http://www.entnet.org/content/perforated-eardrum

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích