menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Thích nghi với điều trị bệnh bạch cầu mãn tính dòng Lympho

user

Ngày:

30/05/2019

user

Lượt xem:

188

Bài viết thứ 12/24 thuộc chủ đề “Các bệnh Huyết học”

Biên dịch: Nguyễn Tấn Sơn, Đào Duy Sơn, Nguyễn Lê Hồng Phúc

Mời quý độc giả xem bài Nghiên cứu mới về bệnh bạch cầu mãn tính dòng Lympho trước khi đọc bài viết này.

Mỗi lần điều trị có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc thay đổi cơ thể và cảm giác của bạn. Vì nhiều lý do, mọi người không trải qua cùng một tác dụng phụ ngay cả khi họ được điều trị tương tự cho cùng một loại bệnh bạch cầu. Điều này có thể gây khó khăn cho việc dự đoán bệnh nhân sẽ cảm thấy thế nào trong quá trình điều trị.

Khi bạn chuẩn bị để bắt đầu điều trị ung thư, việc lo sợ các tác dụng phụ xảy ra trong điểu trị là chuyện bình thường. Điều này có thể giúp cho đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bạn biết cách để ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các tác dụng phụ. Các bác sĩ gọi đây là một phần của điều trị “chăm sóc giảm nhẹ” hoặc “chăm sóc hỗ trợ”. Đây là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị của bạn, bất kể tuổi tác của bạn hoặc giai đoạn bệnh.

Bệnh bạch cầu mãn tính dòng Lympho – BBCMTDL: Thích nghi với điều trị

Thích nghi với các tác dụng phụ về mặt thể chất

Các tác dụng phụ thường gặp ở mỗi phương pháp điều trị đối với BBCMTDL được liệt kê trong phần Các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu mãn tính dòng Lympho. Tìm hiểu thêm về tác dụng phụ của bệnh bạch cầu và cách điều trị bệnh bạch cầu, cùng với các cách phòng ngừa hoặc kiểm soát chúng. Những thay đổi đối với sức khỏe thể chất của bạn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm giai đoạn bệnh bạch cầu, thời gian và liều điều trị, và sức khỏe chung của bạn.

Đôi khi, các tác dụng phụ về thể chất có thể kéo dài sau khi kết thúc điều trị. Các bác sĩ gọi chúng là các tác dụng phụ kéo dài. Là các phản ứng phụ xảy ra vài tháng hoặc vài năm sau khi điều trị kéo dài. Điều trị các tác dụng phụ kéo dài và tác dụng muộn là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân. Tìm hiểu thêm bằng cách đọc phần ‘Chăm sóc Theo dõi’ của hướng dẫn này hoặc nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Thích nghi với các tác động từ tâm lý và từ xã hội

Bạn có thể có các tác động từ tâm lý và từ xã hội giống như các tác động vật lý sau khi chẩn đoán BBCMTDL. Điều này có thể bao gồm việc thích nghi với những cảm xúc khó khăn, chẳng hạn như buồn bã, lo âu hoặc tức giận hoặc các mức độ căng thẳng của bạn. Đôi khi, bệnh nhân có vấn đề trong việc thể hiện cảm xúc của họ đối với người thân của họ, hoặc người thân không biết phải nói gì để đáp lại.

Bệnh nhân và gia đình của họ được khuyến khích chia sẻ cảm xúc của họ với một thành viên của đội ngũ chăm sóc sức khỏe của họ.

Xem thêm bài viết Trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

Đối phó với các khả năng tài chính

Điều trị có thể tốn kém. Đối với BBCMTDL, một số loại thuốc có thể tốn kém và chỉ có thể được bảo hiểm y tế chi trả một phần. Chi phí điều trị thường là một trong những khó khăn lớn cho những người bị BBCMTDL và gia đình của họ. Tuy nhiên, nhiều công ty dược phẩm và các tổ chức khác có các chương trình có thể trợ giúp về chi phí.

Ngoài chi phí điều trị, nhiều người thấy rằng họ có thêm chi phí ngoài dự định liên quan đến việc chăm sóc của họ. Đối với một số người, chi phí chăm sóc y tế cao khiến họ không tuân theo hoặc hoàn thành kế hoạch điều trị của họ. Điều này có thể khiến sức khỏe của họ gặp rủi ro và có thể dẫn đến chi phí cao hơn trong tương lai. Bệnh nhân và gia đình của họ được khuyến khích nói về những lo ngại về tài chính với một thành viên của nhóm chăm sóc sức khỏe của họ. Tìm hiểu thêm về quản lý cân nhắc tài chính trong một phần riêng của trang web này.

Xem thêm bài viết Hiểu các chi phí liên quan đến điều trị ung thư

Chăm sóc cho người thân bị ung thư

Các thành viên gia đình và bạn bè thường đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc một người bị BBCMTDL. Những người này được gọi là người chăm sóc. Người chăm sóc có thể cung cấp hỗ trợ về thể chất và tình cảm cho bệnh nhân, ngay cả khi họ sống xa.

Người chăm sóc có thể có nhiều trách nhiệm trong việc chăm sóc hàng ngày hoặc khi cần thiết. Dưới đây là một số trách nhiệm mà người chăm sóc chăm sóc:

  • Hỗ trợ và khuyến khích;
  • Trao đổi với nhóm chăm sóc sức khỏe;
  • Cho thuốc;
  • Giúp quản lý các triệu chứng và tác dụng phụ;
  • Sắp xếp các cuộc hẹn;
  • Hỗ trợ việc đi lại trong các cuộc hẹn;
  • Hỗ trợ bữa ăn;
  • Giúp việc nhà;
  • Xử lý các vấn đề về bảo hiểm và thanh toán.

Tìm hiểu thêm về việc chăm sóc.

  • Nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về tác dụng phụ
  • Trước khi bắt đầu điều trị, hãy trao đổi với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về các tác dụng phụ có thể xảy ra. Hỏi:
    • Những tác dụng phụ nào có khả năng xảy ra nhất?
    • Khi nào chúng có khả năng xảy ra?
    • Chúng ta có thể làm gì để ngăn ngừa hoặc giảm bớt chúng?

Hãy chắc chắn nói với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra trong quá trình điều trị và sau điều trị. Nói cho họ biết ngay cả khi bạn không nghĩ rằng các tác dụng phụ là nghiêm trọng. Cuộc thảo luận này nên bao gồm các tác động về thể chất, tình cảm và xã hội của bệnh bạch cầu.

Ngoài ra, hãy hỏi bạn có cần bao nhiêu dịch vụ chăm sóc tại nhà và với các công việc hàng ngày trong và sau khi điều trị. Điều này có thể giúp bạn thực hiện một kế hoạch chăm sóc.

Phần tiếp theo trong hướng dẫn này là Chăm sóc theo dõi bệnh bạch cầu mãn tính dòng Lympho. Nó giải thích tầm quan trọng của việc kiểm tra sau khi kết thúc điều trị. Sử dụng menu để chọn một phần khác để đọc trong hướng dẫn này.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/leukemia-chronic-lymphocytic-cll

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích