menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Quyển 6: Hợp phần về Tăng cường quyền năng – Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng [eBook]

user

Ngày:

25/01/2016

user

Lượt xem:

79

Bài viết thứ 06/07 thuộc chủ đề “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”

Vận động sự ủng hộ và giao tiếp

Huy động cộng đồng

Tham gia vào lĩnh vực chính trị

Các nhóm tự lực

Các tổ chức của người khuyết tật

Download tài liệu

https://www.slideshare.net/login?from_source=%2Fyhoccongdong%2Fquyen-6-hop-phan-ve-tang-cuong-quyen-nang%3Ffrom_action%3Dsave&from=download&layout=foundation

Bản tóm tắt

1. Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG
2. Thư viện dữ liệu của tổ chức WHO Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Cẩm nang hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 1. Phục hồi chức năng. 2. Người khuyết tật. 3. Các dịch vụ sức khỏe cộng đồng. 4. Chính sách y tế. 5. Quyền con người. 6. Công bằng xã hội. 7. Sự tham gia của khách hàng. 8. Hướng dẫn. I. Tổ chức Y tế thế giới. II. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc. III. Tổ chức Lao động Quốc tế. IV. Tổ chức vì sự phát triển người khuyết tật Quốc tế. ISBN 978 92 4 354805 0 (THƯ VIỆN Y KHOA QUỐC GIA HOA KỲ / MÃ TRA CỨU:WB 320) Xuất bản bởi Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2010 với tựa đề: “Community-based rehabilitation: CBR guidelines” Bản quyền © Tổ chức Y tế Thế giới 2010 WHO bảo lưu mọi quyền. Các ấn phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới có thể được mua tại cơ quan báo chí WHO, Tổ chức Y tế Thế giới, số 20 Đại lộ Appia, 1211 Giơ-ne-vơ 27, Thụy Sỹ (điện thoại: +41 22 791 3264; fax: +41 22 791 4857; e-mail: bookorders@who.int). Các yêu cầu về xin phép tái bản hoặc dịch thuật các ấn phẩm của WHO – bất kể với mục đích kinh doanh hay phân phối phi thương mại – phải được phép của cơ quan báo chí WHO , tại địa chỉ nêu trên (fax: +41 22 791 4806; e-mail: permissions@who.int). Các chức danh được sử dụng và việc trình bày các tư liệu trong ấn phẩm này không ám chỉ bất kỳ quan điểm nào của Tổ chức Y tế Thế giới liên quan tới tình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, thành phố hay khu vực hoặc các nhà chức trách ở đó, hay liên quan tới giới hạn về ranh giới hay biên giới. Các đường chấm trên các bản đồ đại diện cho các đường biên giới tương đối mà có thể chưa có sự nhất trí hoàn toàn. Việc đề cập các công ty cụ thể hoặc các sản phẩm của các nhà sản xuất cụ thể không ám chỉ rằng họ được khuyến khích hay khuyến nghị bởiTổ chứcY tếThế giới hơn là các công ty hay sản phẩm khác cùng loại không được nhắc tới. Ngoại trừ do sai sót và thiếu sót, tên của các sản phẩm đã có quyền sở hữu được phân biệt bằng các chữ cái đầu viết hoa. Tổ chức Y tế Thế giới đã rất thận trọng trong việc xác minh các thông tin có trong ấn phẩm này. Tuy nhiên, tài liệu xuất bản này không được đảm bảo dưới bất kỳ hình thức nào kể cả khi được thể hiện rõ hay ngụ ý. Độc giả chịu trách nhiệm về việc diễn giải và sử dụng tài liệu này. Tổ chức Y tế Thế giới sẽ không chịu trách nhiệm về các thiệt hại do sử dụng tài liệu này. Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội,Việt Nam đã được Giám đốc củaTổ chức Y tế Thế giới trao quyền dịch thuật và xuất bản một ấn phẩm tiếng Việt và sẽ chịu trách nhiệm chính đối với bản Tiếng Việt này. Thiết kế và trình bày bởi Inís Communication – www.iniscommunication.com In tại Việt Nam
3. Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG Mục lục Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 Vận động sự ủng hộ và giao tiếp . . . . . . . . . . . . . . 9 Huy động cộng đồng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19 Tham gia vào lĩnh vực chính trị . . . . . . . . . . . . . . 29 Các nhóm tự lực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37 Các tổ chức của người khuyết tật . . . . . . . . . . . . . 49
4. LỜI NÓI ĐẦU 1 LỜI NÓI ĐẦU Lời nói đầu Tăng cường quyền năng là hợp phần cuối cùng trong ma trận PHCNDVCĐ và là chủ đề xuyên suốt. Trong khi bốn hợp phần đầu tiên của ma trận liên quan đến lĩnh vực phát triển chủ chốt (đó là: y tế, giáo dục, sinh kế, và các lĩnh vực xã hội), thì hợp phần tăng cường quyền năng tập trung vào tầm quan trọng của việc tăng cường quyền năng cho người khuyết tật, các thành viên trong gia đình và cộng đồng của họ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lồng ghép vấn đề khuyết tật vào từng lĩnh vực và để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có khả năng tiếp cận với quyền và quyền lợi của họ. Từ tăng cường quyền năng có ý nghĩa khác nhau trong những bối cảnh khác nhau và không dễ dịch sang các ngôn ngữ khác (1). Các khái niệm mô tả đơn giản về tăng cường quyền năng bao gồm: có tiếng nói và được lắng nghe, tự lực, tự ra quyết định, có kiểm soát hoặc giành quyền kiểm soát hơn nữa, được tự do, độc lập, có khả năng đấu tranh cho quyền lợi của chính mình, và được công nhận và tôn trọng bình đẳng như các công dân và con người khác với phần đóng góp nhất định (1,2). Nhiều chương trình PHCNDVCĐ đã tập trung vào mô hình y tế, tức là về cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng cho người khuyết tật mà không đòi hỏi bất cứ điều gì.Trong khi điều này đã mang lại những thay đổi tích cực cho nhiều người khuyết tật, nó cũng đã thúcđẩymộtmôhìnhphụthuộc-mộtquanđiểmmôthứccủangườichovàngườinhận. Việc tăng cường quyền năng bắt đầu xảy ra khi các cá nhân hoặc các nhóm người nhận ra rằng họ có thể thay đổi tình trạng của họ, và bắt đầu tiến hành. Quá trình này bao gồm các yếu tố như nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực dẫn tới sự tham gia nhiều hơn, nhiều quyền ra quyết định và kiểm soát tốt hơn, và để hành động để có thay đổi (2). Người khuyết tật, thành viên trong gia đình và cộng đồng của họ đóng vai trò trung tâm trong PHCNDVCĐ. Các hướng dẫn khuyến khích và thúc đẩy sự chuyển hướng từ mô hình truyền thống của PHCNDVCĐ sang một mô hình phát triển toàn diện dựa vào cộng đồng. Điểm khởi đầu của bất kỳ chương trình PHCNDVCĐ nào nên là tạo thuận lợi cho việc trao quyền cho người khuyết tật và gia đình, cộng đồng của họ vì điều này sẽ giúp đạt được các mục tiêu, kết quả và sự bền vững.
5. 2 hướng dẫn PHCNDVCđ > 6: HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG HỘP 1 Hội đồng Malawi cho Người khuyết tật (MACOHA), là một đơn vị trực thuộc Bộ Người khuyết tật và người cao tuổi (MPWDE), chịu trách nhiệm thực hiện chương trình PHCNDVCĐ quốc gia ở Malawi. MACOHA phối hợp hoạt động với các Bộ, ngành khác ví dụ như các cơ quan chịu trách nhiệm về y tế, giáo dục, tài chính, lập kế hoạch kinh tế, vấn đề giới, phát triển của trẻ em và phát triển cộng đồng, và đồng thời phối hợp với Liên đoàn các tổ chức người khuyết tật ở Malawi (FEDOMA), tổ chức CBM (một tổ chức phi chính phủ quốc tế làm việc với người khuyết tật), Sight Savers quốc tế, và Hiệp hội người khuyết tật của Na Uy. Dự thảo hướng dẫn PHCNDVCĐ đưa ra khuôn khổ cơ bản để xây dựng các chương trình quốc gia về PHCNDVCĐ, cùng với các Công ước về Quyền của Người khuyết tật và nhiệm vụ của Thập kỷ châu Phi vì người khuyết tật. Chính phủ Malawi đã coi PHCNDVCĐ như một phương pháp thích hợp hơn cả để tiếp cận được người khuyết tật trên cả nước. MACOHA là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện các hợp phần về y tế, giáo dục, và sinh kế trong bảng ma trận PHCNDVCĐ, và mặt khác, cơ quan này hợp tác với FEDOMA và các tổ chức phi chính phủ, các Bộ của chính phủ và các tổ chức của người khuyết tật (DPO) nhằm thực hiện các cấu phần xã hội và nâng cao vị thế, quyền năng của ma trận. MACOHA, FEDOMA và các đối tác làm việc trực tiếp với người khuyết tật ở cấp huyện và cấp xã để tăng thêm quyền năng cho đối tượng này. Việc tăng cường quyền năng bắt đầu bằng một chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, huy động cộng đồng, và các tổ chức của người khuyết tật và lập ra một ủy ban của người khuyết tật. Sau đó, đại diện của Ủy ban tham dự một hội thảo tập huấn để giúp họ hiểu biết nhiều hơn về các khái niệm của PHCNDVCĐ và lồng ghép, tạo điều kiện cho họ thương lượng với chính quyền địa phương và tiếp cận với những lợi ích của các sáng kiến ​​phát triển. Vì vậy, người khuyết tật có được điều kiện thuận lợi để tiếp cận với cơ hội về y tế, giáo dục và sinh kế, họ đang dần dần được công nhận hơn, có tiếng nói và chủ động hơn, và từ đó thúc đẩy được sự tham gia và cơ hội bình đẳng, nâng cao sự tự tin của chính họ. Một đánh giá mới đây của Hiệp hội người Khuyết tật Na Uy cho thấy rằng trong khi MACOHA thực hiện hoạt động trên tất cả năm cấu phần của ma trận PHCNDVCĐ, thì trọng tâm chính của MACOHA và điểm khởi đầu vẫn là “trao quyền cho người khuyết tật, đặc biệt là quyền và vị thế về chính trị và kinh tế”. Đánh giá này cho thấy chương trình PHCNDVCĐ Malawi vận hành hiệu quả và hữu ích vì đã tập hợp được các Bộ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức của người khuyết tật. Được công nhận, có tiếng nói và chủ động Malawi
6. LỜI NÓI ĐẦU 3 Mục tiêu Người khuyết tật và các thành viên trong gia đình họ tự quyết định và chịu trách nhiệm cho việc thay đổi cuộc sống và phát triển cộng đồng của chính mình. Vai trò của PHCNDVCĐ Vai trò của PHCNDVCĐ là đóng góp vào quá trình tăng cường quyền năng bằng cách thúc đẩy, hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc tham gia tích cực của người khuyết tật và gia đình họ trong các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ Kết quả mong muốn • Người khuyết tật có thể đưa ra những lựa chọn và quyết định với đầy đủ thông tin. • Người khuyết tật là người tham gia và có đóng góp tích cực trong gia đình và cộng đồng. • Tháo gỡ được các Rào cản trong cộng đồng và người khuyết tật được thừa nhận như là những người có tiềm năng. • Người khuyết tật và gia đình của họ có thể tiếp cận với các lợi ích và dịch vụ phát triển trong cộng đồng của họ. • Người khuyết tật và các thành viên gia đình họ tập trung với nhau, hình thành nên các nhóm và tổ chức của mình, và cùng làm việc hướng tới giải quyết các vấn đề chung của người khuyết tật. Các khái niệm chính Tước quyền Nhiều người khuyết tật đã từng bị tước quyền ở cả trong gia đình và tại cộng đồng. Thường thì họ vẫn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ gia đình mình tuy nhiên họ cũng bị bảo vệ quá mức, khi mà các thành viên gia đình làm hầu hết mọi thứ cho họ, và họ có thể bị từ chối và loại ra khỏi đời sống cộng đồng vì sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Điều này có nghĩa rằng người khuyết tật có rất ít cơ hội và lựa chọn, họ trở thành nạn nhân và đối tượng của lòng thương xót, không có cơ hội để tạo sự khác biệt. Những thái độ tiêu cực và kỳ vọng thấp khiến người khuyết tật cảm thấy mình bị tước đoạt quyền – cảm thấy không thể làm bất cứ điều gì hoặc không thể thay đổi cuộc sống của chính mình, cảm thấy vô dụng và bất lực, thiếu tự tin về bản thân và lòng tự trọng thấp. Chính thực trạng về Tước quyền như vậy đã bắt đầu việc tìm kiếm khả năng tăng cường quyền lực. Tăng quyền hạn và tạo động lực Tăng cường quyền lợi là một quá trình phức tạp, đó không phải điều xảy ra ngay lập tức, hoặc có thể được trao cho một người nào đó (2). Thay đổi phải bắt đầu bằng việc người khuyết tật thay đổi suy nghĩ của họ từ chỗ tiếp nhận thụ động tới đóng góp tích
7. 4 hướng dẫn PHCNDVCđ > 6: HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG cực. Thay đổi trong suy nghĩ là rất quan trọng để vượt qua những rào cản về thể chất, thể chế và quan điểm hiện hữu tồn tại trong cộng đồng. Các chương trình PHCNDVCĐ có thể tạo thuận lợi cho quá trình này ví dụ như thông qua nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin, phát triển năng lực, và khuyến khích tham gia – những yếu tố có thể dẫn đến kiểm soát tốt hơn tất cả các thành phần này được đề cập trong các hướng dẫn của PHCNDVCĐ. Nhận thức Nhận thức là mức độ hiểu biết của bản thân các cá nhân, hoàn cảnh của họ và xã hội mà họ đang sống. Nâng cao nhận thức giúp mọi người nhận ra rằng có những cơ hội để thay đổi (3). Nâng cao nhận thức trong gia đình và cộng đồng về vấn đề khuyết tật và nhân quyền cũng có thể giúp dỡ bỏ các rào cản đối với người khuyết tật để họ được tự do hơn trong việc tham gia và ra quyết định. Thông tin Thông tin là sức mạnh, và một trong những hoạt động chủ chốt của các chương trình PHCNDVCĐ là phổ biến thông tin. Càng nghèo thì khả năng tiếp cận thông tin cơ bản về quyền / quyền lợi của người dân càng ít; việc cung cấp các thông tin đảm bảo rằng mọi người đều được chuẩn bị tốt hơn để tận dụng các cơ hội, tiếp cận dịch vụ, thực hiện các quyền, thương lượng hiệu quả, và buộc các cơ quan/ tổ chức liên quan phải có trách nhiệm. Người khuyết tật không thể hành động hiệu quả và mang lại thay đổi trừ phi họ có thông tin phù hợp, kịp thời và được trình bày theo các cách thức mà họ có thể hiểu được (1). Nâng cao năng lực Người khuyết tật cần một chuỗi các kỹ năng và kiến ​​thức để có thể giúp họ tham gia và đóng góp có ý nghĩa cho gia đình và cộng đồng của họ. Từ kỹ năng và kiến thức đạt được có thể dẫn là sự tự tin và tự trọng được tăng cường, đây là một phần quan trọng của quá trình tăng cường quyền lợi. Hỗ trợ đồng đẳng Nhiều người khuyết tật cảm thấy mình là những người duy nhất phải đối mặt với vấn đề cụ thể, nhưng khi họ gặp những người có vấn đề tương tự như mình, họ có thể thấy rằng vấn đề của họ được chia sẻ và có những giải pháp chung. Bên cạnh nhau giúp giảm thiểu sự cô lập và tăng cường hỗ trợ lẫn nhau (xem các nhóm tự giúp đỡ và các tổ chức Người Khuyết tật, phía dưới đây).
8. LỜI NÓI ĐẦU 5 Tham gia Đóng góp của người khuyết tật sẽ được xã hội công nhận và điều này cũng rất quan trọng trong quá trình tăng quyền. Người khuyết tật có thể tham gia và đóng góp tích cực ở nhiều cấp độ khác nhau. Ví dụ tại một hộ gia đình, họ có thể tham gia vào các hoạt động như chăm sóc các thành viên khác trong gia đình, chăn nuôi gia súc, lấy nước, nấu ăn, giặt giũ; ở cấp cộng đồng, họ có thể cung cấp hỗ trợ đồng đẳng cho những người mới bị khuyết tật thời gian gần đây và họ cũng có thể trở thành thành viên của một nhóm hoặc một tổ chức. Khối liên kết và các quan hệ đối tác Do số lượng còn hạn chế, người khuyết tật lập ra các khối liên kết và quan hệ đối tác với những đối tượng khác đang làm việc hướng tới những mục tiêu chung về tham gia và phát triển. Việc tham gia hoạt động hiệu quả khi các nhóm khác cùng tham gia – bằng hành động tập thể, thì quyền sở hữu cộng đồng lớn hơn. HỘP 2 Myla Ayocho đến từ Philippines và bị tật nứt đốt sống bẩm sinh. Từ khi còn ít tuổi, cô đã gặp khó khăn trong việc phải đối phó với tình trạng khuyết tật của mình trong cuộc sống. Cô nói “lòng tự trọng và sự tự tin của tôi rất thấp. Tôi từng luôn luôn tự hỏi ‘tại sao lại là tôi?” Và thậm chí tôi còn nghĩ tới việc tự tử. Thời gian trôi qua, tôi học được cách chung sống với tình trạng sức khỏe và tận dụng các khả năng của mình. Với sự hỗ trợ của chương trình PHCNDVCĐ và học bổng từ Simon Cyrene, tôi tốt nghiệp trung học và hoàn thành một khóa học kế toán (năm 2007). Sau đó, tôi đã học một khóa đào tạo về tự nâng cao năng lực bản thân và năng lực lãnh đạo. Kể từ đó, cuộc sống của tôi đã thay đổi. Tôi là một lãnh đạo chủ chốt trong chương Albay của các tổ chức người khuyết tật. Sự tự tin và cách suy nghĩ đã thay đổi cho phép tôi đối mặt với thực tế tình trạng khuyết tật của mình. Giờ đây, tôi đã thoát ra ​​khỏi vỏ ốc của mình và tôi làm việc để động viên người khác bằng cách tạo ra một tấm gương cho họ nhìn vào. Món quà tuyệt vời đầu tiên chúng ta có thể gửi cho người khác là một ví dụ điển hình – khuyết tật không phải là một trở ngại khiến chúng ta không đạt được mục tiêu của mình”. Myla là một điển hình tốt Phi-líp-pin Các yếu tố trong phần này Vận động sự ủng hộ và giao tiếp Đây là yếu tố về tự vận động, có nghĩa là người khuyết tật nói ra cho chính họ, và đồng thời cả giao tiếp, cách các tin nhắn được gửi đi và nhận, – những điều quan trọng để tự vận động. Cả hai yếu tố này nên được xem xét khi hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc tăng
9. 6 hướng dẫn PHCNDVCđ > 6: HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG cường quyền cho người khuyết tật – chúng kết nối người khuyết tật với gia đình và cộng đồng họ, cho họ khả năng để được lựa chọn, được bày tỏ ý kiến ​​và đưa ra quyết định mà từ đó xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng. Chương trình PHCNDVCĐ đóng một vai trò quan trọng với người khuyết tật nhằm cải thiện khả năng giao tiếp và liên kết với những người khác của họ, và cuối cùng dẫn đến tăng khả năng tự khẳng định mình của người khuyết tật. Huy động cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng đối với sự thành công của chương trình PHCNDVCĐ, và huy động cộng đồng là một chiến lược nhằm mục đích khuyến khích sự tham gia của các thành viên cộng đồng và tăng cường quyền cho họ để họ thay đổi và hành động. Chiến lược này thường được sử dụng tại các nước có thu nhập thấp để giải quyết các vấn đề phát triển cộng đồng, và có thể sử dụng các chương trình PHCNDVCĐ để đảm bảo rằng các cộng đồng được tăng cường quyền cho việc giải quyết nhu cầu của người khuyết tật và các thành viên trong gia đình họ. Tham gia về chính trị Tăng cường sự tham gia của người khuyết tật trong các hoạt động chính trị là một cách tiếp cận quan trọng nhằm tăng cường quyền được ra quyết định đóng vai trò trung tâm trong hoạt động chính trị, sự tham gia về chính trị cho phép người chịu ảnh hưởng của các vấn đề được đặt ở vị trí trung tâm trong việc ra quyết định và có tầm ảnh hưởng đối với sự thay đổi. Có rất nhiều cách khác nhau mà tại đó, mọi người có thể tham gia chính trị, bao gồm tham gia chính thức (ví dụ như hoạt động chính trị đảng phái quốc gia và địa phương) và sự tham gia không chính thức (ví dụ như các cuộc thảo luận chính trị với bạn bè và gia đình).Yếu tố này tìm ra những cách thức thực tiễn nhằm đảm bảo cho người khuyết tật và gia đình họ có thể tác động tới việc đưa ra quyết định và đạt được các quyền và cơ hội bình đẳng. Các nhóm tự lực Các nhóm tự lực là các nhóm không chính thức mà mọi người tập hợp lại với nhau để theo đuổi một loạt các hoạt động và cùng xử lý các vấn đề chung. Các chương trình PHCNDVCĐ cần hoạt động vượt ra ngoài vấn đề cá nhân mà tập trung vào khuyến khích người khuyết tật và gia đình họ để thiết lập, và tham gia vào các nhóm tự lực. Tham gia vào các nhóm tự lực có thể cải thiện sự công nhận của người khuyết tật trong cộng đồng mình, cung cấp cho họ sự hỗ trợ lẫn nhau, khuyến khích họ chia sẻ các nguồn lực và cùng nhau tìm ra giải pháp, và nâng cao lòng tự tin và tự trọng. Chính là thông qua các nhóm tự lực này mà PHCNDVCĐ có thể thực hiện được một số mục tiêu của mình và tạo thuậnlợichoquátrìnhtăngcườngquyền.Yếutốnàytậptrungvàocáchthứcmàchương trình PHCNDVCĐ có thể hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc hình thành nên các nhóm tự lực.
10. LỜI NÓI ĐẦU 7 Các tổ chức người khuyết tật Cũng giống như công nhân ở nhiều nơi trên thế giới tập hợp để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi của họ tại nơi làm việc, thì người khuyết tật tập hợp để hình thành nên “các tổ chức ngườikhuyếttật”(DPO)đểthúc đẩy và bảo vệ quyền lợi của họ. Các tổ chức người khuyết tật tồn tại ở cấp độ khu vực, quốc gia và quốc tế, thường có một cấu trúc chính thức, và tham gia vào một loạt các hoạt động bao gồm vận động sự ủng hộ và đại diện. Hỗ trợ các tổ chức này là một cách để thúc đẩy việc tăng cường quyền cho người khuyết tật. Trong cộng đồng nơi các chương trình PHCNDVCĐ và các tổ chức của người khuyết tật cùng tồn tại, họ cần phải làm việc cùng nhau.Trong trường hợp mà tổ chức của người khuyết tật không tồn tại, các chương trình PHCNDVCĐ được khuyến khích để hỗ trợ thành lập các tổ chức này ở cấp cộng đồng; yếu tố này bao gồm cả nội dung làm thế nào để họ có thể làm hiệu quả việc này.
11. Vận động sự ủng hộ và giao tiếp 9 Vận động sự ủng hộ và giao tiếp Giới thiệu Vận động sự ủng hộ đã được đề cập tới như một hoạt động được đề xuất trong xuyên suốt hướng dẫn của PHCNDVCĐ.Vận động sự ủng hộ có thể được thực hiện theo những cách khác nhau và bởi những người khác nhau, ví dụ như các nhóm tự lực, hoặc các tổ chức người khuyết tật có thể vận động mọi người ủng hộ như một nhóm để ảnh hưởng đến khâu ra quyết định nhằm tạo ra được thay đổi và đảm bảo cho các chính sách và các chương trình hoà nhập cho người khuyết tật.Tuy nhiên yếu tố này tập trung vào việc tự vận động, có nghĩa là cá nhân tự lên tiếng. Vận động thành công phụ thuộc vào các thông điệp quan trọng được truyền đạt và được lắng nghe. Tuy nhiên, nhiều người khuyết tật gặp phải rào cản trong giao tiếp, vì vậy tiếng nói của họ thường xuyên không có và họ ít có cơ hội gây ảnh hưởng đến các quyết định về các vấn đề, các chính sách và dịch vụ có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ (4). Công ước về Quyền của Người khuyết tật nêu bật tầm quan trọng của giao tiếp đối với người khuyết tật. Điều 9 kêu gọi các quốc gia thành viên đảm bảo rằng người khuyết tật có thể tiếp cận bình đẳng như những người khác “… thông tin và giao tiếp, bao gồm các hệ thống và công nghệ – giao tiếp …”, và Điều 21 khẳng định quyền“… tự do ngôn luận và ý kiến​​, bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng trên cơ sở bình đẳng với những người khác và thông qua tất cả các hình thức giao tiếp mà họ lựa chọn …“(5). Tự vận động và giao tiếp một cách hiệu quả là một phần quan trọng trong quá trình tăng cường quyền cho người khuyết tật.Yếu tố này nhấn mạnh những khía cạnh quan trọng của từng nội dung trong số này và đưa ra gợi ý cơ bản cho các hoạt động mà chương trình PHCNDVCĐ có thể thực hiện.
12. 10 hướng dẫn PHCNDVCđ > 6: HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG HỘP 3 Hansa sinh ra trong một gia đình nông thôn ở một ngôi làng hẻo lánh tên là Dhanki ở Gujarat, Ấn Độ. Gia đình cô là dân lao động, tiền lương nhận được theo ngày. Bị điếc hoàn toàn, cộng với mắt kém và có thiểu năng trí tuệ, Hansa bị dân làng coi là “lời nguyền của Chúa”. Gia đình cô bị xa lánh và việc họ xuất hiện trên các cánh đồng hay tại nhà của người khác được xem điềm xấu. Bởi vậy thức ăn hàng ngày cho gia đình Hansa phụ thuộc vào công việc mà họ tìm được để làm mỗi ngày, sự kỳ thị và phân biệt đối xử này đã trở thành một gánh nặng ảnh hưởng đến cả gia đình. Mọi thứ bắt đầu thay đổi đối với Hansa và gia đình cô khi một nhân viên PHCNDVCĐ do Tổ chức Sense quốc tế đào tạo bắt đầu tham gia hỗ trợ. Trong những chuyến viếng thăm thường xuyên đến gia đình Hansa, nhân viên PHCNDVCĐ hỗ trợ Hansa bắt đầu khám phá môi trường xung quanh thông qua các trò chơi và hoạt động. Cùng với thời gian, Hansa bắt đầu phản hồi và có tiến bộ. Cô đã học cách giao tiếp với ngôn ngữ ký hiệu, tính toán bằng hạt và làm được những phép tính đơn giản. Cô bắt đầu giúp mẹ công việc gia đình. Một Hansa lúc trước nhếch nhác và hay lẩn trốn đã biến thành một cô gái mới lớn ăn mặc đẹp đẽ và tự tin. Người dân phải mất khá nhiều thời gian để có thể thay đổi quan điểm của mình, nhưng dần dần mọi thứ bắt đầu thay đổi một cách chậm chạp. Người nông dân bắt đầu thuê cha mẹ Hansa làm việc trở lại và họ đã để ý tới tay nghề và khả năng của Hansa. Hansa bây giờ là một tay cứng về nông nghiệp và góp phần vào việc tăng thu nhập của gia đình. Gia đình cô thêm một lần nữa được mời đến tham dự các sự kiện xã hội và Hansa đã thành lập một nhóm bạn bè tầm tuổi mình. Con đường đến với một cuộc sống có ý nghĩa của Hansa Ấn Độ
13. Vận động sự ủng hộ và giao tiếp 11 Mục tiêu Người khuyết tật có thể lên tiếng bênh vực bản thân. Vai trò của PHCNDVCĐ Vai trò của PHCNDVCĐ là hỗ trợ người khuyết tật xây dựng và phát triển các kỹ năng vận động và giao tiếp, và đảm bảo là môi trường của họ mang lại các cơ hội và sự hỗ trợ nhằm cho phép họ ra quyết định và thể hiện được các nhu cầu và mong muốn của mình một cách tốt nhất. Kết quả mong muốn • Người khuyết tật và gia đình họ đã được tiếp cận tốt hơn với các nguồn thông tin và cách giao tiếp. • Rào cản về giao tiếp đối với người khuyết tật được giảm và/hoặc loại bỏ. • Người khuyết tật và gia đình họ đại diện cho mình trong cộng đồng của mình. • Nhân viên PHCNDVCĐ là những cán bộ giao tiếp tốt và chia sẻ thông tin với tất cả các bên liên quan bao gồm cả những người có khó khăn về giao tiếp. Các khái niệm chính Tự vận động Tự vận động là gì? Hầu hết mọi người đều sử dụng tự vận động mỗi ngày để đáp ứng các nhu cầu cá nhân của mình. Tự vận động là để nói tới những người có tiếng nói của riêng mình. Nó có nghĩa là hiểu biết về quyền và trách nhiệm của mình, lên tiếng cho quyền lợi của mình, và có khả năng đưa ra những lựa chọn và quyết định về cuộc sống của mình. Tại sao lại quan trọng? Tự vận động là một phần quan trọng trong việc nâng cao quyền và vị thế. Đối với nhiều người khuyết tật, phần lớn cuộc đời họ không được lắng nghe và bị sai khiến phải làm cái này cái kia. Người khác thường ra quyết định thay cho họ. Bằng cách học tập các kỹ năng tự vận động, người khuyết tật có thể học hỏi để khẳng định quyền lợi của mình, kiểm soát cuộc sống của mình, và đưa ra quyết định tốt nhất cho mình. Tự vận động có thể đơn giản như là người khuyết tật được lựa chọn xem mình sẽ ăn gì, sẽ mặc gì, hoặc, ở một cấp độ khác, nó có nghĩa là họ được nói chuyện công khai về những vấn đề quan trọng đối với họ, ví dụ bình luận về một dịch vụ mà họ đã sử dụng.
14. 12 hướng dẫn PHCNDVCđ > 6: HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG HỘP 4 Trẻ khuyết tật đóng vai trò quan trọng ở các cuộc đàm phán quá trình xây dựng Công ước Quyền của Người khuyết tật. Vào tháng Giêng năm 2006, tại vòng đàm phán thứ sáu, một nhóm trẻ em từ Bangladesh, Trung Quốc và Vương quốc Anh đã tới New York để trình bày quan điểm của chúng về lý do tại sao cần đưa vào Công ước các biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền lợi của trẻ. Trong một tuyên bố bằng văn bản được lưu hành rộng rãi, trẻ em nhấn mạnh sự cần thiết phải thừa nhận tầm quan trọng của việc hoàn thiện thể chế, tình trạng bạo lực và lạm dụng sự thách thức về đảm bảo khả năng tiếp cận với các dịch vụ và thông tin. Tại lễ ký kết Công ước tháng 3 năm 2007, hai người trẻ tuổi ủng hộ cho người khuyết tật đến từ Nicaragua và Armenia nhắc nhở các đại biểu về sự cần thiết phải đặc biệt chú ý đến tình hình trẻ em khuyết tật khi thực hiện Công ước mới. Sự tham gia của những người trẻ này khẳng định rằng trẻ khuyết tật có thể là những người ủng hộ/ vận động hiệu quả cho quyền lợi của mình và có quyền tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến họ (i, ii, iii, iv). Tự vận động một cách hiệu quả Cần loại hình hỗ trợ nào? Ở nhiều nơi, người khuyết tật phải chịu tình trạng bị kỳ thị và phân biệt đối xử, và họ rất khó khăn để được nói lên ý kiến, mong muốn và nhu cầu ​​của mình. Thường thì người khuyết tật cần được hỗ trợ để học các kỹ năng tự vận động (xem các hoạt động được gợi ý). Trong khi tự vận động là mục tiêu cuối cùng đối với người khuyết tật, trong một số trường hợp họ có thể đề nghị hoặc cần sự hỗ trợ của một người ủng hộ. Người ủng hộ có thể là một thành viên trong gia đình, bạn bè, thành viên của một tổ chức người khuyết tật, một tình nguyện viên từ cộng đồng, hoặc một nhân viên PHCNDVCĐ. Người này có thể giúp người khuyết tật tiếp cận thông tin, cung cấp hỗ trợ tại các cuộc gặp và các cuộc họp, viết thư về các vấn đề quan trọng và phát biểu thay mặt người khuyết tật trong những tình huống khó khăn. Giao tiếp Giao tiếp là gì? Giao tiếp là cách thức để thông tin và các thông điệp được chuyển từ người này sang người khác và là phương tiện để các mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân và cộng đồng được xây dựng và duy trì. Có ba thành phần quan trọng để giao tiếp hiệu quả: phương tiện, lý do và cơ hội • Các phương tiện: đề cập đến việc một thông điệp được gửi đi như thế nào. Điều này có thể được thực hiện thông qua lời nói hoặc bằng văn bản, ngôn ngữ ký hiệu, và/ hoặc các thiết bị thông tin liên lạc hỗ trợ. Chúng ta có thể yêu cầu truy cập vào các phương tiện truyền thông phù hợp nhất với nhu cầu của mình (xem Hợp phần phần Y tế – Sức khỏe: các thiết bị trợ giúp).
15. Vận động sự ủng hộ và giao tiếp 13 • Lý do: đề cập đến lý do tại sao việc giao tiếp/ trao đổi thông tin lại diễn ra. Có rất nhiều lý do, trong đó bao gồm: từ nhu cầu thực tế, ví dụ đề nghị được uống, thể hiện các suy nghĩ, ý kiến ​​và cảm xúc, hỏi tên của một người nào đó, kết bạn hoặc kể một câu chuyện đùa. • Cơ hội: con người cần có cơ hội giao tiếp thường xuyên với người khác. Nhiều người khuyết tật không có cơ hội giao tiếp, ví dụ như trẻ em khuyết tật được thường đi trốn khi có khách đến thăm gia đình, một người lớn không nói được sau một cơn đột quỵ có thể không được tham gia vào các quyết định của gia đình, một người điếc không thể tham gia trong một cuộc họp hội đồng thành phố vì không sẵn bố trí một phiên dịch nói bằng ngôn ngữ ký hiệu. Cơ hội hạn chế có thể ảnh hưởng đến việc học tập, phát triển giao tiếp và cả các kỹ năng khác. Ngay cả khi không có tiếng nói, người ta vẫn có thể giao tiếp Trong khi các khái niệm về tự vận động đối với người khuyết tật có nghĩa là có được tiếng nói của chính mình, thì việc này không nhất thiết là có tiếng nói theo nghĩa đen. Một số người khuyết tật không thể nói chuyện hay giao tiếp dễ dàng với người khác. Các khuyết tật mang tính thể chất, thính giác, thị giác và suy giảm trí tuệ có thể ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp và khả năng người khác có thể hiểu được họ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng mọi người đều có khả năng giao tiếp ngay cả khi họ không có khả năng nói – giao tiếp không chỉ bao gồm ngôn ngữ nói. Người khuyết tật vẫn có thể thể hiện những cái mình thích và không thích, những mong muốn và nhu cầu của mình, theo những cách khác nhau, chứ không chỉ bằng lời nói. Giao tiếp cũng bao gồm“… sự hiển thị văn bản, chữ nổi Braille, thông tin xúc giác, chữ in lớn, truy cập đa phương tiện cũng như văn bản, âm thanh, ngôn ngữ đơn thuần, máy đọc và cách thức thay thế chế độ và làm tăng thêm, các phương tiện và các định dạng truyền thông, bao gồm cả công nghệ thông tin truy cập và thông tin liên lạc“(5) (xem hợp phần phần về Y tế – Sức khỏe: các thiết bị trợ giúp). HỘP 5 Trang 14 tuổi và đang sống cùng gia đình trong một ngôi làng xa xôi trên đồi. Trang bị bệnh bại não và chính vì điều này mà khả năng giao tiếp của Trang kém. Gia đình và bạn bè của cô không thể hiểu được lời cô nói và cô ấy không thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu bởi vì sự vận động của cô thiếu tính phối hợp. Hầu hết mọi người nghĩ rằng trí tuệ của Trang cũng có thể bị suy giảm do kỹ năng giao tiếp của cô hạn chế. Cô của Trang tiếp cận các chương trình PHCNDVCĐ và nhờ giúp đỡ. Nhân viên PHCNDVCĐ đã giúp tạo ra một bảng trao đổi thông tin, trong đó có chứa hình ảnh của các hoạt động quan trọng trong cuộc sống của Trang. Trang bây giờ sử dụng bảng này cũng như di chuyển đôi mắt của mình để thể hiện nhu cầu và trao đổi thông tin/ trò chuyện với gia đình và bạn bè. Nhân viên PHCNDVCĐ cũng đã khuyến khích gia đình Trang bắt đầu dạy cho Trang biết đọc. Trang học cách giao tiếp Việt Nam
16. 14 hướng dẫn PHCNDVCđ > 6: HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG Các rào cản về giao tiếp Tự vận động cũng có nghĩa là người khuyết tật cần phải được lắng nghe, và điều quan trọng là phải xác định được các rào cản trong giao tiếp. Có bốn rào cản chủ yếu: rào cản vật lý, ví dụ như sự xa xôi về khoảng cách hay phân cách về môi trường, khó khăn về mặt ý nghĩa của từ, ví dụ sử dụng các từ phức tạp và từ vựng chuyên ngành, các cản trở về thái độ, ví dụ như tránh giao tiếp với những người gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân, do thiếu kiên nhẫn và kiêu ngạo, và việc sắp đặt thông tin, ví dụ như bố trí thời gian không phù hợp hoặc đưa ra quá nhiều thông tin. Để đạt được hiệu quả trong giao tiếp, điều quan trọng là phải xác định những khó khăn đang tồn tại và tiến hành các bước khắc phục. Các hoạt động đề xuất Để hỗ trợ tự vận động và phát triển giao tiếp hiệu quả hướng tới tăng cường quyền năng cho người khuyết tật, nhân viên PHCNDVCĐ cần tiếp cận không chỉ các cá nhân và môi trường, mà còn hướng tới cả khả năng của chính họ trong giao tiếp. Tiến hành một đánh giá về giao tiếp cơ bản Các nguồn tài liệu tham khảo như: Hãy giao tiếp: Sổ tay dành cho những người làm việc với trẻ có khó khăn trong giao tiếp (10) có thể cung cấp thông tin toàn diện về đánh giá giao tiếp. Một số lưu ý cơ bản khi đánh giá chất lượng giao tiếp như sau: • Phương pháp giao tiếp nào đang được sử dụng? • Các phương pháp đó được sử dụng hiệu quả tới mức nào? (cân nhắc các kỹ năng của người không khuyết tật và người khuyết tật). • Tất cả mọi người có hiểu hệ thống giao tiếp đó hay không? • Người không khuyết tật có thực sự hiểu các nhu cầu của người khuyết tật hay không? • Người khuyết tật thường giao tiếp với ai? • Người khuyết tật giao tiếp vì lý do gì? Có phải để tham gia, thể hiện một nhu cầu thực tế, và/ hoặc thể hiện cảm xúc của mình không? • Những cơ hội giao tiếp một người thường có? Cô ấy /anh ấy có nhiều người để nói chuyện/ không hay là cô ấy /anh bị bỏ một mình? • Những cản trở đối với việc giao tiếp tốt? • Địa vị, quyền lực và vai trò có ảnh hưởng như thế nào tới giao tiếp? Ví dụ, phụ nữ khuyết tật có nói chuyện trước nam giới không? Gia đình người khuyết tật có cảm thấy ngại khi để thành viên khuyết tật của gia đình mình giao tiếp hay không? Hỗ trợ để phát triển kỹ năng giao tiếp Cán bộ PHCNDVCĐ sẽ cần phải phối hợp chặt chẽ với người khuyết tật và gia đình người khuyết tật để đảm bảo họ có thể phát triển kỹ năng giao tiếp.Việc hỗ trợ sẽ dựa trên nhu cầu và hoàn cảnh cá nhân và có thể do cán bộ PHCNDVCĐ cung cấp trực tiếp hoặc do những người khác. Một lần nữa các nguồn tài liệu như Hãy giao tiếp sẽ mang lại nhiều
17. Vận động sự ủng hộ và giao tiếp 15 gợi ý hữu ích. Sau khi xác định được những đối tượng gặp khó khăn giao tiếp, cán bộ PHCNDVCĐ có thể: • Hỗ trợ việc tham khảo các dịch vụ chuyên gia, nếu có ví dụ dịch vụ trị liệu lời nói và ngôn ngữ; • Đảm bảo các gia đình nhận thức được rằng có thể một số người không nói được và cung cấp thông tin về các hình thức giao tiếp khác ví dụ như ngôn ngữ ký hiệu, bảng giao tiếp; • Đảm bảo khả năng truy cập vào các thiết bị thông tin liên lạc trợ giúp khi có yêu cầu, điều này có thể bao gồm cả việc chỉ ra cho các gia đình thấy cách tạo ra các thiết bị như thế nào (xem Hợp phần vềY tế: các thiết bị hỗ trợ); • Đảm bảo người dân có nhu cầu sử dụng các thiết bị trợ thính được cung cấp các thông tin thích hợp về tính sẵn có, phù hợp, chăm sóc và sử dụng; • Dạy ngôn ngữ ký hiệu hoặc cung cấp thông tin xem có thể tiếp cận việc hướng dẫn về ngôn ngữ ký hiệu ở đâu; • Động viên, tạo điều kiện cho những người có khó khăn về giao tiếp được tham gia vào các hoạt động và trải nghiệm hàng ngày (ví dụ đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, lấy nước) và dạy họ những từ, cụm từ và cử chỉ đơn giản có thể sử dụng trong cộng đồng; • Liên kết người khuyết tật với các nhóm /câu lạc bộ, tạo cơ hội cho các tương tác xã hội ví dụ các câu lạc bộ khiếm thính, câu lạc bộ đột quỵ, câu lạc bộ thể thao cho người khuyết tật, các nhóm vui chơi hòa nhập. HỘP 6 Trẻ khiếm thính có thể cần các thiết bị trợ thính để giúp giao tiếp với gia đình, bạn bè và giáo viên. Các chương trình PHCNDVCĐ có thể hỗ trợ trong việc tiếp cận thiết bị trợ thính và hướng dẫn cách thức sử dụng và bảo dưỡng các thiết bị này. Chương trình PHCNDVCĐ cũng có thể tìm hiểu xem có thể mua pin giá rẻ không và thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu nếu phù hợp. Trong nhiều năm, mọi người không phát hiện ra Stephanie bị khiếm thính. Cô sống trong sự cô lập thật sự, cô chỉ giao tiếp với mẹ. Một bác sĩ tình nguyện từ một chương trình PHCNDVCĐ địa phương đã xác định cô bị mất thính giác do bệnh nhiễm trùng tai mãn tính. Cô đã được điều trị khỏi bệnh nhiễm trùng và sau đó trang bị máy trợ thính. Stephanie bắt đầu đi học tiểu học, nơi mở ra nhiều chân trời mới cho cô. Cô không còn bị cô lập, và được giao tiếp hàng ngày với bạn bè. Stephanie nghe thấy một thế giới mới Giải quyết các rào cản về giao tiếp Các chương trình PHCNDVCĐ có thể giúp giảm bớt đi hoặc xóa bỏ đi các rào cản về giao tiếp trong môi trường thông qua: • Khuyến khích thái độ tích cực trong môi trường gia đình để tối đa hóa các cơ hội giao tiếp cho trẻ em và / hoặc người lớn khuyết tật; • Xác định những người chủ chốt mà người khuyết tật có thể giao tiếp, và những người quan tâm đến những gì người khuyết tật nói;
18. 16 hướng dẫn PHCNDVCđ > 6: HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG • Chia sẻ thông tin với người khác về các cách giao tiếp ưa thích, quan trọng là phải phát triển được một cách mà người khuyết tật có thể tiến hành độc lập, ví dụ chương trình PHCNDVCĐ có thể tạo ra một“Sổ tay giao tiếp của tôi”cho người khuyết tật trong đó giải thích rõ cho người khác về cách tốt nhất để giao tiếp với cô ấy / anh ấy; • Hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng về các chiến lược giao tiếp hữu ích đối với người khuyết tật, ví dụ như dành nhiều thời gian hơn cho việc giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ đơn giản, cử chỉ, dấu hiệu, hình vẽ hoặc chữ nổi; • Cung cấp các gợi ý xem có thể điều chỉnh môi trường như thế nào để tối đa hóa việc giaotiếp,vídụnhưmộtkhônggianyêntĩnhđểnóichuyệnvớimộtngườikhiếmthính, đủ ánh sáng cho một người nói chuyện bằng cách mấp máy môi; • Thúc đẩy phát triển một đội ngũ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu có qua đào tạo, việc này có thể được thực hiện hiệu quả thông qua hợp tác với một tổ chức của người khuyết tật; • Sử dụng các cuộc họp công cộng hoặc các phương tiện truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng về những thách thức mà những ngườigặpkhókhănvềgiaotiếpphảiđốimặt; • Cùng với các tổ chức người khuyết tật, thúc đẩy nhu cầu và việc sử dụng các thông tin có thể tiếp cận được và các định dạng thông tin trong các hoạt động như đào tạo, các sự kiện cộng đồng và các chương trình phát triển. HỘP 7 Trên đảo Bohol ở Philippines, chương trình PHCNDVCĐ địa phương đã tổ chức các khóa đào tạo ngôn ngữ ký hiệu cơ bản cho người khiếm thính, gia đình và các thành viên trong cộng đồng. Trong năm 2008, hơn 200 thành viên cộng đồng, ở độ tuổi từ tám đến 68 và từ tất cả các tầng lớp xã hội, học cách ra ký hiệu, và bây giờ đã bắt đầu đi giảng dạy ngôn ngữ ký hiệu cho các gia đình và bạn bè mình. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích nâng cao nhận thức về văn hóa người khiếm thính và khuyến khích mọi người tôn trọng và giao tiếp với người khiếm thính. Vào phần cuối của một trong những khóa đào tạo bốn tuần, các giảng viên (chủ yếu là người lớn khiếm thính) đã được mời để tổ chức các chương trình đào tạo ngôn ngữ ký hiệu tương tự tại các trường đại học địa phương. Các trường đại học trả tiền để họ thực hiện các chương trình đào tạo. Ba trong số các sinh viên đại học xuất sắc nhất hiện nay đã tham gia vào dự án PHCNDVCĐ trong vai trò giáo viên cho các học sinh trung học khiếm thính. Ngôn ngữ ký hiệu vì một tương lai tốt đẹp hơn Phi-líp-pin
19. Vận động sự ủng hộ và giao tiếp 17 Cung cấp hỗ trợ để tự vận động Các chương trình PHCNDVCĐ nên • Nhớ hỏi người khuyết tật họ muốn gì; • Cung cấp cho họ thông tin về tình trạng khuyết tật của họ; • Dạy cho họ về khuôn mẫu xã hội của tình trạng khuyết tật; • Cung cấp thông tin cho người khuyết tật về quyền và trách nhiệm của họ; • Tạo cơ hội cho người khuyết tật được tham gia vào các khâu ra quyết định của chương trình PHCNDVCĐ; • Cung cấp thông tin về các dịch vụ có mặt trong cộng đồng của người khuyết tật; • Kết nối người khuyết tật với các nhóm tự lực và các tổ chức người khuyết tật tại cộng đồng nếu có. Đảm bảo nhân viên PHCNDVCĐ là những người giao tiếp hiệu quả Để hỗ trợ người khuyết tật thông qua các hoạt động tuyên truyền vận động, nhân viên PHCNDVCĐ cần phải là những nhân viên truyền thông/ giao tiếp hiệu quả. Nhân viên PHCNDVCĐ phải liên hệ với những người đến từ nhiều nguồn gốc và tầng lớp xã hội khác nhau, và cần phải có khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, đặc biệt là khi gặp phải các chủ đề khó khăn hoặc nhạy cảm, khi có những khác biệt về vị thế hoặc tầng lớp, khi mà các bên không dùng chung một ngôn ngữ, hoặc trong trường hợp có sự khác biệt về trình độ văn hóa. Nhân viên PHCNDVCĐ cần phải: • Khuyến khích một môi trường giao tiếp thân thiện và hỗ trợ những người gặp khó khăn trong giao tiếp được thể hiện bản thân; • Nói chung một ngôn ngữ và dùng giọng địa phương như người dân địa phương; • Biết ngôn ngữ ký hiệu, và cách sử dụng các biện pháp giao tiếp thay thế; • Hiểu và tôn trọng văn hóa địa phương, các khác biệt về tầng lớp và đẳng cấp xã hội, và là một hình mẫu tốt, bằng việc tôn trọng khi giao tiếp với người khuyết tật, phụ nữ và các nhóm yếu thế khác; • Giao tiếp thường xuyên với các cơ quan đại diện khác nhau trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, sinh kế và xã hội, và tạo điều kiện cho đối thoại trong các cuộc gặp với các đối tác xã hội; • Biết cách sử dụng phương tiện truyền thông trong việc giao tiếp với công chúng.
20. Huy động cộng đồng 19 Huy động cộng đồng Giới thiệu Huy động cộng đồng là một quá trình tập trung một cách tối đa các bên liên quan để nâng cao nhận thức và yêu cầu xây dựng một chương trình cụ thể, góp phần bố trí nguồn lực và cung cấp dịch vụ và để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo tính bền vững và chủ động. Chúng ta có thể thu được rất nhiều lợi ích từ việc mọi người từ các vùng miền khác nhau có chung một mục tiêu và chủ động tham gia vào cả quá trình xác định nhu cầu và tìm hướng giải quyết. Huy động cộng đồng giúp làm tăng quyền năng cho các cộng đồng và giúp các cộng đồng khởi động và giám sát sự phát triển của chính mình. Trong lĩnh vực người khuyết tật, việc lồng ghép vấn đề người khuyết tật sẽ khó có tiến triển nếu không thiết lập được hỗ trợ của cộng đồng và các nếu các bộ phận khác nhau của xã hội không tích cực tham gia vào trong quá trình thay đổi này (11). Các chương trình PHCNDVCĐ có thể sử dụng huy động cộng đồng để kêu gọi sự tham gia của các bên liên quan trong cộng đồng, ví dụ như người khuyết tật, chính quyền địa phương, lãnh đạo địa phương, các nhà hoạch định chính sách, để có thể xác định những rào cản trong cộng đồng và đảm bảo việc hòa nhập thành công của người khuyết tật tại cộng đồng của mình với đẩy đủ quyền cũng như cơ hội. Sự thành công này sẽ tập trung vào cách thức các chương trình PHCNDVCĐ kết nối mọi người để cùng hành động và mang lại thay đổi tại cộng đồng của mình. 1. Đem mọi người đến với nhau Tự lực và chương trình bền vững 3. Hỗ trợ trong việc thực hiện/cung cấp các nguồn lực và các dịch vụ 4. Hỗ trợ và tăng cường sự tham gia của cộng đồng 2. Nâng cao nhận thức của mọi người Bảng 1: Bốn bước của huy động cộng đồng
21. 20 hướng dẫn PHCNDVCđ > 6: HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG HỘP 8 Ở Colombia, nhiều chính quyền địa phương triển khai chương trình PHCNDVCĐ sử dụng ngân sách của địa phương và do chính quyền địa phương quản lý. Năm 2002, chính quyền một địa phương, sau vài năm triển khai chương trình đã nhận ra rằng chương trình này không mang tính bền vững và thiếu tính làm chủ của cộng đồng và đã xây dựng một dự án thí điểm mang tên FUNDISCA (Tổ chức của Người khuyết tật – Vùng Caucasian) tại vùng Caucasia, miền Bắc Colombia. Mục tiêu chính của dự án FUNDISCA là tăng quyền năng của người khuyết tật thông qua việc khẳng định vai trò làm chủ của họ trong các chương trình PHCNDVCĐ và chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và kiểm soát cuộc sống của chính họ. Dự án FUNDISCA đã vận động được rất nhiều người trong cộng đồng cùng tham gia và ủng hộ cho chương trình, bao gồm người khuyết tật, cha mẹ, người chăm sóc, những người bị trục xuất, người bản địa, người dân và lãnh đạo địa phương. Hiện nay, Dự án FUNDISCA đã có 218 thành viên và vận động được 20 tình nguyện viên thực hiện chương trình PHCNDVCĐ. Nhiệm vụ chính của các cán bộ này là xác định những đối tượng là người khuyết tật và cung cấp cho họ và gia đình họ những hỗ trợ cần thiết. Hoạt động với mục tiêu thúc đẩy sự tự tôn, hòa nhập gia đình và khả năng tiếp cận các dịch vụ về y tế, giáo dục, lao động và việc làm. Dự án FUNDISCA đã gặp phải một vài khó khăn, chẳng hạn như một số người đã đặt lợi ích của mình cao hơn lợi ích tập thể, hạn chế về nguồn lực để giải quyết những vấn đề của người khuyết tật ở cấp địa phương, và cơ sở/người cung cấp dịch vụ còn thiếu nhạy cảm đối với những vấn đề liên quan đến người khuyết tật. Tuy nhiên, qua thời gian và những nỗ lực của mình, FUNDISCA đã vượt qua những khó khăn này và đã trở thành một tổ chức năng động và hoạt động hiệu quả. Nhờ chiến lược vận động cộng đồng không ngừng, FUNDISCA đã khuyến khích cộng đồng quan tâm và tích cực tham gia vào các hoạt động của người khuyết tật và đã khuyến khích lãnh đạo địa phương trở thành những nhà tuyên truyền về các vấn đề của người khuyết tật với chính quyền địa phương. Tăng cường quyền năng thông qua các vai trò lãnh đạo Colombia
22. Huy động cộng đồng 21 Mục tiêu Các cộng đồng địa phương được tăng thêm quyền năng để xóa đi những rào cản đối với người khuyết tật và gia đình họ và đóng vai trò chủ động trong quá trình hỗ trợ việc hòa nhập người khuyết tật và gia đình của họ vào các hoạt động của cộng đồng. Vai trò của PHCNDVCĐ Vai trò của PHCNDVCĐ là vận động cộng đồng, đảm bảo việc thay đổi những nhận thức và hành động tiêu cực đối với người khuyết tật và gia đình họ và đảm bảo rằng cộng đồng ủng hộ các chương trình PHCNDVCĐ và vấn đề khuyết tật được lồng ghép vào tất cả các lĩnh vực phát triển. Kết quả mong muốn • Cộng đồng nhận thức về nhu cầu và được khuyến khích nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật và các thành viên gia đình họ. • Giảm bớt hoặc loại bỏ những khó khăn, rào cản trong cộng đồng đối với người khuyết tật và gia đình họ. • Cộng đồng hiểu biết về PHCNDVCĐ và các nguồn lực của cộng đồng được sử dụng như thế nào để phát triển và duy trì các chương trình PHCNDVCĐ. • Cộng đồng tham gia vào quá trình xây dựng, triển khai và giám sát các chương trình PHCNDVCĐ. Các khái niệm cơ bản Khái niệm “Cộng đồng” Tiêu đề Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) cho rằng cộng đồng đóng vai trò then chốt trong các chương trình PHCNDVCĐ.“Cộng đồng”có thể hiểu là những người sống cùng nhau trong một số hình thức tổ chức xã hội và gắn kết.Tuy nhiên, cộng đồng nói chung là không đồng nhất, mọi người trong cộng đồng thường có những đặc điểm, sở thích và mong muốn chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa khác nhau(12). Ví dụ, trong một cộng đồng nông thôn“truyền thống”, các thành viên có thể từ các nhóm dân tộc khác nhau, nói các thứ tiếng khác nhau và có tôn giáo khác nhau cũng như tham gia vào các hoạt động văn hóa khác nhau. Các bên tham gia trong cộng đồng Cộng đồng bao gồm các cá nhân, nhóm người và tổ chức khác nhau, trong số đó rất nhiều bên liên quan đóng vai trò quan trọng trong các chương trình PHCNDVCĐ. Các bên này bao gồm người khuyết tật và gia đình họ, hàng xóm và bạn bè, giáo viên, các nhóm tự lực, các tổ chức của người khuyết tật và chính quyền địa phương. Chương Quản lý (Quyển 1) cung cấp thông tin chi tiết hơn về các bên tham gia này, trong đó có cả phần tóm tắt về vai trò và trách nhiệm chính của các bên. Lưu ý rằng trong mỗi cộng đồng, một số bên có vai trò ảnh hưởng lớn hơn so với những bên khác (ví dụ như những
23. 22 hướng dẫn PHCNDVCđ > 6: HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG người đứng đầu về tôn giáo hay chính trị) và có nhiều quyền lực hơn trong việc đưa ra các quyết định về các vấn đề liên quan đến cộng đồng. Khuyết tật là một vấn đề của cộng đồng Các vấn đề phát triển cộng đồng như y tế, giáo dục, nước sạch và vệ sinh, nhà ở, giao thông và môi trường đều có tác động đến phạm vi và ảnh hưởng của người khuyết tật (xem thêm phần Y tế). Vì vậy, vấn đề người khuyết tật là một vấn đề quan trọng trong cộng đồng, tuy nhiên vấn đề này thường chưa được chú ý. Tại các cộng đồng đều tồn tại rào cản tác động tới chất lượng cuộc sống của người khuyết tật và gia đình họ, trong đó bao gồm các rào cản về thể chất/môi trường, quan điểm, văn hóa, dịch vụ, hệ thống và chính sách. Trong các phần khác nhau của Bộ sách hướng dẫn này, người đọc có thể tìm thấy nhiều thông tin hơn về các rào cản mà người khuyết tật và gia đình họ có thể gặp phải. Quan trọng là các chương trình PHCNDVCĐ có thể xác định và hiểu được những rào cản đó trong từng cộng đồng khác nhau có ảnh hưởng nhiều nhất đến người khuyết tật và gia đình họ. Vận động cộng đồng Trong lĩnh vực phát triển, cộng đồng đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động phát triển hơn là chỉ tiếp nhận các khoản hỗ trợ và dịch vụ. Cộng đồng được nhìn nhận là quan tòa tốt nhất đánh giá các vấn đề của chính cộng đồng đó và có khả năng đưa ra những biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề. PHCNDVCĐ là một chiến lược cho sự phát triển toàn diện dựa vào cộng đồng, vì vậy, cần thừa nhận tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng, ví dụ cộng đồng cần được lắng nghe và tham gia trực tiếp vào quá trình đưa ra quyết định và các hoạt động có ảnh hưởng đến đời sống của họ (xem thêm cuốn Giới thiệu) Vận động cộng đồng là một chiến lược mà các chương trình PHCNDVCĐ có thể sử dụng để giúp đưa công tác người khuyết tật trở thành phần trách nhiệm của mọi người mà không phải chỉ của người khuyết tật. Đây là một chiến lược mà các chương trình PHCNDVCĐ dùng để vận động các bên liên quan trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động của chương trình nhằm hướng tới phát triển toàn diện. Khi các chương trình PHCNDVCĐ vận động cộng đồng tham gia vào các hoạt động thì chắc chắn là quyền lợi của người khuyết tật và gia đình của họ sẽ tiếp tục được duy trì, ngay cả sau khi nguồn lực tài chính và hỗ trợ đã hết.
24. Huy động cộng đồng 23 HỘP 9 Tại tỉnh Adaama, Ethiopia, một cán bộ PHCNDVCĐ phát hiện ra một cây cầu bắc qua sông bị gãy. Người khuyết tật gặp khó khăn khi sử dụng cây cầu này và rất nhiều người khác cũng gặp khó khăn tương tự, ví dụ một bé trai đã bị gãy tay khi cố gắng vượt qua sông. Cán bộ PHCNDVCĐ đã liên hệ với nhà trường và chính quyền địa phương và lập ra một ủy ban để tăng cường khả năng tiếp cận tại khu vực này. Ủy ban đã vận động cộng đồng đóng góp tiền và nhân lực. Cuối cùng, đã xây được một cây cầu mới và chính quyền địa phương đã hỗ trợ trong suốt quá trình xây dựng. Sau khi hoàn thành cây cầu, chính quyền địa phương mong muốn tiếp tục làm nhiều hơn nữa cho người khuyết tật và đã quyết định nâng cấp trường học để có thể giúp các em học sinh có thêm cơ hội đến trường. Chương trình PHCNDVCĐ nhận thấy rằng cộng đồng là một nguồn lực rất lớn và có thể giúp khuyến khích và thúc đẩy việc nâng cao điều kiện sống của cộng đồng. Thâm chí kể cả trong bối cảnh hạn chế về nguồn lực, vẫn có thể làm được rất nhiều việc, nhất là khi ý tưởng xuất phát từ cộng đồng. Xây cầu để động viên cộng đồng Ê-ti-ô-pi-a Các hoạt động đề xuất Vận động cộng đồng là một quá trình liên tục nên phần này không chỉ đưa ra các hướng dẫn từng bước mà đề xuất các hoạt động mang tính bao quát và được thiết kế xoay quanh các tiêu đề chính. Rất nhiều hoạt động có điểm tương đồng với các phần khác của Bộ hướng dẫn này, đặc biệt là chương về Quản lý. Tìm hiều về cộng đồng Để vận động một cộng đồng giải quyết các vấn đề khuyết tật và hỗ trợ cho việc xây dựngvàtriểnkhaiPHCNDVCĐ,chúngtacầncókiếnthứctốtvềcộngđồng.Chươngtrình PHCNDVCĐ phải xây dựng được hiểu biết về bối cảnh của con người, ví dụ các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa và các vấn đề mà cộng đồng đang phải đối mặt. Phân tích tình huống là một phương pháp hữu hiệu để thực hiện việc này, và chi tiết về phân tích hoàn cảnh được trình bày trong chương Quản lý. Xác định được các thể chế quyền lực trong cộng đồng là một hoạt động quan trọng trong quá trình vận động cộng đồng. Cần xác định rõ những người nắm giữ những vị trí quyền lực quan trọng, ví dụ các nhà lãnh đạo địa phương, trưởng nhóm hoặc lãnh đạo tổ chức (nhóm tự lực, tổ chức người khuyết tật), cũng như những người khác trong cộng đồng có khả năng gây ảnh hưởng tới các lĩnh vực phát triển khác nhau, ví dụ giáo
25. 24 hướng dẫn PHCNDVCđ > 6: HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG viên trong lĩnh vực giáo dục. Các chương trình PHCNDVCĐ cần biết về thể chế quyền lực này bởi vì những người có quyền lực và ảnh hưởng có thể giúp vận động người khác ủng hộ các sáng kiến tại cộng đồng. Đồng thời, chúng ta cũng cần tìm hiểu về cộng đồng để xác định được những quan niệm cũng như thái độ đối với người khuyết tật và các thành viên trong gia đình họ.Thái độ của một người đối với người khác thường thể hiện cách suy nghĩ của họ; thông qua quan sát hành vi thái độ có thể biết được họ coi thường, bênh vực, áp bức hay không quan tâm. Xây dựng lòng tin và uy tín tại cộng đồng Các chương trình PHCNDVCĐ cần có thời gian để xây dựng lòng tin và uy tín với các bên liện quan trong cộng đồng. Các chương trình PHCNDVCĐ cần: • xin phép lãnh đạo địa phương được làm việc với cộng đồng • sẵn sàng và chủ động trong các hoạt động của cộng đồng và hỗ trợ hoạt động của các bên liên quan • liên hệ với các bên liên quan khác nhau trong cộng đồng để có thể làm quen với họ, bắt đầu nắm bắt được vấn đề của các bên và tìm ra cách thức tốt nhất để làm việc với họ • thường xuyên chia sẻ thông tin và cập nhật về các chương trình PHCNDVCĐ • trung thực và minh bạch, không cam kết với cộng đồng những việc không có khả năng thực hiện. Nâng cao nhận thức trong cộng đồng Để thành công trong vận động cộng đồng và có được sự ủng hộ cho các sáng kiến về vấn đề khuyết tật, các thành viên trong cộng đồng trước hết phải xây dựng được nhận thức được vấn đề người khuyết tật và bắt đầu hiểu được vì sao đây là vấn đề cần quan tâm và cần phải hành động thế nào. Đa số thành viên cộng đồng hiểu biết rất hạn chế về vấn đề khuyết tật và chính vì vậy, họ có những quan điểm và thái độ tiêu cực về người khuyết tật, khuyết tật có thể chỉ được xem như một vấn đề về sức khỏe và thường được nhìn nhận với thái độ thương hại và kỳ thị. Có rất nhiều cách khác nhau để giáo dục và nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật trong cộng đồng.Ví dụ, các chương trình PHCNDVCĐ có thể vận dụng thảo luận nhóm, đóng kịch, dùng thẻ ghi chú, kể chuyện và ca hát, kịch, múa rối, tranh tuyên truyền, phim ảnh và truyền thanh. Những điều quan trọng cần lưu ý khi nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật trong cộng đồng, bao gồm: • các thông điệp đưa ra phải đơn giản; • các phương pháp sử dụng nên phù hợp với văn hóa địa phương; • các hoạt động nâng cao nhận thức sẽ có tác động lớn hơn khi người khuyết tật được tham gia trực tiếp vào khâu triển khai, tổ chức; • để thay đổi được quan điểm và hành vi, cần nhiều thời gian và đây là một quá trình còn tiếp diễn.
26. Huy động cộng đồng 25 HỘP 10 Kalumi là một cậu bé mắc chứng động kinh, sống với gia đình trong một cộng đồng nông thôn ở Kenya. Kalume gặp khó khăn về vận động do bị co cứng chân trong một lần lên cơn động kinh gần một đám cháy và bị bỏng. Các kỹ năng của cậu, ví dụ kỹ năng giao tiếp bị hạn chế bởi vì cậu phải sống trốn tránh và bị cô lập. Gia đình Kalume bị cộng đồng xa lánh bởi vì cậu con trai bị khuyết tật, vì vậy, họ gặp rất nhiều khó khăn, ngay cả trong việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất. Kalume được phát hiện ra trong một cuộc khảo sát về khuyết tật tại địa phương. Một nhân viên PHCNDVCĐ đưa cậu bé tới một trung tâm y tế – tại đây, cậu bé được điều trị chứng động kinh. Viện nghiên cứu y tế Kenya (KEMRI) phối hợp với Hiệp hội người khuyết tật Kenya (APDK) tiến hành phẫu thuật cho Kalume để điều trị chứng co cứng. Kalume còn được hướng dẫn các phương pháp để tăng cường các kỹ năng của mình. Sau đó Kalume và gia đình còn được các cán bộ của KEMRI kiểm tra hàng tháng tại cộng đồng. Cộng đồng của khu vực này cũng đã được nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật, bao gồm các nguyên nhân tiềm tàng, thông qua các cuộc họp với người đứng đầu. Các nhân viên của KEMRI đã giúp cộng đồng hiểu rằng chứng động kinh không lây nhiễm và tình trạng khuyết tật này không phải do phù thủy gây ra, và mỗi thành viên của cộng đồng phải có trách nhiệm giúp đỡ những đứa trẻ khuyết tật và gia đình chúng. Những cuộc tiếp xúc thường xuyên với thành viên cộng đồng đã giúp thay đổi quan niệm về người khuyết tật và gia đình họ và một số người trong cộng đồng thậm chí đã đứng ra xây nhà cho gia đình Kalume. Thay đổi thái độ Kê-ni-a Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng Các chương trình PHCNDVCĐ cần khuyến khích các bên liên quan trong cộng đồng giải quyết các vấn đề khuyết tật và cùng hành động hướng tới phát triển hòa nhập. Các bên khác nhau trong cộng đồng cần phải được tiếp cận và khuyến khích tham gia vào các hoạt động và các thay đổi của cộng đồng. Cán bộ PHCNDVCĐ cần thuyết phục các bên rằng PHCNDVCĐ là một chiến lược đem lại lợi ích cho cả cộng đồng chứ không chỉ
27. 26 hướng dẫn PHCNDVCđ > 6: HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG cho người khuyết tật. Do đó, định hướng cho mọi người trong cộng đồng và chiến lược PHCNDVCĐ (cả về khái niệm, triết lý, mục tiêu, mục đích) và cách thức thế nào để chiến lược đó hỗ trợ được cộng đồng là một hoạt động quan trọng. Hiểu được động lực cho các bên trong cộng đồng là rất quan trọng. Trong giai đoạn đầu của quá trình vận động cộng đồng, cần tạo ra động lực để thúc đẩy sự quan tâm và hứng thú của các bên liên quan (11).Tuy nhiên, các chương trình cần làm thế nào để đảm bảo rằng mọi người hiểu được giá trị của việc họ tham gia và họ sẽ hạnh phúc như thế nào khi họ tham gia, thay vì tặng cho họ quà hay phần thưởng để động viên. Ví dụ, các chương trình PHCNDVCĐ có thể mời các thành phần chủ chốt trong cộng đồng (các vị lãnh đạo) theo dõi hoạt động của PHCNDVCĐ hoặc tổ chức các chuyến thực địa đến cộng đồng khác nơi các hoạt động PHCNDVCĐ đang diễn ra sôi nổi. Tạo cơ hội cho sự tham gia của cộng đồng Cộng đồng bao gồm các bên khác nhau với những quan điểm, ý tưởng, ưu tiên và kế hoạch khác nhau. Đối với việc vận động cộng đồng, không cần thiết phải tiếp cận tất cả các bên liên quan cùng một lúc mà mỗi một bộ phận có thể vận động ở những thời điểm khác nhau để tham gia vào các lĩnh vực khác nhau của chương trình PHCNDVCĐ. Có thể mời các bên liên quan tham gia vào các hoạt động khác nhau trong cộng đồng, chẳng hạn như trong hoạt động phân tích tình huống để giúp nâng cao nhận thức về nhu cầu, quyền lợi, nguồn lực, khả năng và vai trò của cộng đồng (xem Chương Quản lý). Các chương trình PHCNDVCĐ cần xác định các vấn đề cản trở các bên tham gia và phối hợp với các bên để vượt qua các rào cản đó. Rào cản đối với sự tham gia có thể là hạn chế về thời gian, hạn chế về văn hóa, trách nhiệm gia đình, trách nhiệm công việc hoặc lòng tự tôn thấp. Tập hợp các bên liên quan Việc tập hợp các bên liên quan để bắt đầu thảo luận và đàm phán cần thiết để hướng tới hành động và thay đổi là rất quan trọng. Và một trong những cách tốt để tiến hành việc này là tổ chức các buổi gặp thường xuyên giữa các bên liên quan trong cộng đồng. Tại đó, cần cân nhắc sự cân bằng quyền lực giữa các bên để đảm bảo là các nhóm yếu thế không bị bỏ quên và làm mất đi quyền lực. Xây dựng năng lực trong cộng đồng Các thành viên trong cộng đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các chương trình PHCNDVCĐ và nhất thiết phải tính toán xem cần huấn luyện thế nào để có thể nâng cao kỹ năng và kiến thức cho họ. Nội dung về nâng cao năng lực không được trình bày chi tiêt tại đây vì đã nằm trong chương Quản lý.
28. Huy động cộng đồng 27 Tôn vinh những thành công Để đảm bảo việc khuyến khích và tham gia thường xuyên của các bên liên quan, cần phải ghi nhận những đóng góp và thành tựu của họ. Các hoạt động tôn vinh có thể tạo thêm động lực cho cộng đồng, thu hút nhiều hơn nữa sự quan tâm từ cả bên trong và bên ngoài cộng đồng, thiết lập được hỗ trợ cho các chương trình PHCNDVCĐ và sự phát triển hòa nhập.
29. Tham gia vào lĩnh vực chính trị 29 Tham gia vào lĩnh vực chính trị Giới thiệu Định nghĩa hẹp về chính trị là các hoạt động của chính phủ, các chính trị gia và các cơ quan chính trị. Khái niệm rộng hơn là mối quan hệ tương hỗ giữa con người – giữa nam giới và phụ nữ, giữa bố mẹ và con cái, người khuyết tật và người không khuyết tật – và hoạt động của con người trong mối tương quan đó. Sự tham gia về chính trị gồm rất nhiều hoạt động mà thông qua đó, mọi người được phát triển và bày tỏ ý kiến của mình về thế giới và nỗ lực tham gia, đưa ra những quyết định có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ. Các hoạt động này bao gồm cả việc hình thành suy nghĩ về vấn đề khuyết tật hoặc các vấn đề xã hội khác ở cấp cá nhân hoặc gia đình, tham gia vào các tổ chức người khuyết tật hoặc các nhóm, các tổ chức khác và triển khai các chiến dịch ở cấp địa phương, khu vực và quốc gia, đến các hoạt động mang tính chính trị chính thức như bầu cử, tham gia vào một đảng phái chính trị hoặc tham gia ứng cử. Mọi người dân bình thường đều có thể tham gia chính trị, và mỗi cá nhân, bao gồm cả người khuyết tật, đều có quyền tham gia. Điều 29, Công ước về Quyền của Người khuyết tật quy định“Các quốc gia thành viên đảm bảo cho người khuyết tật có quyền chính trị và có cơ hội ngang bằng với những người khác: (5) Người khuyết tật gặp rất nhiều rào cản khi tham gia chính trị, và nhiều người đã chọn không tham gia vì những vấn đề liên quan đến họ thường bị xem nhẹ và/hoặc họ cảm thấy họ có rất ít quyền lực có thể làm thay đổi và đưa ra các quyết định. Tăng cường sự tham gia chính trị của người khuyết tật là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình tăng quyền năng. Trừ khi ngày càng có nhiều người khuyết tật hơn nữa tham gia, tiếng nói của họ sẽ không được lắng nghe và quyền bình đẳng, quyền tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, sinh kế và các dịch vụ xã hội khác sẽ bị hạn chế.
30. 30 hướng dẫn PHCNDVCđ > 6: HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG HỘP 11 Hiệp hội Người khuyết tật quốc gia Uganda (NUDIPU) được thành lập vào năm 1987 để tuyên truyền về đảm bảo bình đẳng hóa về cơ hội cho người khuyết tật và cho sự tham gia của họ vào chính sách, xây dựng và triển khai các chương trình về khuyết tật, có sự phối hợp chặt chẽ với chính phủ, xã hội và cộng đồng nói chung. Sau nhiều năm NUDIPU tiến hành vận động chính trị, hiện nay người khuyết tật đã có 5 đại diện trong nghị viện và thành viên hội đồng tại chính quyền địa phương cấp quận và thành phố. Tương tự như các nước khác, Uganda có các luật về người khuyết tật bao gồm: Luật về Hội đồng khuyết tật 2003, Chính sách về Khuyết tật 2003, Luật về Người khuyết tật 2006, và Luật cơ hội bình đẳng 2007. Luật 2006 có các điều khoản liên quan đến việc tiếp cận và xử phạt đối với những người không tuân thủ pháp luật Các nước khác đều có các luật tương tự, tuy nhiên việc thực thi còn nhiều hạn chế và người dân không nhận thức được về sự tồn tại cũng như ý nghĩa của các bộ luật đó. NUDIPU cho rằng “Nếu người sử dụng không yêu cầu/khiếu nại về quyền lợi của mình thì các luật liên quan chỉ tồn tại trên giấy tờ và đối tượng có thể không bao giờ được hưởng lợi” Người khuyết tật ở Uganda khó có thể tiếp cận với Ngân hàng Phát triển Nông thôn ở Gulu. Trụ sở ngân hàng có nhiều bậc cao, gây khó khăn cho những người bị khuyết tật vận động, đặc biệt là những người dùng xe lăn. NUDIPU đã trao đổi vấn đề này với ngân hàng nhưng ngân hàng từ chối sửa lối vào tòa nhà để cho mọi người ra vào dễ dàng hơn. Luật về Người Khuyết tật 2006 quy định rằng “Trách nhiệm của mọi cơ quan nhà nước và tư nhân là làm thế nào để người khuyết tật có thể tiếp cận và khu vệ sinh được thiết kế chuẩn cho người khuyết tật”. NUDIPU đã đưa vấn đề này ra tòa, và sau một loạt các phiên điều trần, tòa đã ủng hộ NUDIPU, chỉ đạo Ngân hàng cải tạo lại trụ sở để người khuyết tật có thể ra vào và chịu mọi chi phí khiếu kiện cho NUDIPU. Trên cơ sở kết luận đó, Ngân hàng Trung tâm đã chỉ đạo tất cả các chi nhánh trong cả nước phải đảm bảo để người khuyết tật có thể tiếp cận và ra vào trụ sở của mình. Kinh nghiệm của Gulu là một ví dụ điển hình cho phong trào vì người khuyết tật. Người khuyết tật và gia định họ cần phải có nhận thức chính trị rõ ràng để có thể đảm bảo quyền lợi của mình. Sự việc này cũng cho thấy rằng mọi người cần phải chủ động và đoàn kết với nhau để tuyên truyền cho quyền lợi của người khuyết tật và thay đổi trong chính cộng đồng của mình. Kinh nghiệm Gulu Uganda
31. Tham gia vào lĩnh vực chính trị 31 Mục đích Người khuyết tật có quyền bình đẳng với những người khác khi tham gia vào lĩnh vực chính trị cũng như các hoạt động chung. Vai trò của PHCNDVCĐ PHCNDVCĐ có vai trò đảm bảo rằng: • người khuyết tật và gia đình họ có đầy đủ thông tin, kỹ năng và kiến thức để có thể tham gia vào các hoạt động chính trị và tiếp cận các cơ hội để tham gia; • các vấn đề liên quan đến người khuyết tật được biết đến và nhận ra để người khuyết tật được tham gia vào quá trình đưa ra những quyết định về chính trị và được đặt ở vị trí trung tâm trong các chương trình và chính sách phát triển. Kết quả mong đợi • Nhân viên PHCNDVCĐ được nâng cao nhận thức về hệ thống chính trị. • Người khuyết tật và gia đình họ được nâng cao nhận thức về chính trị . • Chính phủ và xã hội dân sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật và quyền được tham gia vào lĩnh vực chính trị của người khuyết tật và gia đình họ. • Giảm bớt hoặc loại bỏ được các rào cản đối với sự tham gia của người khuyết tật và gia đình họ trong các hoạt động chính trị. Các khái niệm cơ bản Quyền lực và đưa ra quyết định Quyền lực là khả năng lựa chọn và có quyền hành động. Những người có quyền lực đưa ra quyết định, và ở tất cả các xã hội thường có một số người có nhiều quyền lực hơn những người khác vì những lý do như tuổi tác, vai trò giới, dân tộc, địa vị chính trị, điều kiện kinh tế của họ(13). Quyền lực hiện hữu ở mọi cấp độ xã hội, từ gia đình đến chính phủ – biết được ai là người có thẩm quyền đưa ra quyết định và tại sao họ lại có thẩm quyền này là một bước quan trọng đầu tiên trong việc tham gia về chính trị. Các rào cản đối với việc tham gia chính trị Những rào cản đổi với việc tham gia chính trị có thể gặp tương tự như những rào cản đã đề cập trong các hợp phần khác củaTài liệu hướng dẫn PHCNDVCĐ. Nhìn chung, các rào cản đó bao gồm: • Nghèo – những người nghèo thường chỉ quan tâm đến các hoạt động giúp cho họ tồn tại, các nhu cầu cơ bản của họ thường phải được đáp ứng trước khi họ có thể tham gia, vì thế họ thường có rất ít thời gian và nhu cầu tham gia. • Giáo dục – nếu không có thông tin và kiến thức, sẽ rất khó có thể tham gia chính trị một cách có ý nghĩa. • Sự cô lập về mặt xã hội – mạng lưới để hỗ trợ và khuyến khích tham gia chính trị còn hạn chế.
32. 32 hướng dẫn PHCNDVCđ > 6: HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG • Các nhân tố cá nhân – mọi người có thể bị hạn chế về sự tự tin hoặc động lực tham gia. • Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử – các nhóm đa số có thể có những định kiến, e ngại hoặc không thoải mái đối với những người khuyết tật và do đó họ sẽ không ủng hộ sự tham gia của người khuyết tật. • Thiếu các quy trình mang tính thân thiện với người khuyết tật – các rào cản về tiếp cận có thể làm cho người khuyết tật thấy gặp khăn khi tham gia, ví dụ như không tiếp cận được với các hòm phiếu bầu cử. • Thiếu hình mẫu – ở nhiều nước thường không có nhiều tấm gương người khuyết tật nắm giữ vị trí chính trị cao • Rào cản về luật pháp – ở nhiều nước, người khuyết tật không được quyền bầu cử, ví dụ người gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần. Các chương trình PHCNDVCĐ cần phải rất thực tế về mức độ tham gia để người khuyết tật sống tại những vùng nghèo có thể tham gia và có những hoạt động được thiết kế theo hướng có cân nhắc những rào cản có thể có. Khuyết tật là một vấn đề chính trị Người khuyết tật và gia đình họ gặp rất nhiều bất lợi vì chính phủ và các nhà hoạch định chính sách không giải quyết được những vấn đề chính của khuyết tật, ví dụ các rào cản về mặt xã hội và sự phân biệt đối xử. Nhu cầu của người khuyết tật thường ít được ưu tiên trong các chương trình nghị sự, đặc biệt ở những quốc gia hạn chế về nguồn lực. Do đó, có rất ít những chương trình lồng ghép mang tính toàn diện và các dịch vụ dành riêng cho người khuyết tật. Còn ở những nơi vấn đề khuyết tật được giải quyết về mặt chính sách thì tình hình thực thi chính sách lại kém và kết quả là trong xã hội vẫn tồn tại rất nhiều rào cản đối với người khuyết tật. Chính phủ Việc hiểu biết thực tế về công việc của chính phủ, chẳng hạn như kiến thức về cơ cấu bộ máy chính trị, dòng chảy quyền lực đi như thế nào và làm thế nào để gây ảnh hưởng là rất hữu hiệu cho việc vận động, xây dựng mạng lưới và tác động thay đổi. Chính phủ bao gồm ba cơ quan: cơ quan lập pháp, gồm (quốc hội/nghị viện), hành pháp, (như chính phủ và các cơ quan dân sự) và tư pháp, (như tòa án). Các quốc gia được phân chia theo các khu vực hành chính và cấp chính phủ khác nhau, ví dụ, cấp địa phương, vùng miền và quốc gia. Ở mỗi cấp, những cơ quan này bầu ra các cơ quan lập pháp một cách dân chủ. Cơ quan lập pháp do người dân địa phương bầu ra. Ở hầu hết các cấp địa phương, có thể có hội đồng làng xã, sau đó là hội đồng cấp quận hoặc vùng/ miền và tiếp sau là quốc hội/nghị viện cấp trung ương. Chỉ tiêu chính trị Để đảm bảo tính đại diện trong chính trị, nhiều nước đã dành một số vị trí bầu cử ở cấp địa phương, khu vực và quốc gia hoặc một số ghế trong chính phủ cho các nhóm yếu thế như phụ nữ, dân tộc thiểu số, người khuyết tật. Việc này được xem như là“chỉ tiêu”, “hành động khẳng định”hoặc“phân biệt tích cực”/
33. Tham gia vào lĩnh vực chính trị 33 Các hoạt động đề xuất Đảm bảo các cán bộ PHCNDVCĐ phát triển được nhận thức về hệ thống chính trị Các chương trình PHCNDVCĐ cần phải có kiến thức thực tế về việc chính phủ vận hành thế nào để đảm bảo có thể xây dựng được quan hệ đối tác và tác động thay đổi. Việc nâng cao nhận thức này có thể thực hiện thông qua: • Xác định các chính sách, luật pháp liên quan đến vấn đề người khuyết tật và các lĩnh vực phát triển. • Nghiên cứu vai trò của chính phủ và trách nhiệm của từng cơ quan- cơ quan nào chịu trách nhiệm về vấn đề gì và ai là người có thẩm quyền đưa ra quyết định. • Xác định cơ cấu chính trị ở cấp địa phương, các quyết định của chính phủ được triển khai thế nào ở cấp này như thế nào và có cấp địa phương có thẩm quyền quyết định không. • Thường xuyên gặp gỡ các đại diện chính trị, bao gồm cả đại diện của phía đối lập, không phân biệt đảng phái cá nhân; các chương trình PHCNDVCĐ cần phải phi đảng phái, nghĩa là, không nhằm vào một đảng phái hoặc một cơ quan quyền lực nào. Hỗ trợ việc phát triển nhận thức chính trị Nhiều người, kể cả người khuyết tật, và đặc biệt là người nghèo rất hạn chế về trình độ nhận thức chính trị, ví dụ như có thể họ không biết bỏ phiếu thế nào hoặc không có thông tin về các luật hiện hành liên quan đến quyền của người khuyết tật và các công ước quốc tế như Công ước về Quyền của người khuyết tật. Để khuyến khích việc tham gia chính trị, các chương trình PHCNDVCĐ có thể: • Khuyến khích người khuyết tật tham gia vào các chương trình xóa mù chữ (tham khảo phần Giáo dục); • Đảm bảo người khuyết tật tiếp cận được với các chương trình vận động và đào tạo dựa trên quyền; • Kết nối người khuyết tật với các nhóm tự lực và các tổ chức người khuyết tật, để họ có thể học tập các kỹ năng hữu ích cho việc tham gia chính trị ví dụ như thuyết trình trước đám đông, giải quyết vấn đề, tham gia chiến dịch; • Đảm bảo trẻ em và trẻ vị thành niên được tham gia vào các hoạt động để họ có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình, suy nghĩ và đưa ra quyết định và hiểu được hậu quả của những hành động của mình; Nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật trong hệ thống chính trị Thông thường, sự phân biệt và loại trừ người khuyết tật là do sự không quan tâm và thiếu kiến thức của chính phủ. Do đó, một phần trong chiến lược hướng đến đảm bảo cho người khuyết tật tham gia vào chính trị là xây dựng nhận thức về người khuyết tật trong hệ thống chính trị. Các hoạt động đề xuất gồm: • Làm cho đại diện chính trị tại địa phương và quan chức nhận thức được sự tồn tại của luật pháp về người khuyết tật;
34. 34 hướng dẫn PHCNDVCđ > 6: HỢP PHẦN VỀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG • Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức về người khuyết tật cho các cơ quan tại địa phương; việc đảm bảo cho người khuyết tật đóng vai trò chủ chốt trong các khóa đào tạo này là rất quan trọng; • Đưa các nhà lãnh đạo và đại diện chính trị tham gia vào các hoạt động do chương trình PHCNDVCĐ và người khuyết tật tổ chức, ví dụ như mời họ tham gia lễ khai mạc một chương trình PHCNDVCĐ mới hoặc các hoạt động kỷ niệm Ngày quốc tế về người khuyết tật – những nhà lãnh đạo hoặc đại diện chính trị mong muốn được nhìn nhận đã đóng góp cho các hoạt động đó và các chương trình PHCNDVCĐ cần tận dụng điều này. Hỗ trợ việc tiếp cận các quy trình chính trị Các cán bộ thực hiện PHCNDVCĐ cần nhận thức được các rào cản đối với việc tham gia chính trị và phối hợp với các nhóm tự lực, các tổ chức người khuyết tật và các tổ chức khác để cùng đảm bảo rằng các rào cản này sẽ được giảm thiểu và/hoặc loại bỏ. Các hoạt động đề xuất gồm: • Đề xuất với chính quyền địa phương về việc người khuyết tật cần được tiếp cận về điểm tổ chức và quy trình bỏ phiếu khi có kế hoạch tiến hành bỏ phiếu; đảm bảo rằng người khuyết tật có thể tiếp cận các điểm bỏ phiếu và tài liệu phải dễ hiểu và dễ sử dụng đối với người bị nhiều dạng khuyết tật; • Khuyến khích ủy ban bầu cử quốc gia và các cơ quan truyền thông thông báo cho các cử tri là người khuyết tật về quyền bầu cử và các hoạt động hỗ trợ sẵn có để họ có thể tham gia; • Khuyến khích các nhà lãnh đạo và các đảng phái chính trị xây dựng các tài liệu về tuyên truyền và đảm bảo các tài liệu đó dễ tiếp cận với người khuyết tật; • Tìm hiểu về các phương tiện đi lại cho người khuyết tật, đặc biệt là với những người khuyết tật về vận động để đảm bảohọcóthểtiếpcậncác điểm bỏ phiếu; • Xác định các vị trí/ công việc trong chính phủ dành cho nhóm yếu thế và khuyến khích người khuyết tật tận dụng các vị trí này.
35. Tham gia vào lĩnh vực chính trị 35 HỘP 12 Quỹ Hệ thống bầu cử quốc tế (IFES) đã được Bộ Ngoại giao Phần Lan tặng thưởng vì đã thiết kế và thử nghiệm một loại hình lá phiếu tại Ghana và có thể giúp các cử tri khiếm thị bỏ phiếu kín và độc lập. Ở hầu hết các quốc gia thu nhập thấp, cử tri người Ghana bị khiếm thị thường phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác để bỏ phiếu. Lá phiếu mà được thử nghiệm không sử dụng chữ nổi Braille vì ít hơn 1% người khiếm thị ở Ghana biết chữ. Lá phiếu này được thử nghiệm tại cuộc bầu cử năm 2002 và được thiết kế với sự hỗ trợ của Ủy ban bầu cử Ghana, Hội liên hiệp người khuyết tật Ghana và Chương trình Hành động về khuyết tật và phát triên Ghana (14). Tạo điều kiện cho phép người khiếm thị có thể bỏ phiếu Ghana

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích