menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Quyển 7: Tài liệu bổ xung – Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng [eBook]

user

Ngày:

25/01/2016

user

Lượt xem:

134

Bài viết thứ 07/07 thuộc chủ đề “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”

PHCN và Sức khỏe tâm thần

PHCN và HIV/AIDS

PHCN và Bệnh phong

PHCN và Khủng hoảng nhân đạo

Download tài liệu

https://www.slideshare.net/login?from_source=%2Fyhoccongdong%2Fquyen-7-tai-lieu-bo-xung%3Ffrom_action%3Dsave&from=download&layout=foundation

Bản tóm tắt

1. Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng TÀI LIỆU BỔ SUNG
2. Thư viện dữ liệu của tổ chức WHO Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Cẩm nang hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 1. Phục hồi chức năng. 2. Người khuyết tật. 3. Các dịch vụ sức khỏe cộng đồng. 4. Chính sách y tế. 5. Quyền con người. 6. Công bằng xã hội. 7. Sự tham gia của khách hàng. 8. Hướng dẫn. I. Tổ chức Y tế thế giới. II. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc. III. Tổ chức Lao động Quốc tế. IV. Tổ chức vì sự phát triển người khuyết tật Quốc tế. ISBN 978 92 4 354805 0 (THƯ VIỆN Y KHOA QUỐC GIA HOA KỲ / MÃ TRA CỨU:WB 320) Xuất bản bởi Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2010 với tựa đề: “Community-based rehabilitation: CBR guidelines” Bản quyền © Tổ chức Y tế Thế giới 2010 WHO bảo lưu mọi quyền. Các ấn phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới có thể được mua tại cơ quan báo chí WHO, Tổ chức Y tế Thế giới, số 20 Đại lộ Appia, 1211 Giơ-ne-vơ 27, Thụy Sỹ (điện thoại: +41 22 791 3264; fax: +41 22 791 4857; e-mail: bookorders@who.int). Các yêu cầu về xin phép tái bản hoặc dịch thuật các ấn phẩm của WHO – bất kể với mục đích kinh doanh hay phân phối phi thương mại – phải được phép của cơ quan báo chí WHO , tại địa chỉ nêu trên (fax: +41 22 791 4806; e-mail: permissions@who.int). Các chức danh được sử dụng và việc trình bày các tư liệu trong ấn phẩm này không ám chỉ bất kỳ quan điểm nào của Tổ chức Y tế Thế giới liên quan tới tình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, thành phố hay khu vực hoặc các nhà chức trách ở đó, hay liên quan tới giới hạn về ranh giới hay biên giới. Các đường chấm trên các bản đồ đại diện cho các đường biên giới tương đối mà có thể chưa có sự nhất trí hoàn toàn. Việc đề cập các công ty cụ thể hoặc các sản phẩm của các nhà sản xuất cụ thể không ám chỉ rằng họ được khuyến khích hay khuyến nghị bởiTổ chứcY tếThế giới hơn là các công ty hay sản phẩm khác cùng loại không được nhắc tới. Ngoại trừ do sai sót và thiếu sót, tên của các sản phẩm đã có quyền sở hữu được phân biệt bằng các chữ cái đầu viết hoa. Tổ chức Y tế Thế giới đã rất thận trọng trong việc xác minh các thông tin có trong ấn phẩm này. Tuy nhiên, tài liệu xuất bản này không được đảm bảo dưới bất kỳ hình thức nào kể cả khi được thể hiện rõ hay ngụ ý. Độc giả chịu trách nhiệm về việc diễn giải và sử dụng tài liệu này. Tổ chức Y tế Thế giới sẽ không chịu trách nhiệm về các thiệt hại do sử dụng tài liệu này. Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội,Việt Nam đã được Giám đốc củaTổ chức Y tế Thế giới trao quyền dịch thuật và xuất bản một ấn phẩm tiếng Việt và sẽ chịu trách nhiệm chính đối với bản Tiếng Việt này. Thiết kế và trình bày bởi Inís Communication – www.iniscommunication.com In tại Việt Nam
3. Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng TÀI LIỆU BỔ SUNG Mục lục Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 PHCNDVCĐ và Sức khỏe tâm thần . . . . . . . . . . . . . 3 PHCNDVCĐ và HIV/AIDS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21 PHCNDVCĐ và Bệnh phong . . . . . . . . . . . . . . . . . 33 PHCNDVCĐ và khủng hoảng nhân đạo . . . . . . . . . 47
4. Lời nói đầu 1 Lời nói đầu Bộ tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) được áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng khuyết tật. Tuy nhiên, vẫn cần có một tài liệu bổ sung để nhấn mạnh một số vấn đề mà chương trình PHCNDVCĐ đã chưa thể giải quyết được trong quá trình phát triển, chẳng hạn như vấn đề sức khỏe tâm thần, HIV/AIDS, bệnh phong, và các cuộc khủng hoảng của con người. Sở dĩ những vấn đề này chưa được chú trọng là do nhiều nguyên nhân. Khởi đầu, chương trình PHCNDVCĐ tập trung vào các vấn đề mang tính ưu tiên cao tại thời điểm đó, ví dụ như bại liệt, các bệnh truyền nhiễm, trong khi đó thì sự tham gia của các nhóm/hội nghề nghiệp cũng tập trung chủ yếu vào các dạng khiếm khuyết cơ thể. Ngày nay, các mối quan tâm đã có nhiều thay đổi; các nhà quản lý PHCNDVCĐ có thể thiếu các kiến thức và sự tự tin để có thể giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong các chương trình của họ, trong khi vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử lại đang ngày một gia tăng cùng với nhiều các vấn đề khác nữa. Như đã nhấn mạnh trong các tài liệu hướng dẫn về PHCNDVCĐ, hiểu biết về khuyết tật ngày càng gia tăng cùng với những bước tiến đáng kể trong công tác triển khai các dự ánPHCNDVCĐtrongvònghơn30nămqua. PHCNDVCĐlàmộtchiếnlượcpháttriểnhòa nhập dựa vào cộng đồng được xây dựng dựa trên các nguyên tắc Công ước quốc tế về Quyền của Người khuyết tật (NKT), chẳng hạn như chống phân biệt đối xử đối với NKT, và nhu cầu hòa nhập cho NKT trong mọi sáng kiến phát triển.Vì vậy một điều quan trọng đặt ra là chương trình PHCNDVCĐ cần từng bước giải quyết các vấn đề lâu nay bị gạt ra ngoài lề như các vấn đề sức khỏe tâm thần, HIV / AIDS, bệnh phong, khủng hoảng nhân đạo. Trong khi bốn vấn đề đã đề cập ở trên được lựa chọn đưa vào tập tài liệu bổ sung này, các nhà quản lý dự án PHCNDVCĐ cần tiếp tục đào sâu suy nghĩ về các vấn đề khác có liên quan tại các cộng đồng, vùng dự án mình đảm trách (VD: PHCNDVCĐ và trẻ em, PHCNDVCĐ và người cao tuổi) là những vấn đề đặc biệt phù hợp trong cộng đồng và có thể bổ sung thêm vào các tài liệu hướng dẫn PHCNDVCĐ trong các lần tái bản sau này.
5. PHCNDVCĐ và sức khỏe tâm thần 3 PHCNDVCĐ và sức khỏe tâm thần Giới thiệu Sức khỏe tâm thần là một trạng thái thoải mái mà ở đó con người có thể nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả, năng suất và có thể đóng góp cho cộng đồng. (1) Sức khỏe tâm thần là một phần thành tố không thể tách rời của sức khỏe nói chung, cần thiết để tạo ra cảm giác thoải mái tinh thần và chức năng của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội (xem thêm hợp phần Y tế). Sức khỏe tâm thần thường ít được chú trọng trong các chương trình phát triển và trong xã hội nói chung. Kiến thức về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần còn nhiều hạn chế, đi kèm với đó là tình trạng kỳ thị, thành kiến và phân biệt đối xử diễn ra phổ biến. Người khuyết tật tâm thần ở tất cả mọi nơi đều có nguy cơ cao bị cô lập, lạm dụng, và bị tước mất những quyền con người cơ bản. Công ước quốc tế và quyền của Người khuyết tật (2) nhấn mạnh rằng đối tượng người khuyết tật bao gồm cả những người bị “suy giảm về sức khỏe tâm thần” và đồng thời nhấn mạnh nhu cầu: (i) đảm bảo công bằng đầy đủ cho họ về các quyền con người và tự do cơ bản; và (ii) tăng cường sự tham giacủahọtrongcáclĩnhvựcdânsự,chínhtrị,kinhtế,vănhóaxãhộivớicơhộibìnhđẳng. Khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ y tế của người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là rất hạn chế, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và nhóm đối tượng này cũng không được tham gia vào PHCNDVCĐ. Tuy nhiên kết quả đánh giá một chương trình PHCNDVCĐ cho những người mắc tâm thần phân liệt mãn tính ở vùng nông thôn Ấn Độ đã chỉ ra rằng các chương trình PHCNDVCĐ có thể mang lại những đổi thay tích cực cho những người có vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trong bối cảnh thiếu thốn các điều kiện và phương tiện hỗ trợ cần thiết (3). Tài liệu hướng dẫn PHCNDVCĐ có thể áp dụng cho đối tượng người khuyết tật ở mọi dạng tật, trong đó có khuyết tật về tâm thần – rất nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến NKT tâm thần cũng tương tự như các vấn đề tác động lên NKT ở dạng tật khác, do vậy có thể tham khảo thêm tải liệu hướng dẫn ở các hợp phần khác. Phần tài liệu này chỉ đưa ra chỉ dẫn bổ sung thêm về hòa nhập người khuyết tật tâm thần vào các chương trình PHCNDVCĐ, bởi thực tế cho thấy rất ít chương trình PHCNDVCĐ có kinh nghiệm về mảng này. Để chỉ những người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, nhiều thuật ngữ khác nhau đã được sử dụng, gây khó hiểu cho người đọc: bệnh tâm thần, bệnh tâm thần nặng, rối loạn tâm thần, khiếm khuyết về tâm thần, tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần, rối loạn hành vi, điên, khuyết tật tâm lý v.v. Tài liệu này thống nhất sử dụng cụm từ“người có vấn đề về sức khỏe tâm thần ”vì thuật ngữ này dễ hiểu và dễ dịch; thuật ngữ này bao gồm cả những người có trầm cảm kinh niên, tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực và rối loạn do lạm dụng dược chất.
6. 4 hướng dẫn PHCNDVCđ > 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG HỘP 1 Năm 2002, Cocoron, một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập tại Fukushima, Nhật Bản bởi người dân địa phương, trong đó có thị trưởng và một chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng. Cái tên Cocoron, có nghĩa là trái tim và tâm trí được số đông thống nhất lựa chọn. Cocoron đặt ra mục tiêu trọng tâm là phát triển cộng đồng nhằm phát triển và hỗ trợ toàn thể mọi thành viên cộng đồng có và không có khuyết tật hưởng các quyền bình đẳng như nhau, được đảm bảo về an ninh và tôn trọng về phẩm giá. Ban đầu, corocon tập trung nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng cường năng lực cho tập thể cán bộ nhân viên và ban điều hành bằng cách tiến hành một loạt các cuộc hội thảo trong vòng 3 năm. Cùng với sự giúp sức của các cơ quan ban ngành đoàn thể, nhiều chuyên gia làm việc trong lĩnh vực liên quan đến phát triển đã được mời đến điều hành các cuộc hội thảo nói trên. Tiếp theo Cocoron hướng đến xây dựng các mô hình hoạt động tạo thu nhập tại địa phương. Do nguồn thu chủ yếu của người dân địa phương là từ nông nghiệp, Cocoron quyết định tập trung phát triển nhiều hoạt động xoay quanh ngành này. Cocoron đã mở nhiều cửa hàng bán các sản phẩm nông nghiệp sản xuất tại địa phương như rau củ, nấm, hoa quả và rượu sa kê và một quán cà phê mang tên Cocoroya để phục vụ bữa trưa và các món tráng miệng từ chính những sản phẩm này. Cocoroya nhanh chóng trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân địa phương, đặc biệt là từ sau khi được quảng bá trên các phương tiện truyền thông, báo chí. Năm 2004, Cocoron thành lập một trung tâm cộng đồng tại làng Izumizaki để giúp đỡ những người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần. Cocoron nhận thấy rằng, người khuyết tật, đặc biệt là dạng khuyết tật tâm thần thường là những người không được tính đến trong các kế hoạch và mục tiêu phát triển. Cocoron đã đưa ra một loạt giải pháp hỗ trợ cho người khuyết tật tâm thần và gia đình họ, bao gồm dịch vụ tư vấn, nhà ở, giáo dục dựa trên công việc, tập huấn và các hỗ trợ khác. Nhiều người có khuyết tật về tâm thần hiện đã được tham gia vào các mô hình hoạt động tạo thu nhập đa dạng do Corocon lập ra – họ là nguồn nhân viên chủ yếu của Cocoroya và nhiều đơn vị kinh doanh khác trong khu vực. Cuộc sống của họ thay đổi; không còn bị cô lập sau cánh cổng bệnh viện tâm thần, họ đã có thể làm việc trong một môi trường thân thiện và cởi mở, sức khỏe và điều kiện kinh tế xã hội của họ được cải thiện rõ rệt, và giờ đây họ đang thực sự trải qua cảm giác tự lập và mãn nguyện. Cocoron là tấm gương tiêu biểu về phát triển hòa nhập dựa vào cộng vì lợi ích của tất cả mọi người trong đó người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật tâm thần đã tạo thành một phần không thể tách rời của toàn thể cộng đồng và đời sống cộng đồng. Cocoron Nhật Bản
7. PHCNDVCĐ và sức khỏe tâm thần 5 Mục tiêu Những người có các vấn đề về sức khỏe tâm thần được hỗ trợ để có thể hòa nhập và tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống cộng đồng. Vai trò của chương trình PHCNDVCĐ Vai trò của chương trình PHCNDVCĐ là bảo vệ quyền lợi cho những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, hỗ trợ họ phục hồi và tạo điều kiện để họ tham gia và hòa nhập trong gia đình và cộng đồng. PHCNDVCĐ cũng góp phần vào việc ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần và tăng cường chăm sóc sức khỏe tâm thần cho tất cả các thành viên trong cộng đồng. Kết quả mong đợi • Chăm sóc sức khỏe tâm thần được các thành viên cộng đồng coi trọng và công nhận là một yêu cầu thiết yếu cho phát triển cộng đồng. • Những người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần được tham gia vào các chương trình PHCNDVCĐ • Cộng đồng gia tăng nhận thức về sức khỏe tâm thần, giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. • Những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần có khả năng tiếp cận các biện pháp can thiệp y tế, tâm lý, xã hội và kinh tế nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi của họ • Các thành viên gia đình người có vấn đề về sức khỏe tâm thần nhận được hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần. • Những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần được trao quyền qua đó tăng cường hòa nhập và tham gia vào các hoạt động trong gia đình và đời sống cộng đồng.
8. 6 hướng dẫn PHCNDVCđ > 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG HỘP 2 Tại một vùng rất khó khăn thuộc nông thôn Ấn Độ nơi thiếu thốn các dịch vụ y tế chuyên khoa về sức khỏe tâm thần, Chatterjee và cộng sự (3) đã điều chỉnh các nguyên tắc phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, cụ thể là bằng việc huy động các nguồn lực địa phương và sự tham gia của những người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng như gia đình và cộng đồng địa phương để bù cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần chuyên biệt, nhờ đó tăng cường khả năng tiếp cận, đảm bảo tính công bằng và mức độ chấp nhận của các biện pháp can thiệp. Người dân địa phương được tập huấn làm nhân viên PHCNDVCĐ để thực hiện các dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện tại gia đình như phát hiện người mắc chứng tâm thần phân liệt mãn tính, đảm bảo cho họ khả năng tiếp cận các cơ sở khám chữa bệnh ngoại viện, thường xuyên theo dõi và giám sát, tuyên truyền cho người dân và gia đình của họ, và lập kế hoạch can thiệp phục hồi chức năng. Bên cạnh đó, tại đây đã có nhiều nỗ lực tập thể để nâng cao nhận thức cộng đồng, giảm thiểu kỳ thị và tạo điều kiện phục hồi kinh tế và xã hội cho NKT. Ở hầu hết các làng, gia đình của những người mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần và các thành viên khác có liên quan cũng đã thành lập các nhóm tự lực để thúc đẩy sự tái hòa nhập kinh tế xã hội của các thành viên địa phương mắc rối loạn tâm thần nặng. Kết quả chăm sóc y tế và các mặt liên quan đến khuyết tật của đối tượng tham gia chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng khả quan hơn rất nhiều so với những đối tượng chỉ được chăm sóc theo hình thức bệnh nhân điều trị ngoại trú. Phương pháp phục hồi chức năng này tập trung vào việc trao quyền cho đối tượng NKT, huy động các nguồn lực hiện có của cộng đồng, liên kết các cơ quan ban ngành (phúc lợi xã hội, chính quyền địa phương và ngành y tế) tham gia dựa trên quan điểm vì nhân quyền. Sự thành công của chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã khiến trung tâm y tế quận, đơn vị đối tác của một tổ chức phi chính phủ, quyết định bổ sung thêm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần vào quá trình lập kế hoạch và dự toán ngân sách hoạt động, với mong muốn mở rộng quy mô chương trình ra toàn quận (4 ). Lôi cuốn cộng đồng tham gia PHCNDVCĐ Ấn Độ Các khái niệm chính Sức khỏe tâm thần và phát triển cộng đồng Đói nghèo có liên quan mật thiết đến các vấn đề sức khỏe tâm thần (xem thêm mục Giới thiệu (Tài liệu bổ sung 1 và phần Y tế) – đói nghèo có thể vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của các vấn đề về tâm thần. Người dân và cộng đồng sống trong nghèo đói thường phải đối mặt với nhiều áp lực môi trường và tâm lý (Vd: vấn đề bạo lực, khả năng tiếp cận tài nguyên hạn chế, thất nghiệp, sự cô lập về mặt xã hội, an ninh không được đảm bảo), và có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần (5). Nghèo đói có thể
9. PHCNDVCĐ và sức khỏe tâm thần 7 làm trầm trọng thêm một vấn đề sức khỏe tâm thần hiện có và gia tăng cảm giác tuyệt vọng và bất lực. Ngược lại, người có vấn đề sức khỏe tâm thần cũng thường sống trong nghèo khổ bởi họ là đối tượng dễ gặp phải các rào cản giáo dục, việc làm, nhà ở và hòa nhập – một vòng tròn luẩn quẩn khó có thể thoát ra. Phát triển kinh tế và cộng đồng có thể là chiến lược nhằm phục hồi và nâng cao sức khỏe tâm thần. Chương trình phát triển cộng đồng nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo, tạo ra sự độc lập về kinh tế và trao quyền cho phụ nữ, giảm suy dinh dưỡng, tăng cường giáo dục, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn sẽ góp phần cải thiện sức khỏe tâm thần và phòng ngừa các vấn đề về tâm thần (5). Những cộng đồng mà ở đó các thành viên có sức khỏe tâm thần bình thường được trang bị tốt hơn để có thể giải quyết các vấn đề của mình, thiết lập mạng lưới xã hội và thúc đẩy hỗ trợ lẫn nhau. PHCNDVCĐ, với vai trò là một phần của quá trình phát triển cộng đồng, cần quan tâm đến nhu cầu sức khỏe tâm thần của tất cả các thành viên cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan chức năng và các thành viên cộng đồng trong quá trình này để tạo điều kiện giúp người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng. Những quan điểm sai lầm phổ biến về các vấn đề sức khỏe tâm thần Hiểu biết của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần nhìn chung vẫn còn rất hạn chế, từ đó nảy sinh một số các quan niệm sai lầm như sau: • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần chỉ là số ít, không phổ biến. Trên thực tế các vấn đề về tâm thần có thể gặp ở mọi lứa tuổi, khu vực, quốc gia và cộng đồng.Theo ước tính có khoảng 450 triệu người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, và cứ bốn người lại có một người có vấn đề về sức khỏe tâm thần tại một giai đoạn nào đó trong cuộc đời (6). • Nhữngngườicóvấnđềvềsứckhỏetâmthần,đặcbiệtlànhữngngườimắccácchứngrối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt, có khuynh hướng bạo lực và gây nguy hiểm cho sự an toàn của những người xung quanh nếu được phép sống chung trong cộng đồng. Thực tế là đa số người gặp vấn đề sức khỏe tâm thần không hề hung bạo như vẫn bị lầm tưởng. Chỉ với một số ít người, các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể dẫn đến gia tăng nguy cơ bạo lực (6,7). Thường thì việc tăng nguy cơ bạo lực này lại có liên quan đến các yếu tố khác như lạm dụng chất kích thích, lý lịch cá nhân và các tác nhân môi trường gây căng thẳng thần kinh (8). Thực tế, thay vì có khuynh hướng bạo lực, những người trải qua các rối loạn tâm thần thường có biểu hiện sợ hãi, bối rối và thất vọng hơn là bạo lực. • Các vấn đề sức khỏe tâm thần rất khó chữa trị và những người mắc phải các vấn đề này vĩnhviễnkhôngcókhảnăngphụchồi.Thực tế là có rất nhiều biện pháp can thiệp hiệu quả cho các vấn đề sức khỏe tâm thần; chúng cho phép người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần hồi phục hoàn toàn hoặc đủ để duy trì các triệu chứng trong tầm kiểm soát. • Cácvấnđềsứckhỏetâmthầnsinhradotínhcáchyếuđuối,nhunhược.Trên thực tế, các vấn đề sức khỏe tâm thần bị gây ra bởi các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội. Kỳ thị và phân biệt đối xử Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần đang lan rộng và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực bao gồm đời sống cá nhân, gia đình, công việc, và thậm chí cả khả năng duy trì mức sống cơ bản. Người có vấn đề sức khỏe tâm thần thường mô tả sự kỳ thị và phân biệt đối xử mà họ gặp phải nghiêm trọng hơn so với hoàn cảnh thực tế. Các thành viên gia đình của những người có vấn đề sức khỏe tâm
10. 8 hướng dẫn PHCNDVCđ > 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG thần cũng chưa có được sự hiểu biết đầy đủ, vẫn còn thái độ thành kiến ​​và hành vi phân biệt đối xử (7). Sự kỳ thị từ xã hội có thể dẫn đến tự kỳ thị, theo đó những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và các thành viên gia đình của họ bị ảnh hưởng bởi thái độ tiêu cực của xã hội đối với họ (9); từ đó, họ bắt đầu thực sự tin vào những gì người khác nói và nghĩ về họ, dẫn đến tự trách mình và hạ thấp bản thân, suy giảm lòng tự trọng. Hệ quả của kỳ thị là mối lo sợ không được những người xung quanh chấp nhận, dẫn đến việc nhiều người tự rút khỏi các mối quan hệ xã hội và bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống, đây là nguyên nhân của tình trạng cô lập, thất nghiệp và thu nhập thấp (9). Phân biệt đối xử do thực tế trải qua hoặc lo ngại sẽ trải qua ​​là lý do chính khiến nhiều người che giấu các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình và không tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhân quyền Ở nhiều nước, những người có vấn đề sức khỏe tâm thần thường bị vi phạm về quyền con người. Những hành vi vi phạm này thường xảy ra trong các bệnhviện tâm thần biểu hiện ở sự chăm sóc và điều trị không tận tình, thậm chí gây nguy hại cho sức khỏe, cũng như điều kiện sống mất vệ sinh và điều kiện sống phi nhân đạo. Sự vi phạm về quyền con người còn xảy ra trong phạm vi xã hội, nơi mà những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần không thể thực hiện các quyền tự do dân sự và bị hạn chế trong việc tiếp cận với giáo dục, việc làm và nhà ở (10). Tất cả mọi người, kể cả những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, đều được hưởng quyền con người. Tất cả các công ước quốc tế về quyền con người đều có thể áp dụng cho những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và bảo vệ quyền lợi của họ thông qua các nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử (7), chẳng hạn như Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Ngoài ra cũng có những quy ước cụ thể hơn có thể áp dụng cho những người có vấn đề sức khỏe tâm thần, ví dụ như Công ước quốc tế về Quyền của Người khuyết tật (2). Trong khi các chính sách và quy định pháp luật của mỗi quốc gia vẫn là cần thiết để đảm bảo những người có vấn đề sức khỏe tâm thần được đáp ứng về những chuẩn mực nhân quyền quốc tế , tất cả các cộng đồng có thể có hành động ngay bây giờ để hướng tới việc bảo vệ, thúc đẩy và cải thiện cuộc sống và sự thoải mái của người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Chăm sóc sức khỏe Người có vấn đề sức khỏe tâm thần có thể yêu cầu được chăm sóc y tế chuyên khoa và / hoặc chăm sóc sức khỏe chung. Đối với vấn đề sức khỏe tâm thần Hiện nay đã có một loạt các biện pháp can thiệp y tế để giúp những người có vấn đề sức khỏe tâm thần phục hồi tốt hơn. Những biện pháp về y tế có thể bao gồm việc chỉ định dùng thuốc tác động đến tâm thần (thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần) và việc điều trị các bệnh phối hợp. Các biện pháp can thiệp tâm lý có
11. PHCNDVCĐ và sức khỏe tâm thần 9 thể bao gồm một hoặc một vài các biện pháp sau đây: giáo dục về tình trạng sức khỏe và sự chọn lựa cách điều trị, tư vấn, trị liệu tâm lý cá nhân hoặc theo nhóm, và các biện pháp can thiệp từ phía gia đình. Ở nhiều nền văn hóa, các khái niệm về sức khỏe tâm thần được gắn với tín ngưỡng tôn giáo, niềm tin về các hiện tượng tâm linh hoặc siêu nhiên. Do đó những người đứng đầu các tôn giáo và các thầy thuốc chữa bệnh bằng phương pháp cổ truyền thường được tham khảo ý kiến ​​đầu tiên. Điều quan trọng là phải nhận thức được rằng phương pháp chữa trị của các thầy thuốc trên, giống như nhiều phương pháp chữa trị truyền thống, có thể mang lại hiệu quả khác nhau – một số phương pháp điều trị có thể gây hại, trong khi những phương pháp khác thì không. Những phương pháp tiếp cận văn hoá xã hội và nhạy cảm trong việc chăm sóc sức khỏe có thể được vận dụng trên cơ sở cân nhắc và xem xét truyền thống chữa bệnh ở địa phương, trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hiểu biết lẫn nhau. HỘP 3 Tại Ghana, hơn 75% những người có vấn đề sức khỏe tâm thần tìm đến ​​các thầy thuốc gia truyền như bước đầu tiên để chữa bệnh. Do đó việc làm việc với các thầy lang này là cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe của những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và các thành viên gia đình của họ. Tổ chức BasicNeeds Ghana đã làm việc cùng với những thầy thuốc gia truyền để bảo đảm tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Ghana thay đổi tích cực và ngày một nâng cao; tổ chức này đã chủ trì một diễn đàn cho Hiệp hội lang y gia truyền và hỗ trợ đào tạo, định hướng về các vấn đề sức khỏe tâm thần khác nhau, bao gồm cả điều trị phục hồi. Xây dựng mối quan hệ đối tác với thầy thuốc gia truyền tại địa phương Ghana Trong khi đã có những biện pháp can thiệp hiệu quả cho các vấn đề sức khỏe tâm thần, thì các biện pháp chăm sóc y tế chuyên khoa còn rất hạn chế. Tình trạng thiếu bác sĩ tâm thần, điều dưỡng tâm thần, các chuyên gia tâm lý và cán bộ công tác xã hội là một trong những rào cản chính cho việc điều trị và chăm sóc tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (11). Dù ở những nơi có sẵn các điều kiện này thì giá thuốc và chi phí dịch vụ cũng thường rất cao, do đó nhiều người ở các nước có thu nhập thấp vẫn khó có thể tiếp cận được. Ngay cả ở những nơi đã có chăm sóc y tế chuyên khoa cho những người có vấn đề sức khỏe tâm thần thì các chăm sóc đó cũng thường là không phù hợp. Ở hầu hết các nước, việc bệnh nhân tâm thần bị vi phạm quyền con người thường xuyên được báo cáo, bao gồmviệcngườibệnhbịnhốt,cáchlyvàbịtừchốiđápứngcácnhucầucơbảnvàsựriêng tư (11). Nhiều người có vấn đề sức khỏe tâm thần không muốn tìm đến việc chăm sóc y tế vì sợ phải nhập viện và điều trị tại các cơ sở về tâm thần trái với ý muốn của họ (12). Những người đã trải qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần thường cảm thấy bị coi thường và xúc phạm bởi các chuyên viên chăm sóc sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như việc họ không được cung cấp các thông tin về tình trạng sức khỏe của mình và bị gán cho là không thể chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình hay là tự đưa ra quyết định.
12. 10 hướng dẫn PHCNDVCđ > 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG Chăm sóc sức khỏe chung Tỷ lệ mắc các bệnh tật về thể chất của người có vấn đề sức khỏe tâm thần thường xuyên tăng lên so với tỷ lệ này của quần thể dân số chung. Họ dễ gặp phải các vấn đề lớn về sức khỏe như béo phì, cao huyết áp và tiểu đường (13). Những người bị tâm thần phân liệt đã được chứng minh là có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn so với dân số nói chung, và họ cũng có tỷ lệ ​​mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh đường hô hấp, một số dạng ung thư và nhiễm HIV cao hơn so với tỷ lệ mong đợi. Các nguyên nhân có thể là do yếu tố liên quan đến những vấn đề sức khỏe tâm thần cụ thể (bao gồm cả những ảnh hưởng của thuốc), các thói quen sức khỏe như hút thuốc lá hay ít hoạt động thể chất, và hệ thống y tế (14). Sự giảm sút trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người có vấn đề sức khỏe tâm thần đang diễn ra trên toàn thế giới, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Lý do của sự hạn chế này rất phức tạp nhưng các nguyên chính là thiếu thốn các điều kiện xã hội, khó khăn trong tiếp cận, không chẩn đoán được bệnh lý, thiếu quản lý trong điều trị, và tổ chức dịch vụ y tế còn kém (13). Phục hồi Phục hồi là một khái niệm xuất phát từ những người trực tiếp trải qua các vấn đề sức khỏe tâm thần (15). Không có một định nghĩa chung cho phục hồi, bởi vì nó là một quá trình mang tính cá nhân và có ý nghĩa khác nhau với mỗi người.Trong khi nhiều chuyên gia y tế xem “phục hồi”như là“chữa bệnh”, thì khái niệm phục hồi thực ra rộng hơn phạm vi này và nó liên quan tới tất cả các khía cạnh của chức năng. Phục hồi là một quá trình phát triển cá nhân và thoát khỏi đau khổ và cảm giác bị cô lập – đó là một quá trình trao quyền đề cao sức mạnh con người và khả năng tạo ra một cuộc sống đầy đủ và mãn nguyện. Phục hồi với những người có vấn đề sức khỏe tâm thần có thể được mô tả như là khả năng tận hưởng những niềm vui cuộc sống, theo đuổi ước mơ cá nhân, phát triển các mối quan hệ bổ ích, học cách đối phó với các vấn đề sức khỏe tâm thần mặc dù vẫn còn các triệu chứng hay điều trị thất bại, giảm thiểu tái phát, hoàn toàn khỏi các triệu chứng, ra viện, hoặc tìm được việc làm (7). HỘP 4 Với tôi, được hồi phục có nghĩa là được cảm thấy hạnh phúc, yên bình, thoải mái trong cuộc sống và với mọi người, cảm thấy tin tưởng vào tương lai. Cũng có nghĩa là phải xóa bỏ những cảm xúc tiêu cực để tôi trở thành một con người tốt hơn. Hồi phục là không phải sợ hãi về việc bản thân tôi là ai và tôi cảm thấy như thế nào. Đó là việc có thể chấp nhận những rủi ro tích cực trong cuộc sống và sống không sợ hãi. Đó cũng chính là việc hiểu mình là ai và có thể tự tin là chính mình (16). Một trường hợp hồi phục
13. PHCNDVCĐ và sức khỏe tâm thần 11 Những vấn đề cụ thể liên quan đến sức khỏe tâm thần Trẻ em và thanh thiếu niên Giống như người lớn, trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể gặp vấn đề sức khỏe tâm thần, nhưng vấn đề của họ thường bị bỏ mặc và / hoặc thường xuyên bị chẩn đoán sai là suy giảm trí tuệ. Khoảng 20% ​​trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới có vấn đề về sức khỏe tâm thần, với những vấn đề tương tự nhau giữa các nền văn hóa (17). Sự thiếu quan tâm đến sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên có thể dẫn đến những hậu quả suốt đời. Tình trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi gia đình, môi trường xã hội và văn hóa. Trải qua nghèo đói, bạo lực, bị lạm dụng thể chất và tình dục,bịbỏbêvàthiếusựquantâmđềucóthểlànguyênnhânảnhhưởng.Cóbằngchứng cho mối liên hệ giữa sức khỏe tâm thần của người mẹ và sự phát triển nhận thức, xã hội và tình cảm của con mình (18). Trẻ em có cha mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng là đối tượng dễ bị tổn thương, vì những trẻ này có thể không nhận được sự quan tâm và chăm sóc đầy đủ, ngược lại, thậm chí phải gánh vác trách nhiệm chăm sóc cha me vượt quá khả năng của mình. Tuy giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên là vô cùng quan trọng, song cần chú ý không để xảy ra tình trạng chẩn đoán quá tay và dán nhãn tâm thần cho những vấn đề được coi là trái với điều kiện sống và phát triển bình thường trong giai đoạn này, vì điều này có thể gây hậu quả tiêu cực cho cả trẻ em và gia đình. Giới tính Mặc dù tỷ lệ lưu hành các bệnh về sức khỏe tâm thần giữa nam và nữ nhìn chung khá tương đồng, vẫn có sự khác biệt giới tính khi xem xét các vấn đề tâm thần cụ thể, ví dụ như phụ nữ có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần thông thường như lo âu và trầm cảm, trong khi nam giới lại thường mắc hội chứng lệ thuộc rượu (19) và thường thành công trong các nỗ lực tự sát. Có những yếu tố rủi ro về giới giải thích cho việc các vấn đề sức khỏe tâm thần thông thường nói trên thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ. Trong nhiều xã hội, phụ nữ có địa vị xã hội thấp hơn nam giới, điều này có thể dẫn đến hành vi phục tùng và cảm giác mặc cảm, tự ti và bất lực, tước đoạt đi của họ các kỹ năng đối phó cần thiết. Phụ nữ thường có ít quyền lực hơn so với nam giới, ít khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên, và thiếu khả năng kiểm soát, làm chủ cuộc sống của mình. Bạo lực về thể chất và tình dục đối với phụ nữ dẫn đến cảm giác ê chề, xấu hổ, sự phụ thuộc và bế tắc trong cuộc sống. Lạm dụng tình dục diễn ra khá phổ biến đối với phụ nữ có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Hơn nữa, phụ nữ còn gặp phải mức độ phân biệt đối xử cao hơn so với nam giới trong quá trình tiếp cận dịch vụ y tế. Tình trạng khủng hoảng Việc phải chịu những mất mát do chiến tranh và những tai họa khác đều có liên quan tới gia tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe tâm thần (11). Do vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của những người phải trải qua khủng hoảng tâm lý cần phải được xem
14. 12 hướng dẫn PHCNDVCđ > 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG xét. Nhìn chung, nguồn lực hiện có phục vụ cho công tác này vẫn còn nhiều yếu kém và lượng thời gian cần thiết để vượt qua với các sang chấn tâm lý nghiêm trọng chưa được đánh giá đúng mức. Người có vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến sang chấn tâm lý có thể cần hỗ trợ về cảm xúc, động viên và giúp đưa ra những biện pháp tích cực để đối mặt với khủng hoảng. Một số nhóm đối tượng, chẳng hạn như người khuyết tật, bao gồm cả những người có vấn đề sức khỏe tâm thần từ trước, có nhiều nguy cơ hơn trong việc mắc phải các vấn đề xã hội và / hoặc tâm lý sau khủng hoảng (20). Người có vấn đề sức khỏe tâm thần có thể không nhận được hỗ trợ kịp thời trong giai đoạn khủng hoảng vì nhiều lý do như sự cô lập, kỳ thị, sợ hãi, tự bỏ bê không chăm lo cho bản thân, khuyết tật hoặc hạn chế về khả năng tiếp cận. Những hỗ trợ về mặt xã hội trước đó giúp họ vững tin trong cuộc sống có thể mất đi như là kết quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng, hoặc họ có nguy cơ bị gia đình bỏ rơi do gánh nặng chăm sóc tăng lên (20). Điều quan trọng là chương trình PHCNDVCĐ cần tập trung vào những người có vấn đề sức khỏe tâm thần trong giai khủng hoảng tâm lý – thiếu sự quan tâm chú ý đặc biệt họ có thể bị bỏ mặc hoặc lơ là khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. (Xem thêm PHCNDVCĐ và khủng hoảng nhân đạo.)… Gợi ý các hoạt động Tăng cường sức khỏe tâm thần Để tăng cường, nâng cao sức khỏe tâm thần, các yếu tố quyết định sức khỏe tâm thần về văn hóa, kinh tế xã hội và chính trị như nghèo đói, bạo lực, tình trạng thờ ơ và lạm dụng tình dục cần được giải quyết thông qua hợp tác với các cơ quan ban ngành có liên quan. Các chương trình PHCNDVCĐ có thể tăng cường sức khỏe tâm thần trong cộng đồng địa phương bằng những cách sau: • Tạo ra một môi trường hòa nhập trong đó tất cả mọi người, kể cả người có vấn đề sức khỏe tâm thần, đều được tôn trọng và đảm bảo những quyền lợi cơ bản của mình. • Tăng cường mạng lưới cộng đồng và khuyến khích trách nhiệm tập thể trong việc ngăn ngừa lạm dụng chất kích thích/ chất gây nghiện, bất bình đẳng giới tính, bạo lực gia đình cũng như trong cộng đồng. • Phát triển quan hệ đối tác với các bên liên quan khác trong việc tăng cường bảo vệ sức khỏe tâm thần và an sinh xã hội, chẳng hạn bằng cách làm việc với các câu lạc bộ, hội phụ nữ về các vấn đề giới tính hoặc với một tổ chức phi chính phủ địa phương tập trung vào các biện pháp can thiệp sớm cho trẻ em. • Thúc đẩy tương tác tích cực giữa cha mẹ và con cái để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ em trong giai đoạn đầu đời. • Tăng cường các chương trình can thiệp dựa trên bằng chứng trong các trường nhằm nâng cao năng lực xã hội và tình cảm của học sinh để giúp ngăn ngừa lạm dụng dược chất và bạo lực. • Làm việc với các cơ quan thông tin đại chúng nhằm thay đổi hình ảnh tiêu cực về những người có vấn đề sức khỏe tâm thần. (Xem thêm phần Y tế: Tăng cường chăm sóc sức khỏe)
15. PHCNDVCĐ và sức khỏe tâm thần 13 HỘP 5 Một chương trình đến thăm nhà thường xuyên nhằm cung cấp cho các bà mẹ có hoàn cảnh khó khăn các biện pháp hỗ trợ tâm lý sớm cho trẻ vị thành niên ở Jamaica đã mang lại lợi ích dài hạn về sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên – bao gồm nâng cao lòng tự trọng, giảm tỷ lệ bỏ học và các hành vi chống đối xã hội. Tăng cường mối tương tác tích cực Jamaica Tạo điều kiện tham gia các chương trình PHCNDVCĐ Các hoạt động sau được đề xuất nhằm tạo điều kiện cho những người gặp vấn đề sức khỏe tâm thần tham gia vào các chương trình PHCNDVCĐ: • Đảm bảo rằng cán bộ nhân viên các chương trình PHCNDVCĐ đã được đào tạo bài bản về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần và có thái độ tích cực đối với việc đưa những người có vấn đề sức khỏe tâm thần vào diện cần hỗ trợ. • Tư vấn và luôn quan tâm tới những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và các thành viên gia đình của họ trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các chương trình PHCNDVCĐ. • Phối hợp với những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và gia đình nhằm xác định những rào cản hòa nhập xã hội của họ và đưa ra giải pháp để đáp ứng cho họ những nhu cầu cơ bản, bao gồm tiếp cận với dịch vụ y tế, giáo dục, đời sống và an sinh xã hội. • Tìm kiếm và phát hiện các cán bộ làm việc trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, người sử dụng các dịch vụ sức khỏe tâm thần và / hoặc các thành viên gia đình của họ, những người có thể tham gia vào quá trình đào tạo cán bộ PHCNDVCĐ. Khắc phục kỳ thị và phân biệt đối xử trong cộng đồng Hiểu biết của cộng đồng về các vấn đề sức khỏe tâm thần và khả năng phục hồi còn rất hạn chế. Để tạo điều kiện giúp đỡ những người có vấn đề sức khỏe tâm thần tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, cần phải loại trừ những quan điểm sai lầm thường gặp, thành kiến ​​và phân biệt đối xử. Chương trình PHCNDVCĐ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc này. Các hoạt động đề xuất bao gồm: • Đảm bảo rằng cán bộ nhân viên PHCNDVCĐ luôn đối xử với người gặp vấn đề sức khỏe tâm thần một cách tôn trọng, đúng mực. • Tìm kiếm những người có tầm ảnh hưởng tại địa phương trong việc hỗ trợ các chương trình PHCNDVCĐ truyền bá những thông điệp và hình ảnh tích cực về sức khỏe tâm thần. Những người này có thể bao gồm các những nhà lãnh đạo chính quyền hoặc tôn giáo địa phương. • Liên lạc với những người này và tìm cách cung cấp cho họ thông tin về các vấn đề sức khỏe tâm thần trong cộng đồng của họ, chẳng hạn như mời họ làm khách mời danh dự tại các sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ chương trình PHCNDVCĐ.
16. 14 hướng dẫn PHCNDVCđ > 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG • Thảo luận về cách thức mà những người có tầm ảnh hưởng kể trên có thể truyền tải các thông điệp quan trọng về vấn đề sức khỏe tâm thần đến cộng đồng, chẳng hạn: những người đứng đầu một giáo hội có thể đem những thông điệp này ra truyền bá tại các buổi gặp mặt người theo đạo. • Xácđịnhcácthànhviênvàcácnhómcộngđồngcónhiềukhảnăngtiếpxúcvớinhững người có vấn đề sức khỏe tâm thần và có thể có những định kiến và thái độ tiêu cực với đối tượng này, ví dụ như công an, nhân viên y tế, thầy thuốc chữa trị bệnh theo phương pháp cổ truyền. • Sắpxếpcácbuổitậphuấn,tuyêntruyềnnângcaonhậnthứcchocácthànhviênvàcác nhóm cộng đồng. Cung cấp thông tin chính xác về vấn đề sức khỏe tâm thần để dẹp bỏ những quan điểm sai lầm (ví dụ như những người có vấn đề sức khỏe tâm thần có khuynh hướng bạo lực) và giúp mọi người nhận biết được rằng có những biện pháp can thiệp hiệu quả cho những đối tượng này, chẳng hạn như các biện pháp can thiệp y tế và tâm lý có thể giúp phục hồi các vấn đề sức khỏe tâm thần. • Đẩy mạnh quyền con người, chống các hành vi phân biệt đối xử trong cộng đồng đối với những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và các thành viên gia đình của họ. Trở thành một tấm gương tốt với những biểu hiện hành vi tích cực để những người khác noi theo. HỘP 6 Gặp gỡ trực tiếp giữa người có vấn đề sức khỏe tâm thần và cộng đồng nói chung được biết đến là rất hiệu quả trong việc thay đổi những thái độ, niềm tin tiêu cực. Có thể mời những người có vấn đề sức khỏe tâm thần tới các cuộc họp với các thành viên cộng đồng để họ chia sẻ những trải nghiệm của mình. Những người đã vượt qua các vấn đề sức khỏe tâm thần và có cuộc sống gia đình hạnh phúc, có công việc ổn định và có tiếng nói trong xã hội là những tấm gương điển hình trong cuộc chiến chống phân biệt đối xử. Thay đổi quan niệm về sức khỏe tâm thần thông qua mối quan hệ cá nhân Hỗ trợ quá trình phục hồi Phục hồi tập trung vào ưu điểm và khả năng của người có vấn đề sức khỏe tâm thần để giúp họ có sống một cuộc sống tốt đẹp như ý. Quá trình phục hồi là một quá trình toàn diện cần đến sự kết hợp của các biện pháp can thiệp y tế, tâm lý, xã hội và kinh tế. Tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế Những người sống chung với các vấn đề sức khỏe tâm thần ở các nước có thu nhập thấp gặp khó khăn trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế do nghèo đói, khoảng cách và sự khan hiếm các dịch vụ y tế chuyên khoa. Chương trình PHCNDVCĐ cần phải phối hợp chặt chẽ với hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu (PHC) và các nguồn lực hiện có tại địa phương trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần để tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế cho người gặp vấn đề sức khỏe tâm thần cả về chăm sóc ý tế chuyên khoa và tổng quát. Các hoạt động sau đây được gợi ý thực hiện:
17. PHCNDVCĐ và sức khỏe tâm thần 15 • Xác định các cơ sở hiện có, địa điểm, nhân sự và nguồn lực cho việc chăm sóc sức khỏe tâm thần chuyên biệt, ví dụ như phòng khám, bệnh viện, các tổ chức xã hội dân sự, các trung tâm cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ tại các cấp từ trung ương đến địa phương. • Đến thăm và xây dựng quan hệ với các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Đảm bảo trao đổi thông tin bằng cách tìm hiểu về các dịch vụ của họ ( trong đó có cả mức độ có sẵn của các loại thuốc tâm thần), các chính sách, cơ chế chuyển tuyến, giờ mở cửa và chi phí, đồng thời cung cấp cho họ thông tin về chương trình PHCNDVCĐ và cách thức chương trình có thể hỗ trợ cho công việc của họ. • Lập danh sách thầy thuốc chữa bệnh bằng phương pháp cổ truyền và những người đứng đầu các tôn giáo trong cộng đồng và tìm gặp những người này để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ ý tưởng, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. • Đảm bảo rằng các cán bộ nhân viên chương trính PHCNDVCĐ và nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể tạo điều kiện giới thiệu bệnh nhân đến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần khi cần thiết – tổ chức tập huấn, đào tạo theo yêu cầu. • Đảm bảo những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và các thành viên gia đình của họ đã được chỉ dẫn về tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị tâm thần. • Tăng cường sự hợp tác giữa các thầy thuốc chữa bệnh bằng phương pháp cổ truyền và các nhân viên y tế như một nguồn hỗ trợ cho những người có vấn đề sức khỏe tâm thần. • Hỗ trợ người có vấn đề sức khỏe tâm thần tiếp cận dịch vụ chăm sóc khám chữa bệnh tổng quát thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng cách nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin liên quan cho nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu. • Tại những nơi có các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng, cần phát triển quan hệ đối tác và thúc đẩy các hoạt động hợp tác – các chương trình sức khỏe tâm thần cộng đồng có thể giải quyết vấn đề sức khỏe / nhu cầu y tế, trong khi các chương trình PHCNDVCĐ tập trung giải quyết các nhu cầu khác như cơ hội sinh kế. (Xem thêm phần Y tế:. Chăm sóc y tế) HỘP 7 Tại Belize, các y tá làm việc trong lĩnh sức khỏe tâm thần thường gặp các thầy thuốc chữa bệnh bằng phương pháp cổ truyền để chia sẻ kiến ​​thức và kỹ năng. Các y tá đã phát hiện ra rằng việc phát triển mối quan hệ với những thầy thuốc này có thể là một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của cộng đồng. Cả hai phương pháp chữa bệnh được công nhận là có thể mang lại hiệu quả chăm sóc sức khỏe tâm thần một cách toàn diện . Tiếp cận toàn diện về sức khỏe tâm thần Belize
18. 16 hướng dẫn PHCNDVCđ > 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG Tạo điều kiện hỗ trợ về mặt tâm lý Ở các nước có thu nhập thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tâm lý chuyên biệt thường rất hạn chế, tuy nhiên, các biện pháp can thiệp cơ bản có thể được thực hiện bởi cán bộ nhân viên PHCNDVCĐ. Các hoạt động đề xuất bao gồm: • Tổ chức đào tạo cho cán bộ chương trình PHCNDVCĐ và các nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu về các kỹ thuật hỗ trợ tâm lý cơ bản. Trong quá trình đào tạo cần tính đến yếu tố nhạy cảm văn hóa và có thể bao gồm cả hỗ trợ về mặt tinh thần (kỹ năng tư vấn cơ bản), các biện pháp trấn an, thư giãn làm giảm căng thẳng . • Xây dựng mối quan hệ tốt với những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và các thành viên gia đình của họ dựa trên nền tảng giao tiếp cởi mở và tin tưởng. Thường xuyên đến thăm hỏi động viên và dành thời gian để lắng nghe họ chia sẻ tâm tư tình cảm và cách đối diện với những khó khăn trong cuộc sống. • Hỗ trợ những người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần giải quyết vấn đề, kiểm soát căng thẳng và phát triển kỹ năng đối phó với các vấn đề gặp phải. • Tìm hiểu những biện pháp can thiệp hỗ trợ tâm lý mà các thầy thuốc cổ truyền và những người đứng đầu giáo hội tôn giáo địa phương có thể cung cấp cho những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và các thành viên gia đình của họ, và tìm ra cách tốt nhất để tiếp cận những hính thức hỗ trợ này. • Khuyến khích thành lập các nhóm tự lực cho những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và / hoặc các thành viên gia đình của họ, tạo điều kiện để họ giúp đỡ lẫn nhau và nhận sự hỗ trợ từ các nguồn bên ngoài. Nếu các nhóm tự lực đã có sẵn trong cộng đồng, cần tạo điều kiện để những người có vấn đề sức khỏe tâm thần tham gia nếu phù hợp . Tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ về xã hội Các chương trình PHCNDVCĐ có thể tạo điều kiện giúp tiếp cận các hình thức hỗ trợ về mặt xã hồi bằng những cách sau: • Xác định các nguồn lực có sẵn tại cộng đồng. • Cùng với những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và các thành viên gia đình, xác định các nhu cầu xã hội của họ và lập một kế hoạch với các giải pháp khả thi kèm theo. • Làm việc với gia đình người có vấn đề sức khỏe tâm thần để đảm bảo các quyền lợi và nhu cầu cơ bản của con em họ (thực phẩm, vệ sinh, quần áo, chỗ ở) được đáp ứng. • Gợi ý cho thành viên gia đình người có vấn đề về sức khỏe tâm thần các biện pháp giúp những người này tham gia các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của gia đình. • Khuyến khích những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và gia đình của họ tiếp tục hòa đồng với người thân và bạn bè và để xây dựng lại các mối quan hệ xã hội khi cần thiết. Việc hỗ trợ những người có vấn đề sức khỏe tâm thần tuyên truyền, giải thích cho người thân và bạn bè của họ về các vấn đề sức khỏe tâm thần mình gặp phải cũng là việc nên làm. • Nhận diện các hoạt động cộng đồng mà người khuyết tật và các thành viên gia đình của họ có thể tham gia – nếu cần có thể cùng họ đi ra cộng đồng trong trường hợp họ chưa đủ tự tin và gặp phải nhiều trở ngại đáng kể. • Duy trì liên lạc thường xuyên với những người không nhận được bất cứ hỗ trợ nào về mặt xã hội, những người vô gia cư sống lang thang trên đường phố và / hoặc đối mặt với sự kì thị nặng nề từ những người khác trong cộng đồng.
19. PHCNDVCĐ và sức khỏe tâm thần 17 • Phát triển quan hệ đối tác trong nhiều lĩnh vực phát triển khác nhau để đảm bảo rằng các nhu cầu của những người có vấn đề sức khỏe tâm thần – bao gồm thực phẩm, chỗ ở, giáo dục và việc làm – có thể được đáp ứng. • Tìm ra cách khắc phục trong trường hợp người bệnh không tiếp cận được với thuốc thang chữa bệnh do chi phí đắt đỏ. (Xem thêm phần Xã hội) Tạo điều kiện tiếp cận các cơ hội sinh kế Tham gia vào các hoạt động sinh kế là một phần quan trọng của quá trình phục hồi. Ngoài việc tạo ra thu nhập, các cơ hội sinh kế phát huy tính độc lập, tự chủ, gia tăng lòng tự trọng, thiết lập các mạng lưới quan hệ, đạt được địa vị xã hội và khả năng tự làm chủ cuộc sống của mình. Các hoạt động đề xuất để tăng cường tiếp cận với các cơ hội sinh kế bao gồm: • Nhận diện các sáng kiến ​​phát triển cộng đồng tập trung vào việc tạo ra thu nhập. Liên hệ với những người chịu trách nhiệm về các chương trình này ​​và làm việc với họ để tìm hiểu khả năng của họ trong việc giúp đỡ những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần có cơ hội tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập kể trên. • Tìm kiếm các cơ hội sinh kế khác có sẵn trong cộng đồng dành cho những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Hoạt động hỗ trợ có thể bao gồm việc giúp họ trở lại làm công việc trước đây hoặc tiếp xúc với các doanh nghiệp địa phương sẵn sàng tuyển dụng những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. • Trong trường hợp có thể giúp người mắc các vấn đề tâm thần trở lại với công việc trước đây của mình, cần làm việc với các chủ lao động để có những điều chỉnh cần thiết về môi trường làm việc, ví dụ như gợi ý về không gian làm việc yên tĩnh nếu khả năng tập trung và độ nhạy tiếng ồn là một vấn đề, gợi ý khung giờ làm việc linh hoạt hoặc tăng dần thời gian làm việc. • Thông báo đến nhà tuyển dụng lao động về các nghĩa vụ pháp lý của họ đối với người khuyết tật được quy định trong hệ thống pháp luật của nhà nước. (Xem thêm phần Sinh kế) HỘP 8 Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần Mtwara tại Tanzania được bắt đầu triển khai bằng quan hệ đối tác với năm phòng y tế huyện nhằm xây dựng các phương án điều trị dễ tiếp cận, chi phí vừa phải và mang tính ổn định lâu dài trong cộng đồng cho những người có vấn đề sức khỏe tâm thần. Trong giai đoạn đầu tiên thực hiện dự án thí điểm, 1.026 người được điều trị tại các cơ sở y tế ngay gần nhà và sau đó con số này tăng lên đến 4711. việc tiếp cận với các dịch vụ y tế và hỗ trợ tâm lý xã hội đã tăng cường chất lượng cuộc sống cho nhiều người có vấn đề sức khỏe tâm thần. Cuộc sống của họ đã trở nên ổn định hơn – một số người đã quay trở lại làm công việc cũ, trong khi những người khác đã tìm được việc làm mới tại địa phương. Theo người quản lý chương trình: “Khi người mắc các vấn đề tâm thần được giải phóng khỏi các triệu chứng bệnh và bắt đầu tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa trong cộng đồng, ngay lập tức, thái độ của xã hội đối với họ cũng thay đổi. Đây là lợi thế so sánh của phương pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng so với phục hồi tại các viện và trung tâm.” Giúp cho nhiều cuộc đời có ý nghĩa hơn Tanzania
20. 18 hướng dẫn PHCNDVCđ > 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG Hỗ trợ các thành viên gia đình Ởcácnướccóthunhậpthấp,giađìnhthườnglànguồnlựcquantrọngnhấtđểgiảiquyết các vấn đề sức khỏe tâm thần. Các hoạt động sau đây được đề xuất: • Cung cấp thông tin cho các thành viên gia đình về vấn đề sức khỏe tâm thần và chiến lược đối phó. Lưu ý xin sự cho phép của người có vấn đề sức khỏe tâm thần trước khi chia sẻ thông tin. • Giúp các gia đình tránh kiệt quệ vì phải chăm sóc người có vấn đề về sức khỏe tâm thần – những người có nhiều nhu cầu hơn so với người bình thường – bằng cách khuyến khích họ chia sẻ gánh nặng của mìnhvới các thành viên khác trong gia đình và trong cộng đồng. • Khuyếnkhíchcácthànhviêngiađìnhthamgiacácnhómtựlựcđểchiasẻkinhnghiệm và tâm tư nguyện vọng của mình. HỘP 9 Một nhóm các bà mẹ ở Uganda là thành viên một tổ chức dành cho cha mẹ trẻ khuyết tật. Họ thường xuyên đến các bệnh viện phụ sản địa phương để thăm những bà mẹ vừa sinh con khuyết tật. Họ lắng nghe các bà mẹ này, thừa nhận cảm giác đau buồn và hụt hẫng họ phải trải qua, và chia sẻ những trải nghiệm cũng như lời khuyên tích cực giúp những bà mẹ trẻ có thêm hy vọng vào tương lai. Chia sẻ kinh nghiệm của các bà mẹ Uganda Đóng góp vào quá trình nâng cao vị thế Quá trình phục hồi các vấn đề về sức khỏe tâm thần có liên quan mật thiết đến nâng cao vị thế cho người tham gia. Do thông tin tổng quan chi tiết về quá trình trao quyền này và danh sách các hoạt động đi kèm đã được cung cấp trong phần Nâng cao vị thế, mục này sẽ chỉ liệt kê một số các hoạt động cơ bản: • Đảm bảo rằng cán bộ nhân viên PHCNDVCĐ có thái độ tôn trọng và đúng mực trong cách tiếp cận và giao tiếp với những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và các thành viên gia đình của họ. • Nhận thức được rằng những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và gia đình có những kiến ​​thức và kỹ năng cá nhân riêng, do vậy cần tập trung vào các điểm mạnh, và khuyến khích họ tham gia tích cực chủ động trong quá trình phục hồi. • Cung cấp thông tin cho người có vấn đề sức khỏe tâm thần (và cho cả các thành viên gia đình của họ nếu thích hợp) về các vấn đề sức khỏe tâm thần của họ mà không áp đặt dán nhãn bệnh tật không cần thiết. Đảm bảo rằng họ nhận thức được các quyền con người họ xứng đáng được hưởng và làm thế nào để thực hiện những quyền này. • Giúp họ nhận thức rõ về các phương án điều trị và hỗ trợ hiện có trong cộng đồng của họ để từ đó họ tự ra quyết định hành động theo ý muốn. • Liên kết những người có vấn đề sức khỏe tâm thần và các thành viên gia đình của họ với các nhóm tự lực.
21. PHCNDVCĐ và sức khỏe tâm thần 19 • Khuyến khích và hỗ trợ các nhóm tự lực trong việc vận động chính sách cho sự phát triển của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng mang tính dễ tiếp cận với chi phí vừa phải và chấp nhận được. • Nâng cao nhận thức về Công ước quốc tế về Quyền của Người khuyết tật trong quan hệ đối tác với các bên liên quan và dùng chính các quy định pháp luật hiện hành để tạo điều kiện giúp những người có vấn đề sức khỏe tâm thần thực hiện các quyền của họ. (Xem thêm hợp phần Tăng cường quyền năng) Tham khảo 1. Promotingmentalhealth.Concepts,emergingevidence,practice.Summaryreport.Geneva,WorldHealth Organization, 2004 (www.who.int/mental_health/evidence/en/promoting_mhh.pdf, accessed 30 April 2010). 2. Convention on the Rights of Persons with Disabilities. United Nations, 2006 (www.un.org/ disabilities/,accessed 30 March 2010). 3. ChatterjeeSetal.Evaluationofacommunity-basedrehabilitationmodelforchronicschizophreniainrural India. British Journal of Psychiatry, 2003, 182:57–62. 4. Patel V et al. Global mental health 3: treatment and prevention of mental disorders in low-income and middle-income countries. The Lancet, 2007, 370:991–1005. 5. mhGAP: Mental health gap action programme: scaling up care for mental, neurological and substance use disorders. Geneva,World Health Organization, 2008 (www.who.int/mental_health/mhgap_final_ english.pdf, accessed 30 April 2010). 6. World health report 2001 – mental health: new understanding, new hope. Geneva, World HealthOrganization, 2001 (www.who.int/whr/2001/en/, accessed 30 April 2010). 7. Thornicroft G. Shunned: discriminationagainstpeoplewithmentalillness. NewYork, Oxford University Press, 2006. 8. Elbogen EB, Johnson SC. The intricate link between violence and mental disorder: results from the national epidemiologic survey on alcohol and related conditions. Archives of General Psychiatry, 2009, 66(2):152–161. 9. Watson AC et al. Self-stigma in people with mental illness. Schizophrenia Bulletin, 2007 (http:// schizophreniabulletin.oxfordjournals.org/cgi/content/abstract/sbl076v1, accessed 30 April 2010). 10. Mental health, human rights and legislation: WHO’s framework. Geneva, World Health Organization(undated) (www.who.int/mental_health/policy/fact_sheet_mnh_hr_leg_2105.pdf, accessed 30 April 2010). 11. 10 facts on mental health. Geneva, World Health Organization (undated) (www.who.int/features/ factfiles/mental_health/mental_health_facts/en/index.html, accessed 30 April 2010). 12. WHO resource book on mental health: human rights and legislation. Geneva, World Health Organization,2005 (www.who.int/mental_health/policy/resource_book_MHLeg.pdf, accessed 30 April 2010). 13. Senior K. Greater needs, limited access. Bulletin of the World Health Organization, 2009, 87:252–253. 14. Robson D, Gray R.Serious mental illness and physical health problems: a discussion paper. International Journal of Nursing Studies, 2007, 44:457–466. 15. Bonney S, StickleyT. Recoveryandmentalhealth:areviewof the British literature. Journal of Psychiatric and Mental Health Nursing, 1008, 15:140–153.
22. 20 hướng dẫn PHCNDVCđ > 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG 16. Schiff AC. Recovery and mental illness: analysis and personal reflections. Psychiatric Rehabilitation Journal, 2004, 27(3):212–218. 17. Caring for children and adolescents with mental disorders. Setting WHO directions. Geneva, World Health Organization, 2003 (www.who.int/mental_health/media/en/785.pdf, accessed 30 April 2010). 18. PrinceMetal.Globalmentalhealth1:Nohealthwithoutmentalhealth.The Lancet, 2007, 370:859–877. 19. Gender and women’s mental health. Geneva, World Health Organization, (undated) www.who.int/ mental_health/prevention/genderwomen/en/, accessed 30 April 2010). 20. Inter-Agency Standing Committee (IASC). IASC guidelines on mental health and psychosocial support in emergency settings. Geneva, 2007 (www.who.int/mental_health/emergencies/guidelines_iasc_ mental_health_psychosocial_june_2007.pdf, accessed 30 April 2010). Đề nghị đọc thêm BasicNeeds.Mentalhealthanddevelopment.E-journal(www.mentalhealthanddevelopment.org/,accessed 30 April 2010). Cohen A, Kleinman A, Saraceno B, eds. World mental health casebook. Social and mental health programs in low-income countries. New York, Kluwer Academic/Plenum Publishers, 2002. Community mental health policy (update of mental health policy from 2001). CBM, 2008 (www.cbm.org/ en/general/downloads/19914/CBM_Community_Mental_Health_Policy.pdf, accessed 30 April 2010). Fisher D, Chamberlin J. Consumer-directed transformation to a recovery based mental health system, 2004 (www.power2u.org/downloads/SAMHSA.pdf, accessed 30 April 2010). Global Forum for Community Mental Health. Mission statement, experiences, contacts, resources, undated (www.gfcmh.com/, accessed 30 April 2010). Leff J,Warner R. Socialinclusionofpeoplewithmentalillness. Cambridge, Cambridge University Press, 2006. Patel V. Where there is no psychiatrist. A mental health care manual. London, Gaskell, 2003. Stastny P, Lehmann P, eds. Alternatives beyond psychiatry. Berlin, Peter Lehmann Publishing, 2007. World Association for Psychosocial Rehabilitation.WAPR Bulletin (www.wapr.info/wapr_bulletins.htm, accessed 30 April 2010). World Network of Users and Survivors of Psychiatry. Human rights position paper of WNUSP, 2001 (www. wnusp.net/wnusp%20evas/Dokumenter/Human%20Rights%20Position%20Paper.html,accessed30April 2010).
23. PHCNDVCĐ và HIV/AIDS 21 PHCNDVCĐ và HIV/AIDS Giới thiệu Công tác ứng phó với HIV / AIDS thường nhắm vào các nhóm được cho là có nguy cơ cao, chẳng hạn như lao động nhập cư, người bán dâm, đồng tính nam, người tiêm chích ma túy và dân bản địa (1). Tuy nhiên, một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất – các cá nhân có khuyết tật vĩnh viễn về thể chất, tinh thần, trí tuệ hay cảm giác – đã gần như hoàn toàn bị bỏ qua (2). Người ta thường cho rằng người khuyết tật không có nguy cơ lây nhiễm HIV vì tin rằng họ không chủ động quan hệ tình dục, không có khả năng sử dụng ma túy và ít có nguy cơ bị hiếp dâm và bạo hành (3). Gầnđây,bảntómlượcchínhsáchchungvềHIVvàngườikhuyếttậtcủaUNAIDS,WHOvà OHCHR chỉ ra rằng trong thực tế, người khuyết tật là nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao (4). Tuy nhiên, các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách ít khi xem xét đến vấn đề về người khuyết tật trong chính sách và kế hoạch phòng chống HIV / AIDS. Vấn đề này và một số rào cản khác khiến cho các chương trình và dịch vụ phòng, điều trị HIV, chăm sóc và hỗ trợ cho người khuyết tật trở nên không khả dụng và khó tiếp cận. Trong khi phần này chủ yếu tập trung vào những người khuyết tật, nguy cơ cao lây nhiễm HIV / AIDS và khả năng tiếp cận hạn chế của họ với các chương trình và dịch vụ truyền thống, chương trình PHCNDVCĐ cũng cần phải xem xét rằng những người nhiễm HIV / AIDS cũng có thể bị khuyết tật do hậu quả của căn bệnh và quá trình điều trị. Những người có HIV có thể được coi là khuyết tật khi có sự suy giảm chức năng gây hạn chế sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ vào các hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác (5). Vấn đề khuyết tật và HIV / AIDS đã bị bỏ qua trong nhiều chương trình PHCNDVCĐ.Tuy nhiên,vớivaitròcủamộtchiếnlượcpháttriểnhòanhậpdựavàocộngđồng,PHCNDVCĐ có thể thực hiện có hiệu quả việc giúp đối tượng người khuyết tật được chú ý hơn trong các chương trình và dịch vụ về HIV / AIDS, để đảm bảo rằng nhu cầu của người khuyết tật được đáp ứng, cũng như hỗ trợ hòa nhập xã hội và tạo cơ hội bình đẳng cho những người nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ và có thể trở thành khuyết tật.
24. 22 hướng dẫn PHCNDVCđ > 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG HỘP 10 Alexia Manombe-Ncube, người khuyết tật đầu tiên của Namibia trở thành Đại biểu Quốc hội, đã nhận xét rằng ở nhiều nước châu Phi tỷ lệ nhiễm HIV ở người khuyết tật cao hơn so với những người không khuyết tật. Bà cho rằng nguyên nhân của vấn đề này nằm ở chỗ người khuyết tật thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các kiến thức và hiểu biết thông thường, và do đó, dường như bị gạt ra khỏi đời sống xã hội. Người khiếm thị, chẳng hạn không thể đọc áp phích hay quảng cáo về giáo dục sức khỏe . Người khiếm thính không thể nghe chương trình phát thanh truyền hình về các con đường lây truyền bệnh. Những người không đi lại được đôi khi không thể đến các trung tâm y tế để được tư vấn hoặc kiểm tra. Hiếm khi có các tài liệu giáo dục sức khỏe bằng chữ nổi hoặc ngôn ngữ ký hiệu. Người tàn tật thậm chí đôi khi là mục tiêu trực tiếp nhắm tới của kẻ xấu. Phụ nữ và trẻ em gái bị khuyết tật về trí tuệ có thể bị ép buộc quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, có bao nhiêu nhà cung cấp dịch vụ y tế thực sự cân nhắc những vấn đề này trong chương trình hoạt động của mình? Bà Manombe-Ncube đang sử dụng chức trách, quyền hạn của mình để thúc đẩy những điều luật mới về người khuyết tật trong Quốc hội Namibia. Nếu người khuyết tật không được tiếp cận với công tác phòng ngừa và điều trị HIV / AIDS, thì Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 6: chống HIV / AIDS và các bệnh khác không thể đạt được. Chuyển thể từ () Alexi đấu tranh cho Luật về người khuyết tật Namibia
25. PHCNDVCĐ và HIV/AIDS 23 Mục tiêu Mang lại khả năng tiếp cận một cách dễ dàng các chương trình và dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ HIV / AIDS cho người khuyết tật. Nhiệm vụ của chương trình PHCNDVCĐ Nhiệm vụ của PHCNDVCĐ là (i) đảm bảo rằng người khuyết tật và gia đình của họ được trang bị kiến thức về các chương trình và dịch vụ hỗ trợ liên quan đến HIV / AIDS trong cộng đồng của họ, (ii) đảm bảo rằng khuyết tật và gia đình họ có thể tiếp cận được các chương trình và dịch vụ về HIV / AIDS và (iii) đưa người có HIV / AIDS bị khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn vào diện đối tượng tham gia của chương trình. Kết quả mong đợi • Người khuyết tật có thể tiếp cận các chương trình và dịch vụ phòng chống HIV / AIDS . • Đối tượng người khuyết tật do HIV / AIDS được đưa vào chương trình PHCNDVCĐ. • Các bên liên quan có kiến ​​thức đầy đủ về khuyết tật và HIV / AIDS. • Tạo ra các mạng lưới quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan đến người khuyết tật và người có HIV / AIDS. • Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phát triển không bỏ qua đối tượng người có HIV / AIDS. • Đưa ra các chính sách tại nơi làm việc để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho nhân viên PHCNDVCĐ và để hỗ trợ cho những người có HIV / AIDS. • Các chính sách và kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống HIV / AIDS đưa người khuyết tật có HIV/ AIDS vào diện đối tượng tham gia. Các khái niệm chính HIV / AIDS HIV (vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người) là vi rút gây ra bệnh AIDS. Bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc chất dịch cơ thể của người bị nhiễm virus; chẳng hạn, một người có thể bị nhiễm HIV khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung kim tiêm với người bị bệnh. Trẻ em cũng có thể bị nhiễm HIV trước, trong hoặc sau khi sinh nếu người mẹ bị nhiễm căn bệnh này. AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là giai đoạn cuối của HIV. AIDS làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể không có khả năng chống chọi với bệnh tật. AIDS cóthểdẫnđếnnhiễmtrùngnặng,mộtsốdạngungthư,haysuyyếuhệthầnkinh.Không phải tất cả những người bị HIV dương tính đều có AIDS – một người có thể có HIV nhiều năm trước khi bị AIDS. Các thuốc kháng vi rút (ART) có thể giúp làm chậm quá trình phát triển của vi rút HIV, nhưng không thể chữa khỏi HIV / AIDS. Hiện tại, phòng chống HIV chính là cách tốt nhất đối phó với căn bệnh thế kỷ này.
26. 24 hướng dẫn PHCNDVCđ > 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG Người có HIV/ AIDS và khuyết tật NhiềungườicóHIV/AIDScóthểmắccácdạngkhuyếttật.Cácthuốckhángvirútgiúphọ sống lâu hơn, tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là họ phải sống chung với bệnh tật triền miên (6). Người có HIV / AIDS có thể mắc phải các khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn (về thể chất, tinh thần hoặc cảm giác) do quá trình điều trị hoặc do sự phát triển của HIV. Ví dụ, các tác dụng phụ thường gặp của các phương pháp điều trị có thể kể đến như mệt mỏi, các vấn đề tiêu hóa, vấn đề về da và / hoặc bệnh thần kinh (tổn thương thần kinh) có thể dẫn đến các vấn đề về chức năng (khó khăn trong việc đi lại, vệ sinh thân thể hay điều khiển phương tiện giao thông v.v) và các khuyết tật cho những người có HIV / AIDS. Nhiều người có HIV / AIDS cũng phải chịu đựng sự kỳ thị và phân biệt đối xử. HIV / AIDS thường bị gắn với những hành vi bị cho là không thể chấp nhận được và do đó gặp kỳ thị nặng nề trong xã hội. Người có HIV / AIDS thường bị phân biệt đối xử và lạm dụng trái với đạo đức và pháp luật, nhiều người đã bị tước đi công ăn việc làm và nhà cửa, bị gia đình và bạn bè chối bỏ, một số thậm chí bị giết hại (7). Người khuyết tật nhiễm HIV / AIDS Tình dục Tình dục là cách con người trải nghiệm và thể hiện bản thân là một thực thể mang giới tính, và là một vấn đề quan trọng trong việc giải quyết HIV / AIDS. Nhiều xã hội có những điều cấm kỵ về văn hóa hạn chế việc thảo luận cởi mở về tình dục và đặc biệt là nhiều người không thấy thoải mái khi bàn về tình dục trong mối liên hệ với khuyết tật. Tuy nhiên, vấn đề tình dục là rất thực tế trong cuộc sống của nhiều người khuyết tật và không thể làm ngơ (8). Người khuyết tật thường bị coi là phi giới tính bởi vì họ bị xem là ngờ nghệch, không thể có các mối quan hệ khác giới thân mật, và / hoặc có ít nhu cầu tình dục. Tuy nhiên, điều này là sai lầm, vì nhiều người khuyết tật cũng chủ động trong tình dục như những người không khuyết tật khác (9) và do đó họ cũng có nguy cơ bị lây nhiễm HIV. Các yếu tố nguy cơ Khảo sát toàn cầu về HIV / AIDS và người khuyết tật đã chỉ ra rằng gần như tất cả các yếu tố gây nguy cơ nhiễm HIV / AIDS là cao hơn đối với người khuyết tật (10). Có một số các yếu tố rủi ro như sau: Mù chữ – Việc biết chữ là cần thiết để có thể hiểu được các thông điệp về HIV và từ đó tránh các hành vi gây nguy cơ lây nhiễm HIV (8). Mục Giáo dục nhấn mạnh rằng người khuyết tật nói chung nhận được sự giáo dục ít hơn so với đại đa số nhân dân, cũng có nghĩa là họ có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn (xem Mục Giáo dục). Hạn chế trong nhận thức và kiến ​​thức về HIV – Mức độ hiểu biết về giới tính của người khuyết tật còn thấp (9) và họ cũng ít được cung cấp thông tin về HIV (11). Đây có thể là kết quả của việc giáo dục về HIV tại gia đình và nhà trường bị bỏ qua, do các định kiến sai lầm về mặt tình dục của người khuyết tật, cũng như bởi vì các thông tin và thông điệp về HIV không được trình bày bằng những hình thức mà người khuyết tật có thể dễ dàng tiếp cận. Ví dụ, nếu các chiến dịch phòng chống chỉ thông qua các phương tiện
27. PHCNDVCĐ và HIV/AIDS 25 báo chí và các biển quảng cáo, thì người khiếm thị không thể tiếp cận được, hoặc nếu chỉ có trên các đài phát thanh, thì người khiếm thính không thể tiếp nhận được, và khi các chiến dịch này sử dụng những thông tin quá chi tiết và phức tạp, thì người khuyết tật về trí tuệ khó có thể lĩnh hội (3). HỘP 11 Nghiên cứu tiến hành ở Mozambique về khuyết tật và HIV phát hiện ra rằng một lý do khiến các chính sách và chương trình phòng chống HIV và AIDS không bao gồm đối tượng người khuyết tật là do người ta từ chối hoặc miễn cưỡng coi người khuyết tật là có khả năng tình dục. Báo cáo đó cho thấy đây là một biểu hiện khác của kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật (12). Hiểu biết về tình dục Mozambique Hành vi gây nguy cơ nhiễm HIV – Những hành vi như quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy và mại dâm làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Nghiên cứu đã cho thấy nhiều người khuyết tật cũng tham gia vào những hành vi này (10). Mặc cảm tự ti và cảm giác là mình không hấp dẫn có thể dẫn đến những hành vi tình dục không an toàn (9). Ví dụ, thanh thiếu niên khuyết tật thường bị áp lực phải quan hệ tình dục vì mong muốn được hòa nhập và xã hội chấp nhận, và do đó họ ít có khả năng đòi hỏi tình dục an toàn (3). Lạm dụng tình dục – Người khuyết tật trên toàn thế giới dễ trở thành nạn nhân của lạm dụng tình dục và cưỡng hiếp hơn người không bị khuyết tật (4), nên họ có nguy cơ bị lây nhiễm HIV cao hơn. Có nhiều yếu tố khiến cho người khuyết tật dễ bị lạm dụng như họ phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, phải sống trong bệnh viện và khó đạt được các quyền lợi về pháp luật (10) (xem thêm phần Xã hội). Các rào cản trong công tác phòng chống, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ HIV / AIDS Người khuyết tật có nhiều hạn chế trong tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ HIV, ví dụ như tư vấn xét nghiệm, thuốc men, chăm sóc và hỗ trợ (10,13). Các rào cản mà người khuyết tật phải đối mặt cũng tương tự như đã được nêu trong phần Y tế, cụ thể là những vấn đề sau đây: Chínhsách- Do tư duy cho rằng người khuyết tật có một chất lượng sống thấp và không có thể đóng góp cho xã hội một cách hiệu quả (14), nên các nhà hoạch định chính sách thường cho rằng thời gian, công sức và các nguồn lực nên được ưu tiên phục vụ cho phần dân số không khuyết tật trước(8).Theo báo cáo, khi mà các thuốc kháng vi rút khan hiếm và các dịch vụ và hỗ trợ còn hạn chế, người khuyết tật thường xuyên bị đặt ở cuối cùng trong danh sách các đối tượng được hưởng sự chăm sóc (2,8). Các rào cản về môi trường và thông tin – Các dịch vụ được cung cấp tại các phòng khám, bệnh viện và tại các địa điểm khác có thể sẽ khó tiếp cận cho người khuyết tật (ví dụ như việc không có đường dốc dành cho người sử dụng xe lăn), thiếu các hỗ trợ về ngôn ngữ ký hiệu hoặc thông tin không được cung cấp trong các định dạng khác như chữ nổi Braille, âm thanh hoặc ngôn ngữ đơn giản (5).
28. 26 hướng dẫn PHCNDVCđ > 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG Tháiđộtiêucựcvàhiểubiếtchưacặnkẽcủanhânviênytế- Nhiều người khuyết tật bị nhân viên y tế chế nhạo hoặc bị từ chối khi yêu cầu thông tin về sức khỏe tình dục và sinh sản (14). Ở nhiều nước, báo cáo cho biết họ còn bị nhân viên trung tâm xét nghiệm HIV hoặc các phòng khám AIDS cho ra về ngay cả khi họ có thể tiếp cận các nơi đó, vì các nhân viên ở đó hiểu một cách sai lầm rằng người khuyết tật không thể bị nhiễm HIV / AIDS (8). Thóiquentìmkiếmdịchvụytế – Có nhiều nguyên nhân khiến những người khuyết tật có thể không muốn sử dụng các dịch vụ phòng chống HIV / AIDS chẳng hạn như thái độ tiêu cực từ nhân viên y tế làm cho họ cảm thấy do dự trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ khi thấy lo ngại về sức khỏe tình dục của mình (11), hoặc sự kỳ thị liên quan đến HIV / AIDS khiến nhiều người phải che dấu, phủ nhận và không dám xét nghiệm HIV (9), và nhiều người khuyết tật phải nhờ các thành viên gia đình hoặc bạn bè giúp tiếp cận dịch vụ y tế và do đó họ có thể không dám sử dụng các dịch vụ này vì cảm thấy xấu hổ hay sợ hãi rằng mọi người sẽ biết về tình trạng nhiễm HIV / AIDS của họ. Tác động của HIV / AIDS đối với gia đình người bệnh Người khuyết tật có thể bị ảnh hưởng khi trong gia đình có thành viên bị nhiễm HIV / AIDS. Người khuyết tật vốn thường cần sự hỗ trợ từ các thành viên gia đình để giúp họ trong các hoạt động hàng ngày hoặc trong tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, phục hồi chức năng, song họ có thể bị bỏ mặc khi có HIV / AIDS vì việc chăm sóc sẽ tiêu tốn quá nhiều thu nhập, công sức và thời gian của gia đình. Người ta ước tính rằng 4-5% trẻ bị mất một hoặc cả hai cha mẹ do nhiễm AIDS cũng có khuyết tật (5). Khi đó, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, không được quan tâm chăm sóc, gửi vào các cơ sở hoặc bị bỏ rơi (10). Trẻ em vừa bị khuyết tật vừa bị nhiễm HIV dễ bị xa lánh và phân biệt đối xử trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục (5). Hướng tới đối tượng người khuyết tật Đưa đối tượng người khuyết tật vào các chương trình và dịch vụ hỗ trợ về HIV / AIDS Nhiều người khuyết tật không được tham gia các chương trình và dịch vụ phòng chống HIV / AIDS vì người ta cho rằng việc đó rất tốn kém hoặc quá khó khăn.Tuy nhiên, có rất nhiều cách mà các chương trình PHCNDVCĐ, các tổ chức của người khuyết tật, những người hoạt động chống HIV / AIDS, các nhà làm chính sách và giáo dục có thể hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Mục Các hoạt động đề xuất sẽ giới thiệu nhiều ý tưởng thiết thực nhưng tựu chung lại có những vấn đề sau đây: • tạo điều kiện cho họ tiếp cận các chương trình và dịch vụ phòng chống HIV / AIDS hướng tới toàn dân nói chung; • thực hiện linh hoạt các chương trình và dịch vụ phòng chống HIV / AIDS để cho phép sự tham gia của đối tượng người khuyết tật; • phát triển và thực hiện các biện pháp phòng chống HIV/ AIDS dành riêng cho đối tượng người khuyết tật không thể tiếp cận các chương trình và dịch vụ phòng chống HIV / AIDS thông thường.
29. PHCNDVCĐ và HIV/AIDS 27 Cần chú ý kết hợp các biện pháp này để có thể tiếp cận tất cả mọi đối tượng người khuyết tật. Phục hồi chức năng Phục hồi chức năng ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với những người bị khuyết tật do hậu quả của HIV / AIDS. Phục hồi chức năng liên quan đến HIV / AIDS có thể làm chậm tiến triển bệnh và giúp họ duy trì khả năng tự hoạt động (5). Phục hồi chức năng không được trình bày chi tiết ở đây và sẽ được đề cập cụ thể hơn trong phần Y tế, tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, PHCNDVCĐ ở cấp cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về chức năng mà người có HIV / AIDS gặp phải. Ngoài ra, điều quan trọng là phải xem xét các khía cạnh khác của phục hồi chức năng, ví dụ như phục hồi chức năng bằng dạy nghề có thể giúp một người khuyết tật do HIV duy trì lối sống lành mạnh và có ý nghĩa. Gợi ý các hoạt động Tạo điều kiện tiếp cận với các hoạt động dự phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ HIV PHCNDVCĐ nên hướng tới giảm các rào cản hạn chế sự tham gia của người khuyết tật trong phòng chống, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ HIV / AIDS theo các cách sau: • giúp người khuyết tật và các thành viên gia đình họ nắm được các chương trình và dịch vụ về HIV / AIDS đang có trong cộng đồng và đảm bảo họ hiểu được rằng họ có quyền tham gia vào các hoạt động đó; • đảm bảo tính dễ tiếp cận của các chương trình và dịch vụ về HIV / AIDS, chẳng hạn, các chương trình PHCNDVCĐ có thể khuyến khích các chương trình và dịch vụ về HIV / AIDS đến những địa điểm dễ tiếp cận, đi lại hoặc điều chỉnh linh hoạt các hoạt động tư vấn và hỗ trợ; • khuyến khích các chương trình và dịch vụ về HIV / AIDS đưa hình ảnh người khuyết tật vào các áp phích, biển quảng cáo hoặc các tài liệu khác được thiết kế cho cộng đồng nói chung, ví dụ như có thể đưa hình ảnh một người ngồi xe lăn hoặc một người mù chống gậy bên cạnh hình ảnh những người không bị khuyết tật khác; • cùng với các tổ chức của người tàn tật tư vấn cho các chương trình và dịch vụ về HIV / AIDS giúp họ thay đổi linh hoạt các thông điệp để đảm bảo rằng những người khuyết tật có thể dễ dàng hiểu được những nội dung được đưa ra.Ví dụ như phát bao cao su ngay trong các buổi học để giúp những người khiếm thị tham gia có thể biết được bao cao su là như thế nào và cách sử dụng ra sao; • cung cấp thông tin và tài liệu giáo dục về HIV / AIDS cho người khuyết tật có nguy cơ lây nhiễm cao, giúp đảm bảo rằng họ được quan tâm, tiếp cận; • làm việc cùng với các tổ chức của người khuyết tậtđểtưvấnchocácchươngtrìnhvàdịchvụvề HIV / AIDS những cách thay đổi tài liệu hiện có cho phù hợp với đối tượng người khuyết tật.Ví dụ như với người khiếm thính có thể xây dựng
30. 28 hướng dẫn PHCNDVCđ > 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG tài liệu thuyết minh bằng văn bản hoặc dịch sang ngôn ngữ ký hiệu, với người khiếm thị có thể cung cấp tài liệu băng chữ nổi Braille, hoặc âm thanh, những người bị suy giảm trí tuệ có thể cần tài liệu bằng hình ảnh; • làm việc cùng với các tổ chức người khuyết tật để phát triển các chương trình, dịch vụ và các tài liệu mới cho những người khuyết tật không thể tiếp cận với các hoạt động hay tài liệu dành cho số đông.Ví dụ như tổ chức các buổi giáo dục đặc biệt dành riêng cho người khuyết tật; • cung cấp sự hỗ trợ thiết thực nhất, chẳng hạn như giao thông đi lại để giúp người khuyết tật và gia đình của họ tiếp cận dễ dàng hơn các dịch vụ hỗ trợ cần thiết • đảm bảo rằng sau khi bị phát hiện có HIV dương tính, người khuyết tật và gia đình của họ được theo dõi thông qua điều trị, chăm sóc và hỗ trợ một cách phù hợp. HỘP 12 En Tại Uganda, một phụ nữ trẻ bị khiếm thính đã quan hệ tình dục với một người đàn ông có HIV dương tính. Cô mang thai, và người đàn ông đã chối bỏ trách nhiệm về mối quan hệ này cũng như đối với đứa trẻ. Các thành viên gia đình cô đã lo lắng rằng cô có thể đã bị nhiễm HIV, và đưa cô đến gặp một tư vấn viên về HIV / AIDS. Kết quả xét nghiệm của cô là dương tính, và cô được nhận thuốc kháng virus. Hiện cả cô và con (đứa trẻ không có kết quả dương tính) đang sống khỏe mạnh, bình thường, cô uống thuốc đều đặn, đi làm kiếm thu nhập và giúp đỡ các công việc nhà. Gia đình cô đang khuyến khích các gia đình khác có thành viên khuyết tật tiếp cận thông tin và dịch vụ về HIV /AIDS. Một phụ nữ trẻ kiểm soát HIV nhờ có giúp đỡ kịp thời Uganda ĐưađốitượngngườisốngchungvớiHIV/AIDSvàocácchươngtrìnhPHCNDVCĐ Vì PHCNDVCĐ hướng đến mục tiêu hòa nhập cho tất cả, các chương trình phải đáp ứng nhu cầu của những người có HIV / AIDS có thể bị khuyết tật. Một số người có HIV / AIDS có thể có nhu cầu được tiếp cận với dịch vụ chuyên biệt dành riêng cho họ, chẳng hạn như phục hồi chức năng hay các thiết bị hỗ trợ. PHCNDVCĐ có thể tạo điều kiện đáp ứng cho họ những nhu cầu này. Xây dựng năng lực Việc xây dựng năng lực mang lại lợi ích cho nhiều bên liên quan khác nhau, bao gồm cả những người khuyết tật và các thành viên gia đình của họ, nhân viên PHCNDVCĐ, các tổ chức người khuyết tật, cán bộ y tế và các thành viên trong cộng đồng. Để đạt mục tiêu này, chương trình PHCNDVCĐ có thể thực hiện những hoạt động sau đây: • tăng cường các hoạt động và các sáng kiến ​​hỗ trợ nhằm thúc đẩy vai trò ra quyết định của phụ nữ trong các vấn đề về HIV và người khuyết tật tại cộng đồng; đảm bảo rằng những người giúp đỡ và chăm sóc người khuyết tật nhiễm

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích