menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Quyển 4: Hợp phần Sinh kế – Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng [eBook]

user

Ngày:

25/01/2016

user

Lượt xem:

118

Bài viết thứ 05/07 thuộc chủ đề “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”

Phát triển kỹ năng

Việc làm tự thân (tự làm chủ)

Việc làm hưởng lương

Dịch vụ tài chính

An sinh xã hội

Download tài liệu

https://www.slideshare.net/login?from_source=%2Fyhoccongdong%2Fquyen-4-hop-phan-sinh-ke%3Ffrom_action%3Dsave&from=download&layout=foundation

Bản tóm tắt

1. Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng HỢP PHẦN SINH KẾ
2. Thư viện dữ liệu của tổ chức WHO Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Cẩm nang hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 1. Phục hồi chức năng. 2. Người khuyết tật. 3. Các dịch vụ sức khỏe cộng đồng. 4. Chính sách y tế. 5. Quyền con người. 6. Công bằng xã hội. 7. Sự tham gia của khách hàng. 8. Hướng dẫn. I. Tổ chức Y tế thế giới. II. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc. III. Tổ chức Lao động Quốc tế. IV. Tổ chức vì sự phát triển người khuyết tật Quốc tế. ISBN 978 92 4 354805 0 (THƯ VIỆN Y KHOA QUỐC GIA HOA KỲ / MÃ TRA CỨU:WB 320) Xuất bản bởi Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2010 với tựa đề: “Community-based rehabilitation: CBR guidelines” Bản quyền © Tổ chức Y tế Thế giới 2010 WHO bảo lưu mọi quyền. Các ấn phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới có thể được mua tại cơ quan báo chí WHO, Tổ chức Y tế Thế giới, số 20 Đại lộ Appia, 1211 Giơ-ne-vơ 27, Thụy Sỹ (điện thoại: +41 22 791 3264; fax: +41 22 791 4857; e-mail: bookorders@who.int). Các yêu cầu về xin phép tái bản hoặc dịch thuật các ấn phẩm của WHO – bất kể với mục đích kinh doanh hay phân phối phi thương mại – phải được phép của cơ quan báo chí WHO , tại địa chỉ nêu trên (fax: +41 22 791 4806; e-mail: permissions@who.int). Các chức danh được sử dụng và việc trình bày các tư liệu trong ấn phẩm này không ám chỉ bất kỳ quan điểm nào của Tổ chức Y tế Thế giới liên quan tới tình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, thành phố hay khu vực hoặc các nhà chức trách ở đó, hay liên quan tới giới hạn về ranh giới hay biên giới. Các đường chấm trên các bản đồ đại diện cho các đường biên giới tương đối mà có thể chưa có sự nhất trí hoàn toàn. Việc đề cập các công ty cụ thể hoặc các sản phẩm của các nhà sản xuất cụ thể không ám chỉ rằng họ được khuyến khích hay khuyến nghị bởiTổ chứcY tếThế giới hơn là các công ty hay sản phẩm khác cùng loại không được nhắc tới. Ngoại trừ do sai sót và thiếu sót, tên của các sản phẩm đã có quyền sở hữu được phân biệt bằng các chữ cái đầu viết hoa. Tổ chức Y tế Thế giới đã rất thận trọng trong việc xác minh các thông tin có trong ấn phẩm này. Tuy nhiên, tài liệu xuất bản này không được đảm bảo dưới bất kỳ hình thức nào kể cả khi được thể hiện rõ hay ngụ ý. Độc giả chịu trách nhiệm về việc diễn giải và sử dụng tài liệu này. Tổ chức Y tế Thế giới sẽ không chịu trách nhiệm về các thiệt hại do sử dụng tài liệu này. Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội,Việt Nam đã được Giám đốc củaTổ chức Y tế Thế giới trao quyền dịch thuật và xuất bản một ấn phẩm tiếng Việt và sẽ chịu trách nhiệm chính đối với bản Tiếng Việt này. Thiết kế và trình bày bởi Inís Communication – www.iniscommunication.com In tại Việt Nam
3. Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng HỢP PHẦN SINH KẾ Mục lục Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 Phát triển kỹ năng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 Việc làm tự thân (tự làm chủ) . . . . . . . . . . . . . . . . 23 Việc làm hưởng lương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37 Dịch vụ tài chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47 An sinh xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
4. Lời nói đầu 1 Lời nói đầu Lời nói đầu Người khuyết tật ở các nước thu nhập thấp không những bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nên nghèo đói giống nhau, mà còn phải đối mặt với những bất lợi phát sinh.Trẻ em khuyết tật phải đối mặt với rào cản về giáo dục, thanh niên khuyết tật phải đối mặt với rào cản về đào tạo, người lớn khuyết tật phải đối mặt với rào cản về việc làm bền vững. Tai hại nhất đó là các gia đình và cộng đồng nghĩ rằng người khuyết tật không có khả năng học tập các kỹ năng và làm việc. Việc làm là phương tiện giúp một cá nhân có thể thoát khỏi đói nghèo và đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Quyền được làm việc của người khuyết tật được nêu ra trong các văn kiện quốc tế như Công ước về Chống phân biệt đối xử (Việc làm và Nghề nghiệp), được thông qua bởi Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 1958 (Số 111) (1), Công ước về Phục hồi chức năng nghề và việc làm của ILO (cho người khuyết tật), năm 1983 (Số 159) (2) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền của Người khuyết tật (3). Tuy nhiên, quyền được làm việc thường không được tôn trọng và người khuyết tật gặp phải nhiều rào cản trong việc cố gắng tìm kiếm và giữ được việc làm. Bằng cách khuyến khích và hỗ trợ cho công việc của nam giới và phụ nữ bị khuyết tật, các chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng(PHCNDVCĐ) có thể giúp các cá nhân và gia đình của họ đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và cải thiện tình hình kinh tế và xã hội. Xem xét những nhu cầu và quan điểm của người khuyết tật và xây dựng các nội dung để lồng ghép vấn đề người khuyết tật vào các chương trình giảm nghèo quốc gia và các chương trình phát triển khác sẽ giúp tạo các cơ hội học tập, tích lũy các kỹ năng và việc làm cho người khuyết tật và gia đình họ, giúp họ thoát khỏi đói nghèo.Tiếp cận các cơ hội sinh kế là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo. Sinh kế là một phần của PHCNDVCĐ bởi vì “Đó là điều cần thiết để đảm bảo rằng cả thanh thiếu niên và người lớn bị khuyết tật được tiếp cận với đào tạo và các cơ hội việc làm ở cấp cộng đồng”(4). Việc học tập kiến thức và kỹ năng bắt đầu trong gia đình khi tuổi còn nhỏ – trẻ em quan sát và học cách làm mọi thứ từ cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Trẻ em khuyết tật cũng cần được khuyến khích để tìm hiểu, tham gia và đóng góp một phần trong gia đình. Tương tự như vậy, các thành viên bị khuyết tật trong gia đình ở độ tuổi lao động cần được hỗ trợ và khuyến khích phát triển các kỹ năng và bắt đầu hoặc trở lại làm việc. Một chương trình PHCNDVCĐ mà không đề cập đến sự phát triển các kỹ năng và nhu cầu sinh kế của thanh thiếu niên và người lớn khuyết tật sống trong một cộng đồng sẽ không đầy đủ và làm hạn chế tính bền vững của những nỗ lực khác. Hợp phần Sinh kế, cũng như các hợp phần khác của PHCNDVCĐ, có mối liên hệ rất chặt chẽ với các hợp phần khác. Cần phải có những mối liên kết giữa các nỗ lực để thúc đẩy và tạo ra điều kiện sinh kế trong chương trình PHCNDVCĐ và những nỗ lực để tăng cường sự tiếp cận với chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ giáo dục và các cơ hội xã hội. Một
5. 2 hướng dẫn PHCNDVCĐ > 4: HỢP PHẦN SINH KẾ cá nhân khuyết tật cần phải khỏe mạnh và có thể cần một thiết bị trợ giúp để làm việc. Trẻ em và thanh thiếu niên, những người được tiếp cận với giáo dục tiểu học và trung học, cũng như các cơ hội đào tạo kỹ năng sẽ có cơ hội việc làm trong tương lai lớn hơn rất nhiều. Tương tự như vậy, một người khuyết tật làm việc tức là đã được tăng cường quyền năng và có thể đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của cuộc sống, duy trì một gia đình và tham gia tích cực trong đời sống xã hội, văn hóa và chính trị trong cộng đồng. HỘP 1 David Luyombo bị mắc chứng bại liệt khi còn là một đứa trẻ. Anh bị cha mình chối bỏ vì bị khuyết tật, nhưng mẹ anh đã quyết tâm cho anh tới trường. Sau khi tốt nghiệp tiểu học, David đã theo học một trường trung học nội trú ở Kampala, thủ đô Uganda, sau đó anh đã theo học một trường cao đẳng gia sư và đã nhận được bằng tú tài chuyên ngành kế toán và thư ký. David có động lực mạnh mẽ trong việc tham gia công tác vì sự phát triển của người khuyết tật ở vùng quê nông thôn của mình ở Masaka và thấy rằng nếu làm nhân viên kế toán ở Kampala thì anh sẽ không đạt được mục tiêu đó. Vì vậy, anh đã theo học một khóa học đào tạo từ xa của Đại học Makerere để trở thành một chuyên gia thú y, với sự tài trợ của một tổ chức phi chính phủ địa phương (NGO). Hoàn thành khóa học, David đã trở thành một chuyên gia thú y tự làm chủ ở Masaka và bắt đầu huy động người khuyết tật. Anh lăn xe quanh khu vực nông thôn quê anh để tìm kiếm các gia đình có người khuyết tật. Anh tập trung vào các gia đình, chứ không chỉ đơn thuần để ý đến các cá nhân, bởi vì huy động sự tham gia của cả gia đình có thể giúp các thành viên của gia đình coi người khuyết tật như một tài sản, không phải là một món nợ. David bắt đầu nuôi bò, dê, lợn, gà và gà tây chất lượng cao và đào tạo những người khuyết tật và gia đình họ chăn nuôi gia súc gia cầm tốt hơn. Anh đã tặng cho các gia đình này con giống với điều kiện là họ sẽ trả lại anh ta lứa đầu tiên, những con giống sau đó có thể được trao cho một gia đình khác. David sớm nhận ra rằng để đào tạo người dân có thể chăn nuôi gia súc gia cầm tốt hơn cần một trang trại kiểu mẫu và một trung tâm đào tạo với đầy đủ trang thiết bị nơi mọi người có thể tham gia các khóa đào tạo kéo dài trong nhiều ngày. Trang trại kiểu mẫu của David bây giờ có bò Friesian, dê lai, lợn gà tây và gà chất lượng cao được nuôi trong những chiếc chuồng kiên cố. David đã thành lập Hiệp hội Người khuyết tật Kawule và Gia đình của họ. Mười năm sau, hiệp hội đã có hơn 500 thành viên. Một khoản phí hội viên nhỏ được thu của mỗi hội viên là nguồn thu nhập chính của hiệp hội. David chia sẻ rằng: “Tôi muốn nói ‘không’ với trải nghiệm của chính tôi về sự hạn chế cơ hội, định kiến ​​và phân biệt đối xử. Tôi muốn chứng minh rằng có thể mang lại sự phát triển thực sự với người khuyết tật ở các vùng nông thôn Uganda. Theo truyền thống, nếu người khuyết tật được dạy bất cứ điều gì thì đó là nghề thủ công, nghề mà có một thị trường rất hạn chế ở khu vực nông thôn. Điều duy nhất dường như có ý nghĩa với tôi đó là canh tác và đặc biệt là chăn nuôi gia súc.” David động viên cuộc sống của nhiều người Uganda
6. Lời nói đầu 3 Mục tiêu Người khuyết tật có được sinh kế, được tiếp cận các biện pháp an sinh xã hội và có được thu nhập đủ để sống một cuộc sống xứng đáng và đóng góp kinh tế cho gia đình và cộng đồng. Vai trò của PHCNDVCĐ Vai trò của PHCNDVCĐ là tạo điều kiện cho người khuyết tật và gia đình họ tiếp cận các kỹ năng, cơ hội sinh kế, tham gia nhiều hơn vào đời sống cộng đồng và có khả năng tự đáp ứng nhu cầu của bản thân. Kết quả mong đợi •Người khuyết tật được tiếp cận các cơ hội phát triển kỹ năng và học tập suốt đời. •Cha mẹ của của những trẻ em khuyết tật vận động việc tiếp cận các cơ hội giáo dục, nâng cao kỹ năng và việc làm cho con cái họ. •Người khuyết tật được tiếp cận với các cơ hội việc làm bền vững mà không có sự phân biệt đối xử trong một môi trường an toàn và không bị bóc lột. • Người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ tài chính vi mô. •Phụ nữ khuyết tật có cơ hội việc làm và nghề nghiệp bình đẳng với nam giới. •Các gia đình người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em và người khuyết tật nặng, được tiếp cận các hình thức sinh kế tốt hơn. •Các chiến lược và chương trình xóa đói giảm nghèo có bao gồm và mang lại lợi ích cho người khuyết tật và gia đình họ. •Việc làm của người khuyết tật được công nhận và đánh giá bởi người sử dụng lao động và các thành viên cộng đồng. •Chính quyền địa phương thông qua và áp dụng các chính sách và biện pháp để cải thiện việc tiếp cận việc làm của người khuyết tật. •Người khuyết tật có quyền được tiếp cận với các biện pháp bảo trợ xã hội. • HỘP 2 Các quốc gia thành viên công nhận quyền được làm việc của người khuyết tật, trên cơ sở bình đẳng với những người khác; quyền này bao gồm quyền có cơ hội được sống bằng công việc do mình tự do lựa chọn hoặc được chấp nhận trong một thị trường lao động và môi trường làm việc cởi mở, hòa nhập và dễ tiếp cận cho người khuyết tật. Các quốc gia có trách nhiệm bảo vệ và thúc đẩy việc thực hiện quyền được làm việc, kể cả đối với những người bị khuyết tật trong việc làm,thông qua thực hiện các bước thích hợp, bao gồm cả thông qua quy định pháp lý … Công ước về Quyền của Người khuyết tật, Điều 27 – Công việc và Việc làm (3)
7. 4 hướng dẫn PHCNDVCĐ > 4: HỢP PHẦN SINH KẾ Các khái niệm chính Việc làm Việc làm là một hoạt động sống quan trọng. Hoạt động này góp phần vào việc duy trì cuộc sống các cá nhân, gia đình và các hộ gia đình bằng cách cung cấp các dịch vụ và/ hoặc hàng hóa cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Điều quan trọng nhất là tạo cơ hội hòa nhập xã hội và kinh tế, trong đó nâng cao khả năng đáp ứng các nhu cầu cá nhân và tạo ra ý thức về giá trị bản thân. Có rất nhiều hình thức việc làm khác nhau. Ví dụ: •Việc làm tại nhà •Việc làm trong hộ kinh doanh •Các hoạt động sản xuất, dịch vụ hay thương mại cá nhân •Các hoạt động cá nhân hoặc nhóm doanh nghiệp nhỏ •Việc làm hưởng lương cho người khác trong khu vực kinh tế phi chính thức •Việc làm hưởng lương trong một tổ chức hoặc công ty nhà nước hay tư nhân trong khu vực kinh tế chính thức •Các hình thức việc làm hưởng lương trong các đơn vị có những điều chỉnh và bố trí chỗ ăn ở hỗ trợ lao động. Việc làm có thể bao hàm lao động chân tay hoặc hoàn toàn là lao đông trí óc. Việc làm có thể đòi hỏi ít tay nghề kỹ thuật hoặc tay nghề cao. Một số công việc dựa trên sản xuất truyền thống gia đình và các hoạt động tạo thu nhập, một số việc làm lại dựa trên công nghệ mới. Sự ra đời của công nghệ truyền thông, chẳng hạn như điện thoại di động và máy tính, đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người khuyết tật, đặc biệt là cho những người khuyết tật nặng hoặc bị nhiều loại khuyết tật. Việc làm bền vững Không phải tất cả các công việc đều được như mong đợi, điều quan trọng là phải phân biệt giữa việc làm bền vững và việc làm bóc lột, kéo dài đói nghèo mãi mãi và thiếu phẩm giá. Việc làm bền vững là công việc đề cao và không hạ thấp phẩm giá. ILO mô tả việc làm bền vững như sau: HỘP 3 “Việc làm bền vững tổng kết những nguyện vọng của người dân trong đời sống lao động của họ. Việc làm bền vững bao gồm các cơ hội làm việc năng suất và mang lại một khoản thu nhập công bằng, an toàn tại nơi làm việc và bảo trợ xã hội cho các gia đình, triển vọng tốt hơn cho sự phát triển cá nhân và hội nhập xã hội, tự do cho mọi người thể hiện mối quan tâm của họ, tổ chức và tham gia vào các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và cơ hội và đối xử bình đẳng với cả phụ nữ và nam giới. “(5) Việc làm bền vững: Định nghĩa của ILO
8. Lời nói đầu 5 Hy sinh vì công việc có thể được hiểu rằng những người nghèo không có sự lựa chọn nào khác để kiếm sống và đành phải chấp nhận làm việc trong điều kiện tồi tệ. Tiếp cận môi trường Việc thiếu sự tiếp cận môi trường là một rào cản lớn đối với người khuyết tật ở tất cả các nước thu nhập thấp: không thể tiếp cận các phương tiện giao thông công cộng, nơi làm việc và thông tin liên lạc dẫn đến nhiều trường hợp người khuyết tật không thể đi làm hoặc không thể làm việc. Sự điều chỉnh hợp lý “Sự điều chỉnh hợp lý”có nghĩa là sự điều chỉnh về công việc và nơi làm việc để tạo điều kiện cho người khuyết tật làm việc. Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh và sửa đổi: máy móc và trang thiết bị, nội dung công việc, thời gian làm việc và tổ chức công việc, cũng như sự thích ứng với môi trường làm việc. Nhiều người khuyết tật không yêu cầu bất kỳ điều chỉnh nào. Đối với những người đó, nơi ăn nghỉ có thể đơn giản và không tốn kém, chẳng hạn như đặt một đoạn thang nối, nâng cao một chiếc ghế, kéo dài thời gian đào tạo, điều chỉnh giờ làm việc. Các hình thức thay đổi công việc khác có thể tốn kém hơn, chẳng hạn như mua phần mềm đọc màn hình cho người khiếm thị. Lựa chọn cá nhân và bối cảnh địa phương Thông thường, người khuyết tật được hướng theo các ngành nghề khuôn mẫu, ví dụ, người mù được dạy nghề làm giỏ và những người khiếm thính được dạy nghề mộc, cho dù họ có muốn làm việc trong các ngành nghề này hay không. Nhưng người khuyết tật có nhiều sở thích, tài năng và mong muốn khác nhau, với nhiều quyền lựa chọn công việc mà họ muốn làm như bất cứ ai khác. Những lựa chọn này sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh sống của họ và cả mức độ và dạng khuyết tật. Các cơ hội là rất khác nhau, tùy thuộc vào việc một người sống ở khu vực nông thôn, một ngôi làng, thị xã hay thành phố, và khu vực kinh tế phi chính thức có ưu thế hơn so với khu vực kinh tế chính thức. Nền kinh tế chính thức và phi chính thức Khuvựckinhtếchínhthứcđượcđiềuchỉnhbởichínhphủvàbaogồmviệclàmtrongkhu vực công và tư nhân, ở đó người lao động được thuê dựa trên hợp đồng với mức lương cùng với những lợi ích như lương hưu và bảo hiểm y tế. Khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực không được kiểm soát trong nền kinh tế quốc gia. Khu vực kinh tế này bao gồm sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, giao thương nhỏ, các công ty gia đình, các đơn vị kinh doanh nhỏ sử dụng một vài công nhân và nhiều hoạt động tương tự. Ởhầuhếtcácnướcthunhậpthấp,nềnkinhtếphichínhthứcsửdụngphầnlớnlựclượng lao động và mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người khuyết tật hơn nền kinh tế chính thức.Tuynhiên,luậtchốngphânbiệtđốixửthườngkhôngđượcápdụngđốivớinềnkinh tế phi chính thức. Vì lý do này, việc tìm kiếm công việc trong nền kinh tế phi chính thức khôngphảilàmộtquyềnđươngnhiên,màđòihỏiphảicónỗlựcchungcủangườikhuyết tật và những người làm việc với họ, sử dụng các chiến lược đề ra trong hợp phần này.
9. 6 hướng dẫn PHCNDVCĐ > 4: HỢP PHẦN SINH KẾ Nông thôn và thành thị Sự xuất hiện liên tục của các khu dân cư được trải dài từ các thành phố lớn đến các ngôi làng nhỏ, xa xôi. Nằm giữa các khu dân cư này là những ngôi làng lớn, những ngôi làng gần thị trấn, các thị trấn nhỏ, khu phố ổ chuột, các khu vực này là một phần của một thành phố phức tạp và“các khu vực ven đô”(khu vực dân cư gần với thành phố hay trị trấn lớn, nhưng không nhất thiết phải là một phần của chúng). Trong hợp phần này, “thành thị”có ý nghĩa liên quan đến thị xã hay thành phố trong khi các khu vực ven đô và “nông thôn” liên quan đến các làng, thường là các làng nhỏ và chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Cơ hội kiếm thu nhậpkhác nhau rất nhiều giữa khu vực nông thôn và thành thị. Ở khu vực thành thị, có rất hiều loại hình việc làm, ở cả nền kinh tế chính thức và phi chính thức. Ở khu vực nông thôn, nền kinh tế dựa vào nông nghiệp quy mô nhỏ, có ít lựa chọn việc làm hơn. Chi phí của việc loại trừ Việc loại trừ người khuyết tật khỏi việc làm sẽ gây nên một gánh nặng tài chính cho gia đình, cộng đồng và cá nhân hoặc tổ chức hỗ trợ và chăm sóc, bao gồm cả chi phí lớn cho hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội. Việc loại trừ sẽ gây nên sự mất mát đáng kể năng suất và thu nhập, do đó việc đầu tư để bù đắp loại trừ là cần thiết. Việc học tập suốt đời Học tập và nâng cao kỹ năng không phải chỉ khi còn bé. Đối với cả trẻ em và người lớn khuyết tật, việc tiếp tục học tập và nâng cao kỹ năng là rất quan trọng để tạo ra, duy trì và phát triển các cơ hội sinh kế. Sự cần thiết đó là học tập cho cuộc sống và học tập trong suốt cuộc đời, một khái niệm mà hiện nay được gọi là học tập suốt đời. Việc học tập suốt đời, đặc biệt là các cơ hội học tập không chính quy và không chính thức trong bối cảnh khác nhau, cũng quan trọng cho những người khuyết tật đang cố gắng để kiếm sống thông qua các khóa đào tạo chính thức. Các khóa đào tạo cần phải được xem như người đóng góp vào quá trình học tập suốt đời và không phải là các sự kiện được tổ chức đơn lẻ và một lần. Điều này áp dụng cho các cộng đồng ở tất cả các mức độ phát triển. Trong các khu ổ chuột ở nông thôn và thành thị nghèo, việc người lớn biết chữ là một công cụ quan trọng cho sự phát triển, nó có thể được sử dụng để dạy cho mọi người không chỉ để đọc và viết, mà còn để phản ánh và phân tích hoàn cảnh và bối cảnh riêng của họ. Trong tất cả các cộng đồng, quá trình hình thành nhóm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cho phép người có và không có khuyết tật để tạo nên một nền văn hóa học tập không ngừng. (Xem thêm Hợp phần Giáo dục.) Tập trung vào cả gia đình và cộng đồng Khuyết tật không chỉ là vấn đề cá nhân mà nó còn ảnh hưởng đến cả gia đình và cộng đồng. Các gia đình trong các cộng đồng nghèo thường sống dựa vào một số nguồn thu nhập. Một thành viên gia đình bị khuyết tật có thể đóng góp cho cuộc sống gia đình và sinh kế, do đó các hoạt động hỗ trợ sinh kế phải bao gồm cả gia đình.
10. Lời nói đầu 7 Các nguyện vọng và hình mẫu Một số người khuyết tật bị cô lập trong vòng luẩn quẩn tệ hại của sự kỳ vọng thấp và kết quả thấp. Họ thường hướng tới, hoặc bị định hướng tới các công việc và việc làm dưới khả năng của bản thân, với một lý do đơn giản rằng kỳ vọng đối với những gì khuyết tật có thể làm được là rất thấp. Tuy nhiên, vẫn có những người khuyết tật đột phá vượt qua sự kỳ vọng và thành công trong việc hoàn thiện khả năng của họ tồn tại trong nhiều cộng đồng; họ có thể được coi là một hình mẫu cho những người khuyết tật khác, giúp họ có thêm niềm hi vọng. Thành tố quan trọng trong hợp phần này Phát triển kỹ năng Các kỹ năng rất cần thiết cho công việc. Có bốn loại kỹ năng chính: kỹ năng cơ bản, kỹ năng kỹ thuật và chuyên môn, kỹ năng quản lý kinh doanh và kỹ năng sống cốt lõi. Những kỹ năng này có được thông qua các hoạt động dựa vào gia đình và giáo dục truyền thống tại các trung tâm dạy nghề chính thống và qua quá trình học việc với các thành viên trong cộng đồng. Sự kết hợp của tất cả bốn loại kỹ năng đảm bảo thành công lớn hơn trong việc tìm kiếm việc làm bền vững và có thu nhập. Các chương trình PHCNDVCĐ cần phải xác định và tạo cơ hội cho người khuyết tật để tìm hiểu tất cả bốn loại kỹ năng. Việc làm tự do Việc làm tự làm chủ là cơ hội kiếm sống chính cho người khuyết tật ở các nước thu nhập thấp. Việc làm tự do bao gồm sản xuất, cung cấp dịch vụ hay kinh doanh, có thể là cá nhân hoặc theo nhóm, bán thời gian hoặc toàn thời gian, được áp dụng ở cả nông thôn và thành thị, trong cả khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức.Việc làm tự do mang lại thu nhập cho một số lượng lớn phụ nữ và nam giới khuyết tật và là cơ hội để đóng góp kinh tế cho gia đình và cộng đồng. Các chương trình PHCNDVCĐ đóng một vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ người khuyết tật để trở thành người lao động tự do bằng cách bắt đầu hoặc mở rộng các hoạt động tạo thu nhập của họ và các doanh nghiệp nhỏ. Việc làm hưởng lương Việc làm hưởng lương có nghĩa là công việc được trả lương hoặc tiền công theo hợp đồng (bằng văn bản hoặc không) với một người khác, tổ chức hoặc doanh nghiệp.Việc làm hưởng lương có thể phù hợp hơn trong nền kinh tế chính thức, nhưng cũng phù hợp trong nền kinh tế phi chính thức. Người khuyết tật phải đối mặt với nhiều rào cản để có được việc làm hưởng lương bền vững. Nhưng đã có sự phát triển tích cực ở nhiều doanh nghiệp, đã chủ động tìm thuê người khuyết tật. Các chương trình PHCNDVCĐ có thể giúp khắc phục hoặc giảm bớt các rào cản đối với việc làm hưởng lương.
11. 8 hướng dẫn PHCNDVCĐ > 4: HỢP PHẦN SINH KẾ Các dịch vụ tài chính Người khuyết tật có nhu cầu về các dịch vụ tài chính như những người không khuyết tật, nhìn chung đều nhằm mục đích bắt đầu và phát triển kinh doanh và quản lý cuộc sống của họ. Tín dụng vi mô đề cập cụ thể đến các khoản vay và nhu cầu tín dụng của khách hàng, trong khi tài chính vi mô bao gồm một phạm vi rộng hơn các dịch vụ tài chính, ví dụ như tiết kiệm, bảo hiểm, cho vay mua nhà và chuyển tiền kiều hối. Các chương trình tài chính vi mô được có ở hợp tác xã, các ngân hàng nông thôn, các quỹ tiết kiệm và các tổ chức tín dụng, các nhóm tự lực, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính vi mô (MFIs). Điều quan trọng ở cấp cộng đồng đó là các nhóm tự lực được biết đến như Hội luân phiên tiết kiệm và tín dụng quay vòng (ROSCA) (một số quốc gia có tên gọi khác nhau nhưng có cùng chức năng), trong đó một nhóm người nộp số tiền nhỏ thành một “món tiền lớn” chung hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở tự nguyện và sau đó phân phối trọn gói một lần như một khoản vay hoặc tài trợ lần lượt cho một thành viên. Các nhóm này thúc đẩy tinh thần tiết kiệm, nâng cao sự tự tin và lòng tự trọng và trao quyền đáng kể cho thành viên của mình. An sinh xã hội Các biện pháp an sinh xã hội nhằm mục đích cung cấp một mạng lưới an sinh để bảo vệ con người khỏi sư nghèo đói và mất mát cùng cực, hay thiếu thu nhập do bệnh tật, khuyết tật hoặc tuổi già. Người khuyết tật có quyền bình đẳng với các biện pháp an sinh xã hội dành cho công dân nói chung. Bởi vì họ nằm trong số những người nghèo và thiệt thòi nhất, người khuyết tật phải được hòa nhập hiệu quả trong tất cả các chương trình trợ giúp xã hội. Các biện pháp an sinh xã hội được cung cấp chính thức từ chính phủ và các tổ chức lớn và các biện pháp không chính thức ở cấp cộng đồng. Các biện pháp chính thức bao gồm các chương trình xóa đói giảm nghèo hướng đến các nhóm dễ bị tổn thương nói chung và các biện pháp cụ thể như trợ cấp tàn tật. Việc cung cấp chính thức ở cấp cộng đồng là thông qua các tổ chức dựa trên cộng đồng và đặc biệt là các nhóm tự lực.
12. Lời nói đầu 9 HỘP 4 Imad Abdul-Fatah Abu Tabikh sống tại thị trấn Yatta, huyện Hebron, Palestine, bị liệt từ năm 13 tuổi do chấn thương tủy sống. Anh không được đi học đại học để theo đuổi ước mơ của mình như các bạn cùng lớp và bạn bè vì rào cản xã hội, môi trường và hoàn cảnh nghèo khó của gia đình. Chương trình PHCNDVCĐ đã liên lạc với Imad khi tiến hành một cuộc khảo sát cộng đồng ở Yatta vào năm 1994. Tại thời điểm đó, điều kiện sống của anh rất tồi tệ. Ngôi nhà không phù hợp với nhu cầu của anh, hạn chế sự tham gia của anh trong gia đình cũng như trong các hoạt động cộng đồng. Anh không có nhiều cơ hội để đi lại quanh thị trấn và xây dựng mối quan hệ để có được cơ hội đào tạo và việc làm giúp anh kiếm sống và tự lập. Chương trình PHCNDVCĐ đã hỗ trợ anh một chiếc xe lăn và tạo những thay đổi cần thiết trong ngôi nhà, đặc biệt là nhà vệ sinh, và kết nối ngôi nhà của anh tới con đường chính với sự giúp đỡ của hội đồng thị trấn và các tổ chức cộng đồng địa phương. Sau đó, cuộc sống bắt đầu thay đổi với Imad. Anh có được các kỹ năng khác nhau từ việc khâu vá đến thành thạo về máy tính, trở thành lãnh đạo của Liên minh người Palestine khuyết tật trong thị trấn và thậm chí là điều phối viên dự án về phục hồi chức năng cho người khuyết tật ở thị trấn Yatta. Theo Imad, “Trước khi biết đến chương trình PHCNDVCĐ, tôi đã từng bị suy sụp, bị cô lập, thiếu tự tin. Nhưng giờ đây, bất chấp mọi khó khăn, rào cản, tôi sống một cuộc sống bình thường và thậm chí đã trở thành một hình mẫu cho những người đồng cảnh ngộ. Khuyết tật không những không làm giảm ý chí của tôi, mà còn làm tôi bền bỉ hơn “. Giờ đây (2010), Imad, 39 tuổi, chưa lập gia đình. Anh sống với mẹ, anh trai và hai chị em trong điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, nhưng thu nhập của anh có ảnh hưởng rõ ràng đến đời sống của cả gia đình. Anh đưa ra ba lý do chính giải thích cho thành công của mình: •Xây dựng sự tự tin và tăng cường năng lực thông qua hoạt động hòa nhập xã hội; •Hỗ trợ tích lũy các kỹ năng sống và làm việc, để cải thiện kinh tế gia đình và đời sống; •Tiếp cận các thiết bị trợ giúp và cải tạo môi trường xung quanh phù hợp giúp cuộc sống của anh dễ dàng hơn. Bước ngoặt lớn của Imad Palestine
13. 10 hướng dẫn PHCNDVCĐ > 4: HỢP PHẦN SINH KẾ
14. Phát triển kỹ năng 11 Phát triển kỹ năng Giới thiệu Người khuyết tật cần nhiều kỹ năng để tham gia vào các hoạt động sinh kế. Nhưng họ bắt đầu với một số khó khăn. Gia đình và cộng đồng có thể cho rằng họ không thể tham gia vào các hoạt động như vậy. Họ thường không được tiếp cận với giáo dục cơ bản khiến họ không đủ tiêu chuẩn để tham gia các khóa đào tạo kỹ năng. Những bất lợi này thường làm họ thiếu kỹ năng, cũng như làm giảm độ tự tin, kỳ vọng và thành tựu. Để thành công trong công việc cần phải có nhiều loại kỹ năng khác nhau,bao gồm các kỹ năng cơ bản có được thông qua giáo dục và đời sống gia đình, các kỹ năng kỹ thuật và chuyên môn cho phép một người có thể thực hiện một hoạt động hoặc công việc cụ thể, kỹ năng kinh doanh cần thiết để thành công trong việc tự làm chủ và kỹ năng sống cốt lõi, bao gồm cả thái độ, kiến thức và các thuộc tính cá nhân. Mục tiêu Người khuyết tật được trang bị kiến ​​thức, thái độ và kỹ năng cần thiết cho công việc. Vai trò của PHCNDVCĐ Vai trò của PHCNDVCĐ là cho phép người khuyết tật tiếp cận cơ hội việc làm, bằng cách chủ động thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi để tích lũy kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kết quả mong đợi •Thanh thiếu niên và người lớn khuyết tật được tiếp cận các cơ hội đào tạo và thu được các kỹ năng thị trường, việc làm bền vững (việc làm hưởng lương hoặc việc làm tự do) và thu nhập. •Trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật có cơ hội phát triển kỹ năng bình đẳng với các trẻ em trai và nam giới. •Các trung tâm đào tạo nghề và kỹ năng chính thống có các chính sách và thực tiễn đảm bảo việc tiếp cận cho người khuyết tật với các khóa đào tạo. •Người khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ – hướng nghiệp, các dịch vụ việc làm, các thiết bị trợ giúp, và trang bị thích hợp. •Người khuyết tật được tiếp cận với cơ hội phát triển kỹ năng tiên tiến cần thiết để tiến bộ trong công việc của họ.
15. 12 hướng dẫn PHCNDVCĐ > 4: HỢP PHẦN SINH KẾ HỘP 5 Các trung tâm dạy nghề điều hành bởi Trung tâm Truyền Giáo Bệnh phong ở Ấn Độ dành cho những người trẻ bị ảnh hưởng bởi bệnh phong đã giảng dạy nhiều kỹ năng kỹ thuật đa dạng như cơ khí, động cơ, may mặc, hàn, điện tử, phát thanh, sửa chữa tivi, tốc ký, trồng dâu nuôi tằm, in ofset và máy tính. Học viên sau khi học những kỹ năng này sẽ tốt nghiệp với bằng cấp được Chính phủ công nhận. Các trung tâm cũng khá nổi trội trong việc giảng dạy các dạng kỹ năng khác, đặc biệt là quản lý kinh doanh và kỹ năng sống cơ bản. Chương trình giảng dạy kỹ năng sống bao gồm ba lĩnh vực: phát triển kỹ năng cá nhân, xây dựng cơ chế ứng phó, tạo ra sự phù hợp cho công việc. Các kỹ năng cá nhân bao gồm lòng tự trọng, phát triển nhân cách, suy nghĩ tích cực, động lực, thiết lập mục tiêu, giải quyết vấn đề, ra quyết định, quản lý thời gian và quản lý căng thẳng. Cơ chế ứng phó bao gồm các cách làm thế nào để đối phó với: tình dục, tính nhút nhát, sự cô đơn, trầm cảm, sợ hãi, giận dữ, chống HIV/AIDS, nghiện rượu, thất bại, chỉ trích, mâu thuẫn và thay đổi. Phù hợp với một công việc bao gồm khả năng lãnh đạo, làm việc theo nhóm, hướng dẫn nghề nghiệp và môi trường làm việc. Kỹ năng sống cơ bản được giảng dạy theo ba cách: (a) thông qua một thời gian biểu và các hoạt động nhấn mạnh vào việc dậy sớm, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường, đúng giờ, trách nhiệm, lãnh đạo và quan tâm đến người khác, (b) thông qua các ví dụ của nhân viên trung tâm (c) thông qua các lớp học hàng tuần. Các trung tâm này đạt tỷ lệ 95% học viên sau khi tốt nghiệp có việc làm. Có ba lý do chính cho sự thành công này. Đầu tiên, chủ sử dụng lao động tìm kiếm những ứng viên có ý thức trách nhiệm cao và điều này đã được rèn luyện qua việc đào tạo kỹ năng sống cơ bản; người sử dụng lao động địa phương biết rằng học viên tốt nghiệp tại Trung tâm Truyền Giáo Bệnh phong thường đạt các tiêu chuẩn cá nhân cao. Thứ hai, Trung tâm Truyền Giáo Bệnh phong có cán bộ phụ trách về việc làm rất năng động, họ có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp địa phương. Thứ ba, Trung tâm Truyền Giáo Bệnh phong có một hội cựu học viên hoạt động khá mạnh giúp giữ mối liên lạc giữa những người đã tốt nghiệp với nhau và với trung tâm, giúp các học viên mới tốt nghiệp tìm được việc làm và giúp họ làm tốt công viêc. Dạy các kỹ năng sống thiết yếu tại Trung tâm Truyền giáo Bệnh phong Ấn Độ
16. Phát triển kỹ năng 13 Các khái niệm chính Các loại kỹ năng Kỹ năng cơ bản có được thông qua giáo dục cơ bản và đời sống gia đình. Các kỹ năng này bao gồm, ví dụ, biết đọc biết viết, làm toán, khả năng học hỏi, lý luận và giải quyết vấn đề. Loại kỹ năng này cần thiết cho công việc ở bất cứ đâu, trong mọi hoàn cảnh và văn hóa, trong cả khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức. Kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng nghề và kỹ năng chuyên môn là những kỹ năng giúp thực hiện một nhiệm vụ cụ thể – làm thế nào để sản xuất hoặc sửa chữa một cái gì đó, hoặc cung cấp một số loại dịch vụ. Ví dụ như nghề mộc, may mặc, dệt, luyện kim, vận hành máy tiện, đan giỏ, rèn thiếc, đóng giày. Nhiều kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu hơn, chẳng hạn như kỹ thuật, y học, vật lý trị liệu và công nghệ máy tính, thường được gọi là kỹ năng chuyên môn. Nói chung, kỹ thuật càng nâng cao, càng yêu cầu trình độ học vấn cao hơn và việc đào tạo càng có tính bài bản hơn, thường được tổ chức bởi các cơ sở kỹ thuật và thường có chứng chỉ chính thức về kết quả học tập. Kỹ năng kinh doanh (còn gọi là kỹ năng doanh nhân) là các kỹ năng cần có để thành công trong việc điều hành một hoạt động kinh doanh. Các kỹ năng này bao gồm việc quản lý tiền và con người, cũng như kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức. Chúng cũng bao gồm kỹ năng đánh giá rủi ro, phân tích thị trường và thu thập thông tin, chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, thiết lập mục tiêu và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng này thường đòi hỏi một trình độ cơ bản về tính toán và đọc – viết. Các khóa đào tạo giảng dạy các nghề có khả năng dẫn đến các việc làm tự do như nghề mộc, sửa chữa đài phát thanh, thợ sửa chữa xe máy và nghề dệt thì buộc phải dạy các kỹ năng kinh doanh cùng với các kỹ năng kỹ thuật. Kỹ năng sống cơ bản bao gồm thái độ, kiến thức và các thuộc tính cá nhân cần thiết để hoạt động trên thế giới. Chúng bao gồm: làm thế nào để liên hệ với khách hàng, làm thế nào để thể hiện bản thân, học cách học hỏi, lắng nghe hiệu quả và giao tiếp, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề, quản lý và kỷ luật cá nhân, kỹ năng giao tiếp xã hội, khả năng kết nối làm việc theo nhóm, và đạo đức nghề nghiệp. Kỹ năng sống cốt lõi cần thiết cho tất cả mọi người, cho dù bị khuyết tật hay không, để thành công trong cả cuộc sống và công việc. Nhưng chúng có tầm quan trọng đặc biệt đối với người khuyết tật vì các kỹ năng này mang lại sự tự tin và phát triển lòng tự trọng, liên quan đến những người khác và thay đổi nhận thức của bản thân và của người khác. Kỹ năng sống cốt lõi được học hỏi và hình thành thông qua sự tương tác trong gia đình và cộng đồng và được củng cố trong giáo dục (cả chính thức và không chính thức), các chương trình dạy nghề, phát triển thanh thiếu niên, cộng đồng và việc làm. Sự tự tin có được thông qua sự phát triển các quan điểm tích cực, tiếp thu kiến ​​thức có liên quan và học tập các kỹ năng để ứng xử thành công trong cuộc sống và công việc. Nếu một chương trình đào tạo chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và bỏ qua sự phát triển quan điểm, kiến thức và kỹ năng sống, sẽ được coi là không thành công trong việc giúp các học viên có được việc làm bền vững.
17. 14 hướng dẫn PHCNDVCĐ > 4: HỢP PHẦN SINH KẾ Lựa chọn cá nhân và cơ hội bình đẳng Các chương trình PHCNDVCĐ, khi xác định các cơ hội phát triển kỹ năng, đều phải ghi nhớ rằng mỗi cá nhân có những sở thích, tài năng và khả năng riêng. Bé gái hay bé trai, phụ nữ và nam giới đều có cơ hội đào tạo bình đẳng không giới hạn về giới tính và chủng tộc. Phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật có thể cần hỗ trợ thêm để có được các cơ hội đào tạo. Các lựa chọn tối ưu nên được cung cấp một cách tối đa và những lựa chọn này không phải dựa trên những định kiến ​​về những gì một cá nhân có thể làm. Cách xây dựng các kỹ năng Có nhiều phương pháp để người khuyết tật có thể học hỏi và phát triển kiến ​​thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để kiếm sống. Bao gồm: •tự nỗ lực; •tích lũy kỹ năng trong đời sống gia đình; •giáo dục cơ bản; •đào tạo nghề trong các trường học; •đào tạo dựa vào cộng đồng, bao gồm cả học nghề chính thức hoặc không chính thức với các cá nhân trong cộng đồng; •đào tạo tại các trung tâm đào tạo nghề chính hoặc các trung tâm phục hồi chức năng nghề; •đào tạo hoặc học nghề trong quá trình làm việc; •các khóa đào tạo cao đẳng và đại học; •tham gia các chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ bao gồm đào tạo các kỹ năng kinh doanh cơ bản, các dịch vụ phát triển kinh doanh và người hỗ trợ/cố vấn; •học việc. Việc lựa chọn phương pháp phát triển kỹ năng thích hợp nhất phụ thuộc vào sở thích, khả năng và nguồn lực của mỗi cá nhân, cũng như những cơ hội và hỗ trợ có trong cộng đồng của cá nhân đó.
18. Phát triển kỹ năng 15 HỘP 6 Zou Kaiyuan sinh ra trong một gia đình nông dân nhập cư bình thường ở Yi Chang, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào năm 1951. Ông không thể di chuyển cánh tay của mình vì dị tật nặng và phải dùng đôi chân của mình cho tất cả các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày. Ông không có cơ hội được đi học. Ông đã học nhiều nghề khác nhau nhưng thu nhập vẫn không đủ trang trải cho cuộc sống của mình. Ông bắt đầu học sửa chữa đồng hồ, và phải tập luyện và phát triển kỹ năng cho đôi chân của mình – ông đã tập cho ngón chân của mình để hoạt động như những ngón tay bằng cách dùng đường để thu hút kiến và sau đó nhặt các con kiến bằng ngón chân của mình. Sau nhiều năm nỗ lực gian khổ, ông đã có thể sửa chữa tốt đồng hồ và mở một cửa hàng sửa chữa đồng hồ. Bởi vậy Yi Chang giờ đây có thể kiếm sống và hỗ trợ gia đình bằng công việc sửa chữa đồng hồ. Con gái ông đã tốt nghiệp đại học và trở thành một y tá. Yi Chang rất nhiệt tình trong các hoạt động cộng đồng dành cho người khuyết tật và thiết lập một đường dây nóng để cung cấp các dịch vụ tư vấn tâm lý cho người khuyết tật bằng tiền của chính mình. Yi Chang là một kiểu mẫu cho nhiều người khuyết tật trong tỉnh. Ông chia sẻ: “Tôi không sợ đói nghèo và khuyết tật. Tôi thành công bằng sự nỗ lực, trí thông minh và quyết định của chính tôi. Khuyết tật không phải là khủng khiếp, suy nghĩ tiêu cực mới là khủng khiếp nhất. Tôi luôn luôn mạnh mẽ bất cứ lúc nào và tin rằng tôi có thể vượt qua mọi khó khăn. “ Ông cũng chia sẻ rằng mặc dù các chuyên gia đóng một vai trò quan trọng, đôi khi cực kỳ quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng, nhưng thành tích cuối cùng lại phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của người khuyết tật cùng với sự sẵn sàng phá vỡ mọi ràng buộc. Ý chí và đôi chân mạnh mẽ của Zou Trung Quốc Các hoạt động đề xuất Đẩy mạnh việc đào tạo tại nhà Nhiều người trẻ học các kỹ năng sống và kỹ năng nghề truyền thống thông qua các hoạt động tại nhà, nơi mà kiến ​​thức, kỹ năng và quan điểm được truyền từ cha mẹ, anh chị em và các thành viên khác trong gia đình.“Vừa học vừa làm” tại nhà là nền tảng để chuẩn bị cho một người học các kỹ năng sinh kế khác nữa. Tuy nhiên, trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật và người bị khuyết tật nặng và đa khuyết tật thường bị loại trừ khỏi quá trình vừa học vừa làm này vì những định kiến ​​của cha mẹ và các thành viên gia đình về những gì trẻ em hoặc thanh thiếu niên này có thể và không thể làm được. Phụ huynh có thể bị tác động bởi mong muốn bảo vệ đứa con khuyết tật của họ khỏi bị tổn hại, hoặc có thể họ tin rằng con của họ không thể học tập hay đóng góp cho gia đình, hoặc có thể họ chỉ đơn giản là không khuyến khích, không chú ý hoặc bỏ qua đứa con đó. Kết quả là đứa trẻ khuyết tật không học các kỹ năng hữu ích và bị ngăn cản đóng góp cho gia đình hay doanh nghiệp gia đình. Việc gạt bỏ này sẽ làm giảm sự tự tin, ảnh hưởng đến sự tham gia tích cực của người khuyết tật trong gia đình và cộng đồng.
19. 16 hướng dẫn PHCNDVCĐ > 4: HỢP PHẦN SINH KẾ Chương trình PHCNDVCĐ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ cha mẹ hiểu được tiềm năng của một thành viên gia đình bị khuyết tật trong việc học các kỹ năng để anh / cô ấy có thể đóng góp cho gia đình một cách hiệu quả. Các hoạt động đề xuất có thể thực hiện: •Xác định các cách để người khuyết tật có thể tham gia vào đời sống và công việc trong gia đình; •Khuyến khích các thành viên gia đình giảng dạy và truyền lại kỹ năng hữu ích, cho phép người khuyết tật tham gia các hoạt động sản xuất của gia đình; •Theo dõi mức độ tham gia của người khuyết tật trong các hoạt động gia đình và sinh kế. HỘP 7 Ở vùng Bicol của Phi-líp-pin, một nhân viên PHCNDVCĐ từ Qũy Phục hồi chức năng và Phát triển Trẻ em Simon of Cyrene đã gặp một góa phụ với một đứa con trai nhỏ bị mù. Bà góa là một thợ dệt với hai khung dệt, một đã từng thuộc về người chồng đã chết. Đứa con trai chưa bao giờ được đến trường và không thể dệt. Nhân viên PHCNDVCĐ đó đã khuyến khích người mẹ dạy cho đứa con trai cách dệt. Ngay sau đó hai mẹ con đã sản xuất được vải để bán, tận dụng tối đa hai khung dệt thuộc sở hữu của gia đình. Người mẹ và cậu con trai dệt nên những ước mơ Phi-líp-pin Cho phép tiếp cận các cơ hội giáo dục cơ bản Giáo dục cơ bản là chìa khóa đến thành công trong tất cả các loại hình công việc: giáo dục cơ bản tạo nền tảng cho việc phát triển hay nâng cấp kỹ năng kỹ thuật và có được kỹ năng sống. Để hỗ trợ người khuyết tật chuẩn bị hiệu quả và tham gia vào một hoạt động sinh kế, các chương trình PHCNDVCĐ cần ưu tiên hàng đầu đối với việc thúc đẩy tiếp cận các cơ hội giáo dụcchínhquyvàkhôngchínhquy(xemHợpphầnGiáo dục). Các chương trình PHCNDVCĐ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển tiếp từ học tập ở trường sang làm việc bằng cách sắp xếp việc học nghề và cơ hội đào tạo vừa học vừa làm. Tạo điều kiện tham gia đào tạo nghề Trường trung học đôi khi thực hiện các khóa học nghề cũng như đánh giá tay nghề, hướng nghiệp và tư vấn nghề. Học sinh khuyết tật cần có cơ hội tham gia các khóa học nghề như vậy và được hưởng lợi từ các dịch vụ hướng nghiệp. Họ cũng phải có cơ hội hưởng lợi từ các chương trình chuyển tiếp cho thanh niên từ học tập ở trường sang làm việc. Chương trình PHCNDVCĐ cần tìm hiểu tính khả thi của những vấn đề này tại các trường trung học địa phương và tạo điều kiện để sinh viên và thanh niên khuyết tật tham gia. (Xem thêm Hợp phần Giáo dục: Giáo dục trung học cơ sở và bậc cao hơn)
20. Phát triển kỹ năng 17 Các hoạt động có thể thực hiện: •Xác định và vượt qua những rào cản ngăn cản sự tham gia của học sinh khuyết tật trong trường trung học dạy nghề và các chương trình chuyển tiếp từ học sang làm việc; •Hỗ trợ cho các học sinh khuyết tật để tạo điều kiện cho họ tham gia các chương trình •Tập huấn nâng cao nhận thức về người khuyết tật cho những người hướng dẫn tập huấn về những bố trí và điều chỉnh cần thiết đối với những người được tập huấn bị các loại khuyết tật khác nhau. Khuyến khích đào tạo trong cộng đồng Có hai lựa chọn có thể xảy ra: đào tạo chính thống hiện có và người dân địa phương tham gia vào một hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ, là người có thể nhận người khuyết tật làm thợ học việc và dạy họ các kỹ năng. Để bố trí một người địa phương đã tham gia hoạt động sản xuất hàng hoá, dịch vụ vào việc tập huấn chương trình PHCNDVCĐ trước hết cần phải xác định những cá nhân khuyết tật đang quan tâm tới việc học nghề, sau đó: • Trao đổi với người khuyết tật và gia đình họ về những mong muốn của họ, xem liệu họ có kỹ năng hay không và gia đình họ có hỗ trợ hay không; •Cung cấp thông tin về việc làm và dạy nghề; •Xác định một người tại địa phương đã tham gia công việc đó hoặc đang thực hiện việc đào tạo và khuyến khích họ giảng dạy cho người khuyết tật đang muốn học nghề; •Gợi ý các sản phẩm và dịch vụ có thể được sản xuất hoặc cung cấp để đáp ứng nhu cầu địa phương; • Xác định và tìm kiếm giải pháp đối với những trở ngạị người khuyết tật có thể gặp phải khi học việc, bao gồm cả chi phí, việc tiếp cận, đi lại, hỗ trợ cần thiết (giao thông, phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, các thiết bị hỗ trợ); •Hỗ trợ tài chính hoặc vật chất cho thợ cả và bất kỳ hỗ trợ cần thiết nào cho người học việc, nếu thấy phù hợp; •Giữ liên hệ với các thợ cả và người học việc để đảm bảo rằng học tập và đào tạo vẫn đang diễn ra và giúp vượt qua bất kỳ vấn đề có thể phát sinh; •Sau khi hoàn thành công việc đào tạo, sắp xếp việc hỗ trợ cho người đi học để bắt đầu hoạt động của chính mình.
21. 18 hướng dẫn PHCNDVCĐ > 4: HỢP PHẦN SINH KẾ HỘP 8 Hội đồng vì người khuyết tật Malawi (MACOHA) khởi xướng một hệ thống đào tạo kỹ năng nghề trong chương trình PHCNDVCĐ của mình. Trong các đối tượng cộng đồng nông thôn họ đã tìm ra các thanh niên và người lớn khuyết tật xác định lợi ích nghề nghiệp của họ, đồng thời liên hệ và khuyến khích các thợ lành nghề trong cộng đồng để họ tiếp nhận có một hoặc nhiều thợ học việc khuyết tật trong thời gian 1-2 năm. Để khích lệ, động viên, chương trình PHCNDVCĐ đã cung cấp cho mỗi thợ lành nghề các vật liệu dùng cho cả đào tạo và sản xuất. Có nhiều thợ lành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau đã tham gia chương trình này, bao gồm cả thợ làm bánh, thợ may, thợ thiếc, thợ mộc, thợ kim loại, thợ sửa chữa xe đạp và phụ nữ may vá và sử dụng thuốc nhuộm. Các thợ lành nghề được lựa chọn đã được mời tham gia đào tạo nâng cao kỹ năng bản thân tại một trung tâm phục hồi chức năng nghề trực thuộc MACOHA. Một số học viên sau khi học xong đã tự hoạt động kinh doanh riêng, còn một số khác thì được chính thầy mình thuê làm việc. Tìm một nghề nghiệp Malawi Hỗ trợ phát triển các kỹ năng kinh doanh Tự làm chủ một công ty nhỏ trong khu vực kinh tế phi chính thức có thể là một lựa chọn khả thi đối với nhiều người khuyết tật khi họ muốn tạo ra thu nhập. Nếu một người lựa chọn làm điều này thì việc đào tạo các kỹ năng kinh doanh phù hợp cho họ là rất quan trọng. Chương trình đào tạo phát triển doanh nghiệp nhỏ xuất hiện ở nhiều nước, và thường liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô. Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cần nắm được các khóa đào tạo sẵn có tại địa phương và nâng cao nhận thức của những người tổ chức các khóa học này về việc người khuyết tật có thể là các doanh nhân tiềm năng. Các nhà quản lý chương trình và giảng viên có thể phát triển các phương thức để những người bị các dạng khuyết tật khác nhau có thể tham gia. Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cũng có thể cung cấp các hỗ trợ giúp những người khuyết tật vượt qua các trở ngại liên quan tới việc tham gia các khóa học bằng cách có những hỗ trợ cần thiết (ví dụ như đi lại, phiên dịch bằng ngôn ngữ ký hiệu, cơ sở vật chất). Tạo điều kiện đào tạo tại các cơ sở đào tạo chính quy Việc phát triển kỹ năng cho người khuyết tật sẽ có hiệu quả hơn khi được thực hiện trong một môi trường hoà nhập – đào tạo cùng với những người không bị khuyết tật. Đào tạo trong các cơ sở đào tạo nghề chính quy thường mang đến cơ hội tốt hơn trong việc chọn lựa các kỹ năng được đào tạo, được tiếp cận với công nghệ và thiết bị mới hơn, được cấp giấy chứng nhận chính thức sau khi hoàn thành khóa đào tạo và hướng dẫn nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm. Trung tâm dạy nghề chính quy thường nằm ở các thị trấn và thành phố và hướng đến những nhu cầu về kỹ năng của các doanh nghiệp lớn tại thành phố, tuy nhiên cũng có nhiều tổ chức của chính quyền địa phương, tổ chức phi chính
22. Phát triển kỹ năng 19 phủ, tổ chức của cộng đồng và trung tâm dạy nghề tư nhân ở khu vực nông thôn với các khóa học cung cấp các khóa đào tạo hữu ích trong lĩnh vực kỹ thuật và các kỹ năng sống. Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộngđồngnênđẩymạnhviệctiếpcậncác cơ hội đào tạo chính quy tại các trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật – những người thường phải đối mặt với các rào cản khi đăng ký vào cơ sở đào tạo chính quy này. Các rào cản bao gồm: yêu cầu trình độ đầu vào cao; các tòa nhà hay các lớp học khó tiếp cận; học phí và chi phí đào tạo cao, thiếu các trang thiết bị và sự hỗ trợ phù hợp, thiếu một chính sách hỗ trợ đào tạo cho người khuyết tật và giảng viên chính quy thiếu nhận thức, sự tự tin và kinh nghiệm của giảng viên trong việc giảng dạy học viên khuyết tật. Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng có thể khuyến khích người khuyết tật tham gia đào tạo tại các trung tâm đào tạo nghề bằng cách: •Thông tin cho người khuyết tật về những khóa học dành cho học viên khuyết tật tại các trường địa phương, các tổ chức của người tàn tật, hội phụ huynh, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phụ nữ và thanh niên; •nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh, cộng đồng và những người liên quan về tầm quan trọng của việc đào tạo kỹ năng nghề cho người khuyết tật; •hỗ trợ học viên khuyết tật trong việc ghi danh tuyển sinh và hỗ trợ tài chính. Các chương trình PHCNDVCĐ có thể khuyến khích và tạo điều kiện cho các trung tâm dạy nghề và các khóa đào tạo tạo điều kiện dễ tiếp cận hơn nữa dành cho người khuyết tật. Dưới đây là một số ví dụ về những gì các trung tâm này được khuyến khích thực hiện: •Áp dụng chính sách tuyển sinh có quy định chỉ tiêu số lượng người khuyết tật cụ thể cho mỗi lần tuyển sinh; •Đưa ra các yêu cầu đầu vào linh hoạt; •Tổ chức các khóa học giáo dục hoà nhập cơ bản; •Hướng dẫn liên quan đến các lựa chọn về các khóa học phát triển kỹ năng khác nhau chocáchọcviênkhuyếttật,tránhtìnhtrạngrậpkhuôndựatrênkhuyếttậtvàgiớitính; •Tổ chức các khoá nâng cao nhận thức về người khuyết tật cho giáo viên hướng dẫn và cung cấp các bản tổng hợp về nhu cầu đặc biệt của từng loại học viên khuyết tật khác nhau; •Xác định nhu cầu của từng học viên đối với việc tiếp cận và điều chỉnh những điều kiện cần thiết và khả năng điều chỉnh để phù hợp từng học, ví dụ như học viên sử dụng xe lăn có thể dễ dàng hòa nhập nếu các khóa học đào tạo được bố trí ở tầng trệt và họ có thể tiếp cận được công trình vệ sinh; •Bố trí hỗ trợ trong suốt khóa đào tạo để giúp học viên khuyết tật đạt được thành công giúp giáo viên cùng học viên giải quyết những khó khăn có thể phát sinh.
23. 20 hướng dẫn PHCNDVCĐ > 4: HỢP PHẦN SINH KẾ HỘP 9 Các chương trình dạy nghề phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở Ibadan, Nigeria liên quan tới đại diện của các tổ chức dân cư khác nhau, thân nhân của người khuyết tật, những người già trong cộng đồng, các tổ chức phát triển phi chính phủ, đại diện của các định chế tài chính và các quan chức chính phủ và liên bang. Các chiến dịch gây xúc động được tổ chức trong các cộng đồng nhằm khuyến khích người khuyết tật tham dự các khóa đào tạo kỹ năng. Một quá trình kiểm tra được tiến hành nhằm đánh giá khả năng của họ, mong muốn về lĩnh vực được đào tạo và mức độ hỗ trợ của già đình dành cho họ. Người được lựa chọn sẽ theo học tại các trung tâm dạy nghề của địa phương. Trong quá trình học, học viên nhận được một khoản trợ cấp đào tạo từ Chương trình. Các khóa học dao động từ 6 đến 12 tháng và bao gồm các nghề mộc, đóng giầy và sửa chữa, chăn nuôi gia cầm, dệt và nhuộm vải và ăn uống. Ủy ban các chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng khuyến khích những người hưởng lợi tiết kiệm một phần trợ cấp bằng cách hỗ trợ họ mở tài khoản tiết kiệm. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết các học viên sử dụng tiền tiết kiệm của mình để mua các dụng cụ cần thiết hỗ trợ các hoạt động kiếm sống. Trong 10 năm đầu hoạt động, hơn 200 học viên được đào tạo và nhiều người tốt nghiệp trở thành giảng viên trong chương trình. Khuyến khích kiếm tiền và tiết kiệm Nigeria Tạo điều kiện đào tạo trong các trường chuyên ngành Khi những trung tâm chính quy không có các khóa đào tạo kỹ năng phù hợp, các trung tâm đào tạo dành riêng cho người khuyết tật có thể tổ chức các khóa đào tạo nghề và kỹ năng sống cũng như các kỹ năng làm việc hữu ích thông qua các hoạt động thực hành sản xuất. Điểm bất cập của các trung tâm này là tính biệt lập thay vì khuyến khích hòa nhập, dẫn tới quan niệm rằng người khuyết tật không thể theo học tại các trường chính quy và không thể hoà nhập vào nền kinh tế. Trong khi điều đó là không đúng. Trung tâm đào tạo dành riêng cho người khuyết tật thành công là các trung tâm phá bỏ được các rào cản với cộng đồng xung quanh. Với những cán bộ giỏi có kinh nghiệm trong việc đào tạo người khuyết tật, các trung tâm này có thể trở thành các trung tâm “nguồn” về ý tưởng và đào tạo cán bộ cho các trung tâm và cộng đồng khác. Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng có thể giúp việc đào tạo tại các trung tâm dành riêng cho người khuyết tật trở nên thích hợp và phù hợp hơn với cộng đồng địa phương bằng cách giúp trung tâm trong việc: •Xác định các nhu cầu chưa được đáp ứng về sản xuất hàng hóa và cung cấp các dịch vụ trong cộng đồng; •Nâng cấp chương trình giảng dạy, các công cụ và thiết bị được sử dụng trong các khóa đào tạo, có tham khảo ý kiến ​​với các doanh nghiệp địa phương; • Tăng số lượng và tính đa dạng của chương trình học;
24. Phát triển kỹ năng 21 •Cung cấp các khóa đào tạo không chỉ trong lĩnh vực kỹ thuật mà còn trong quản lý kinh doanh và kỹ năng sống; •Hỗ trợ cho các học viên đã hoàn thành khóa đào tạo tìm kiếm việc làm hoặc trở thành lao động tự do; •Gây quỹ cho các khóa học và mua các thiết bị mới hoặc cho việc mở rộng trung tâm HỘP 10 Viện Đất Thánh cho người khiếm thính (HLID) tại Salt, Jordan, cung cấp các đào tạo cho học viên khiếm thính trong các ngành nghề truyền thống – nghề mộc, kim khí và cơ khí cho các cậu bé, thủ công mỹ nghệ, thêu ren và dệt thảm cho các cô bé – tuy nhiên cách họ được chỉ dạy và mối quan hệ liên hệ với thị trường bên ngoài không theo truyền thống. Các buổi học diễn ra trên đường phố chứ không phải tại trường học. Các cửa hàng sửa xe ô tô và động cơ xe máy được tổ chức giống như các cửa hàng khác nơi mà mọi người mang phương tiện đi lại của mình đến sửa chữa. Học viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng do đó họ coi việc trao đổi với khách hàng là cách để những người khiếm thính và học viên học cách làm việc với khách hàng và tình hình kinh doanh thực tế. HLID chứng minh rằng họ có thể kết hợp với đào tạo về kỹ năng với sản xuất để kinh doanh. Lớp đào tạo về mộc có các hợp đồng làm trường học và đồ nội thất văn phòng. Các lớp kim khí thiết kế và sản xuất các thiết bị xử lý tắm, cân và chủng ngừa cho cừu. Các lớp khâu, thêu ren và dệt hấp dẫn đối với khách du lịch. Nhà trường đã xác định du lịch là một mục tiêu quan trọng đối với cả sản phẩm và hoc viên đã tốt nghiệp của mình và đã mở một cửa hàng bán một số sản phẩm của mình trong thung lũng Jordan bên cạnh Biển Chết, một khu du lịch lớn. Cầm tay chỉ việc Jordan
25. Tự làm chủ 23 Tự làm chủ Giới thiệu Tại hầu hết các nước có thu nhập thấp, khu vực kinh tế phi chính thức mang lại nhiều cơ hội kiếm sống hơn khu vực kinh tế chính thức. Điều này đặc biệt đúng đối với người khuyết tật, những người có thể không tiếp cận được những công việc làm công ăn lương trong khu vực kinh tế chính thức do thiếu trình độ học vấn và các năng lực khác và do thái độ tiêu cực của người sử dụng lao động. Trong nền kinh tế phi chính thức, tự tạo việc làm cho riêng mình hoặc theo một nhóm là cách chắc chắn nhất để kiếm được thu nhập. Các hoạt động tự tạo việc làm/tự làm chủ bao gồm sản xuất ra sản phẩm (ví dụ như khoai tây chiên, vải vóc, đồ nội thất), cung cấp dịch vụ (ví dụ như làm tóc, mát-xa, sửa chữa xe hai bánh, mở quán cà phê có mạng internet) và bán hàng (ví dụ như mở một cửa hàng, nhà hàng hoặc gian hàng). Tuy nhiên, dù đây có thể là lựa chọn kiếm sống rõ ràng nhất của người khuyết tật trong các cộng đồng nghèo, việc tự làm chủ cũng phải đối mặt với những thách thức đáng kể với các yêu cầu cá nhân khác nhau so với làm công ăn lương. Để thành công trong việc tự mình làm chủ, người khuyết tật cần có khả năng sáng tạo tốt​​, có quyết tâm và kiên trì, cần phải có kỹ năng kinh doanh tốt, quan hệ tốt với khách hàng và có sự nhạy bén trong kinh doanh cũng như hiểu rõ khái niệm chất lượng. Những phẩm chất này có thể học được thông qua các khóa đào tạo phù hợp và đây chính là điều mà các chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cần tạo điều kiện hỗ trợ và nếu cần thiết bố trí các khóa đào tạo này. Để thành công trong việc tự làm chủ, một người khuyết tật cũng sẽ thường xuyên cần sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng. Nhìn chung, Luật Việc làm có các điều khoản quy định liên quan đến người khuyết tật chỉ áp dụng cho các khuc vực kinh tế chính thức, và thường không thể áp dụng vào khu vực kinh tế phi chính thức. Tại các nước mà hầu hết mọi người làm việc trong nền kinh tế phi chính thức, quy định pháp lý này chỉ mang lại lợi ích cho một tỷ lệ rất nhỏ những người khuyết tật. Phần lớn còn lại phải tự mình bươn chải như mọi người khác mà không có các quy định đặc biệt nào. Vì vậy, họ cần phải được chuẩn bị tốt.
26. 24 hướng dẫn PHCNDVCĐ > 4: HỢP PHẦN SINH KẾ HỘP 11 Tổ chức Medunsa cho Doanh nhân khuyết tật (MODE) triển khai các khóa học tăng cường kỹ năng kinh doanh cho những người khuyết tật tại Soweto, Nam Phi. Cấu phần chính của các khóa học là thiết lập mục tiêu, xác định các mạng lưới hỗ trợ, suy nghĩ thấu đáo, chào đón các quan điểm, cách giải quyết vấn đề theo cách khác và sáng tạo. Các cuộc điều tra cho thấy các công việc kinh doanh do sinh viên tốt nghiệp các khoá đào tạo của MODE có tỷ lệ thành công cao. Phần lớn việc kinh doanh được khởi sự sau khi tham dự các khóa đào tạo của MODE đã tạo ra một khoản thu nhập hàng tháng cao gấp hai lần khoản trợ cấp khuyết tật tại Nam Phi. Mpho Motshabi, tốt nghiệp khóa học của MODE, bắt đầu bằng việc mở một tiệm sửa chữa giày và sau đó mở rộng thành hai tiệm. Anh cũng bắt đầu làm dép xăng đan. Tiệm sửa chữa giày của anh phải đóng cửa sau một năm vì buôn bán chững lại sau khi các tuyến đường xe taxi chạy qua cửa tiệm thay đổi. Nhưng anh vẫn giữ việc làm dép xăng đan và nhận ra nhu cầu thời trang về dép xăng đan “dân tộc” làm từ da động vật (ví dụ như ngựa vằn). Hiện ông làm khoảng từ 40-60 đôi một ngày, xuất khẩu sang Botswana, Namibia và Swaziland, sử dụng 6 nhân công mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Lý do tại sao các khóa đào tạo của MODE thành công bao gồm: •Cam kết của các học viên về khởi nghiệp kinh doanh (nếu họ không tiến hành kinh doanh, họ phải hoàn trả các khoản trợ cấp cho khóa học); •Kiểm tra sơ bộ khả năng của học viên; •Tập trung vào các kỹ năng sống cũng như kỹ năng kinh doanh; •Tăng cường học tập, dựa trên các kiến thức và kỹ năng hiện có; •Kiểm tra chặt chẽ ý tưởng kinh doanh của từng học viên trong suốt khóa học; •Nghiên cứu sâu do MODE tiến hành về những người khuyết tật để hiểu trình độ tay nghề và học vấn của họ; •Một phương pháp tiếp cận toàn diện và nâng cao vị thế được xây dựng dựa trên thế mạnh của học viên. Tổ chức MODE mới của Mpho Nam Phi
27. Tự làm chủ 25 Mục tiêu Người khuyết tật có các cơ hội tự kiếm sống thông qua tự tạo việc làm, cải thiện mức sống của mình và góp phần vào hạnh phúc của gia đình và cộng đồng. Vai trò của chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng Vai trò của chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là khuyến khích và hỗ trợ tự tạo việc làm thông qua việc trợ giúp người khuyết tật và gia đình của họ, hoặc là đối với từng cá nhân hoặc theo nhóm, để tiếp cận việc phát triển các kỹ năng cũng như nguồn lực tài chính và vật chất. Kết quả mong đợi •Người khuyết tật có thu nhập dù các hoạt động kinh tế theo lựa chọn làm một mình hay theo nhóm. •CácchươngtrìnhpháttriểndoanhnghiệpnhỏcủaChínhphủvàcủatổchứcphichính phủ thay đổi các chính sách và các biện pháp thực hiện của mình để đưa cả những người khuyết tật vào hệ thống đào tạo và hỗ trợ mà họ cung cấp. •Người khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ – đào tạo kỹ năng kinh doanh cơ bản, phát triển kinh doanh và các dịch vụ tài chính – để bắt đầu hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh. • Ngườikhuyếttậtđượctiếpcậnnhiềuhơnvớicáccơhộipháttriểnkỹnăngkinhdoanh để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của họ. •Người khuyết tật được công nhận là doanh nhân thành công và hoạt động hiệu quả, là các thành viên có đóng góp vào cộng đồng. •Người khuyết tật góp phần phát triển cộng đồng hoà nhập thông qua thúc đẩy các hoạt động kinh tế và ảnh hưởng của các mô hình về vai trò tích cực •Người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ, được kiểm soát số tiền họ kiếm được. • Doanhnhânkhuyếttậtthànhcôngđóngvaitròlàgiảngviênchonhữngngườikhuyết tật khác. Các khái niệm chính Quy mô và phạm vi của tự tạo việc làm “Tự tạo việc làm” là một thuật ngữ chỉ các hoạt động kinh tế ở cả các khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức do một cá nhân hoặc một nhóm sở hữu, tổ chức hoạt động và quản lý. Tự tạo việc làm là một khái niệm rộng lớn và đa dạng, được xác định theo hoạt động, tính chất phức tạp và số lượng người tham gia. Các hoạt động có thể từ việc nuôi một vài con gà để bán tại chợ địa phương đến việc mở một phân xưởng lớn sản xuất các sản
28. 26 hướng dẫn PHCNDVCĐ > 4: HỢP PHẦN SINH KẾ phẩm xuất khẩu. Sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp không rõ ràng, nhưng rất hữu ích nếu phân thành ba loại chính sau: •Các hoạt động tạo thu nhập. •Các doanh nghiệp vừa và nhỏ. •Các nhóm tự lực và các doanh nghiệp theo nhóm. Không phụ thuộc vào quy mô của mình, các hoạt động kinh doanh liên quan đến một hoặc nhiều hơn trong số ba loại hình hoạt động: sản xuất, cung cấp dịch vụ, kinh doanh. Các hoạt động tạo thu nhập Các hoạt động hoặc chương trình tạo thu nhập ở quy mô nhỏ có thể là nguồn thu nhập duy nhất cho một cá nhân hoặc nhóm hoặc bổ sung vào nguồn thu nhập khác, chẳng hạn như làm nông trại. Các hoạt động có thể là toàn thời gian, bán thời gian và/hoặc theo mùa vụ và thường được dựa trên các công nghệ truyền thống, nguyên vật liệu địa phương và thị trường địa phương. Các hoạt động này thường diễn ra tại các khu vực nông thôn và thường là một phần của nền kinh tế phi chính thức. Phụ nữ thường là các nhân vật chiếm đa số trong các hoạt động kiếm sống vì họ cần tạo thu nhập cho hộ gia đình.Tuy nhiên, phụ nữ khuyết tật được thường bị coi là không có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế. Chương trình PHCNDVCĐ cần tập trung vào việc tìm ra cách thức giúp phụ nữ khuyết tật có thể tự tin hơn, khởi xướng và điều hành hoạt động hiệu quả về mặt kinh tế và mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình của họ. Ví dụ: các hoạt động sản xuất tạo thu nhập bao gồm: chăn nuôi gia cầm và gia súc, làm hàng thủ công truyền thống và đan dệt quần áo. HỘP 12 Lam Pan mất chân do bom mìn gần Seam Reap, Campuchia. Cô kết hợp việc tự gieo trồng cung cấp các sản phẩm nông nghiệp ở quy mô nhỏ với đan giỏ. Cô có thể đan 5 giỏ một ngày, sau đó bán cho một người trung gian thu mua hằng tuần. Việc bán các giỏ này sẽ giúp cô có thêm một khoản thu nhập ngoài việc đồng áng của mình, đó là một hoạt động theo mùa vụ. Cơ sở kinh doanh giỏ đan lát của Lam Campuchia Ví dụ về cung cấp dịch vụ như là một hoạt động tạo thu nhập bao gồm: cho thuê điện thoại di động, rửa xe hơi, sạc pin và trông coi một quán trà.
29. Tự làm chủ 27 HỘP 13 Enifa Stande là một phụ nữ mù 43 tuổi ở huyện Balaka, Malawi. Cô đã kết hôn và có hai con trai 24 và 17 tuổi. Cô bị mù từ năm 41 tuổi do tăng nhãn áp. Lúc đầu, điều này làm cô rất chán nản, nhưng một chuyên viên của chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại địa phương đã dạy cô các kỹ năng sống hàng ngày và kỹ năng di chuyển, hiện nay cô có thể làm rất tốt. Cô mở một tiệm trà tại một trung tâm thương mại đông khách sầm uất. Chồng cô giúp đỡ bằng cách chẻ củi và tìm nguồn cung cấp. Tiệm trà của cô có một không khí thân thiện và tình thần giúp đỡ lẫn nhau của tất cả mọi người. Đây đã trở thành một nơi gặp gỡ cho cộng đồng, khi mọi người có thể ngồi và nói chuyện với nhau. Enifa là một thành viên quan trọng và đáng kính trọng của cộng đồng. Thu nhập từ tiệm trà bổ sung vào nguồn thu nhập từ ba mẫu ruộng được trồng ngô của gia đình của họ. Tiệm trà đông khách của Enifa Malawi Ví dụ về các hoạt động kinh doanh tạo thu nhập bao gồm: kinh doanh một cửa hàng nhỏ, bán hàng hóa đã qua sử dụng và bán sách. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ So với các hoạt động tự tạo thu nhập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên quy mô lớn hơn. Các công ty này có trên 01 lao động và tạo nguồn thu nhập chính cho những người lao động làm việc trong đó (đôi khi thuật ngữ “doanh nghiệp siêu nhỏ” cũng được sử dụng, nhưng trên thực tế thì doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không khác nhau nhiều). Các công ty này có thể là công ty gia đình hoặc một nhóm gia đình và có thể có nhân công. Các công nghệ“hiện đại”(tức là không làm theo cách truyền thống) có thể được sử dụng. Các dịch vụ và các sản phẩm có thể từ đơn giản đến phức tạp và đôi khi được bán ngay ra thị trường bên ngoài cộng đồng. Các công ty như vậy thường đòi hỏi kỹ năng tốt về kỹ thuật và quản lý. Các doanh nghiệp này thường hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức, nhưng có thể nằm trên ranh giới giữa khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức, ví dụ, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện trong một hệ thống kinh doanh không chính thức tại nhà và bán các sản phẩm linh kiện đó cho các nhà máy lớn trong khu vực kinh tế chính thức. Ví dụ về các hoạt động sản xuất (phân loại ra các doanh nghiệp vừa / nhỏ): kim loại, mộc, may mặc, dệt thảm, làm hàng may mặc tại nhà, làm túi da và ba lô, xi măng, đúc khối xi măng và trồng nấm.
30. 28 hướng dẫn PHCNDVCĐ > 4: HỢP PHẦN SINH KẾ HỘP 14 Trung tâm Phát triển tổng thể (COD), một tổ chức phi chính phủ về phát triển ở Kerala, miền Nam Ấn Độ, khởi động một chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và xây dựng một nhà máy nhỏ làm quạt trần chất lượng để xuất khẩu và sử dụng 40 người lao động, một nửa trong số đó là người khuyết tật. Tất cả bộ phận của quạt được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc tại địa phương, bao gồm cả động cơ điện. Quạt có chất lượng cao và bán để xuất khẩu thông qua một công ty ở Delhi tới các nước Ả Rập vùng Vịnh. Dự án được triển khai tại một ngôi làng, nhưng để làm được điều này cần có sự hợp tác rộng rãi giữa các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương, các ngân hàng và các công ty. Dự án này do chính người lao động quản lý và là một minh chứng về sự thành công của việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, tham vọng lớn nhưng thực tế và có hệ thống mạng lưới hiệu quả. Một dự án kinh doanh thành công Ấn Độ Ví dụ về cung cấp dịch vụ (ở cấp độ doanh nghiệp vừa/nhỏ): sửa chữa xe đạp, sửa chữa ti vi và đài phát thanh, photocopy và fax, gian hàng thực phẩm chín, xay bột, dịch vụ máy tính và Internet. HỘP 15 Digital Divide Delta (DDD) là một dự án triển khai ở Campuchia cung cấp các khóa đào tạo và việc làm cho cả người khuyết tật và không khuyết tật. Đây là công ty chuyên cung cấp dữ liệu máy tính được thuê làm bên ngoài cho thị trường Hoa Kỳ, ví dụ như số hóa hồ sơ thư viện trường đại học. DDD đã thành công trong việc đưa người lao động khuyết tật cạnh tranh trên thị trường quốc tế bằng cách đào tạo cho họ các kỹ năng máy tính. Công ty này thu hút những thanh niên trẻ, có tham vọng và những người mong muốn và có tiềm năng phát triển bản thân. Hiện thực hóa khả năng cung cấp dịch vụ Campuchia Các nhóm tự lực và các doanh nghiệp nhóm Như đã nói ở trên, khu vực kinh tế phi chính thức có thể sẽ mang lại cơ hội lớn để kiếm sống cho người khuyết tật ở các nước có thu nhập thấp.Tuy nhiên, tự tạo việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức đi kèm với việc không có lương hưu hoặc các hình thức bảo hiểm xã hội khác. Người lao động tự do cần phải tìm ra cách để đảm bảo cho cuộc sống của họ, cách tốt nhất để làm điều này là tham gia làm thành viên của một nhóm. Sự hình thành các nhóm tự lực đã trở thành công cụ chủ đạo cho phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo ở một số quốc gia. “Nhóm tự lực”là một thuật ngữ chỉ một nhóm người tập hợp cùng nhau vì một mục đích chung.Trong nhiều trường hợp, việc này là để tiết kiệm tiền thông qua một chương trình tiết kiệm trong nhóm. Tiền tiết kiệm có thể được sử dụng để giúp các thành viên trong nhóm khởi nghiệp hoặc mở rộng kinh doanh, hoặc nhóm có thể thành lập một doanh
31. Tự làm chủ 29 nghiệp cổ phần để chia sẻ rủi ro và triển khai hoạt động trên một quy mô mà với một cá nhân không thể triển khai. Nhưng chức năng quan trọng nhất của nhóm là tập hợp những người cùng chung một mục đích, tăng cường liên kết xã hội và giúp cho cộng đồng thực sự phát triển. Người khuyết tật có thể tham gia các nhóm không khuyết tật, hoặc thành lập các nhóm của chính họ. Cả hai lựa chọn đều có ưu và nhược điểm. Có thể một số người khuyết tật cảm thấy rằng họ cần phải phát triển thế mạnh của mình với một nhóm để có được sự tự tin và chứng minh khả năng của mình. Có thể những người khác lại muốn tham gia vào các nhóm không bị khuyết tật để khuyến khích sự hòa nhập. Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cần nhạy bén để khuyến khích cả hai khả năng. (Xem thêm Phần Tăng cường Quyền năng: Nhóm tự lực) HỘP 16 Nhóm người khuyết tật Titikuku là một tập thể có 25 người khuyết tật ở Lilongwe, Malawi, họ thành lập nhóm này để vận hành một doanh nghiệp liên doanh (Titikuku có nghĩa là “chúng ta phải tự phát triển”). Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường địa phương và khả năng của mình, họ đã chọn trồng nấm. Tại sao? Thị trường đã có sẵn với hàng loạt các khách sạn địa phương. Để bắt đầu, họ chỉ cần một nhà kính đơn giản được làm từ tấm nhựa quây kín một khung gỗ và các bào tử để trồng nấm. Công nghệ này đơn giản và sạch: không cần có phân bón hay hóa chất. Đối với người khuyết tật, đây là điều kiện lý tưởng bởi công việc này không đòi hỏi lao động nặng nhọc hay đào xới, tất cả quá trình này có thể được thực hiện từ xe lăn. Nấm nhẹ và dễ vận chuyển bằng xe đạp. Việc này có thể đòi hỏi kiến thức và kỹ năng nhưng có thể học dễ dàng. Titikuku bán hết những gì họ sản xuất nhưng vẫn không đủ phục vụ nhu cầu. Một doanh nghiệp thành công Malawi Hình thức cơ cấu tổ chức đối với các nhóm cộng đồng này tùy thuộc vào mục đích của chính các nhóm. Các nhóm tự lực tiết kiệm hoàn toàn phụ thuộc vào lòng tin giữa các thành viên trong nhóm. Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ như nhómTitikuku trồng nấm nói trên, cấu trúc phi chính thức có thể là phù hợp nhất. Nhưng đối với các doanh nghiệp lớn và phức tạp hơn, có thu nhập và tài sản dưới dạng cổ phần thì lựa chọn tốt nhất là thành lập một tổ chức chính thống hoặc hợp tác theo quy định của pháp luật để bảo vệ các thành viên của nhóm, ví dụ, hành vi trộm cắp tài sản. Doanh nghiệp càng lớn, càng cần nhiều các quy định chính thức hơn. Chodùnhómlàchínhthứchaykhôngchínhthức,cácnguyêntắcđềugiốngnhau:nhóm phải là đồng sở hữu, kiểm soát doanh nghiệp một cách dân chủ theo nguyên tắc tự lực, bình đẳng và đoàn kết. Để quản trị tốt đòi hỏi việc tổ chức các cuộc họp thường xuyên, bầu chọn người phụ trách văn phòng, quản lý tài khoản kế toán chính xác và lưu trữ tất cả các quyết định, tất cả những điều này là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng năng lực, sự tự tin và tin tưởng giữa các thành viên, thậm chí ngay cả trong nhóm nhỏ không chính thức.
32. 30 hướng dẫn PHCNDVCĐ > 4: HỢP PHẦN SINH KẾ Từ“hợp tác xã”thường được sử dụng – đôi khi lỏng lẻo – để chỉ một nhóm vận hành một doanh nghiệp tập thể. Hợp tác xã chính thức là các hiệp hội kinh doanh do các thành viên điều hành và theo quy định của pháp luật. Có những hợp tác xã mà tất cả các thành viên là người lao động khuyết tật, cũng như hợp tác xã có cả người khuyết tật và không khuyết tật. Người khuyết tật hình thành một hợp tác xã theo các luật liên quan đến hợp tác xã và tuân theo các quy tắc và quy định phù hợp. HỘP 17 Gần như tất cả 650 thành viên của 12 hợp tác xã hàng đầu nằm trong liên hiệp các hợp tác xã quốc gia ở Phi-líp-pin là những người khuyết tật, bao gồm những người lao động khuyết tật thể chất, giác quan và trí tuệ. Liên hiệp đã được Cơ quan phát triển hợp tác xã chứng nhận là hợp tác xã thứ cấp của người khuyết tật tại Phi-líp-pin. Châm ngôn kinh doanh của họ là “Chúng tôi không muốn bạn mua sản phẩm của chúng tôi vì thương hại. Hãy mua sản phẩm của chúng tôi bởi đó là lựa chọn tốt hơn” Lựa chọn tốt hơn cho tất cả mọi người Phi-líp-pin Một vài hoạt động kinh tế liên quan đến nhóm người lao động khuyết tật có thể không phải là hoạt động tự làm chủ thật sự. Các xưởng được bảo trợ hoặc xưởng sản xuất và các doanh nghiệp xã hội không thực sự do người lao động làm chủ và quản lý thì không phải là đại diện cho việc tự làm chủ. Hoạt động đề xuất Xác định cơ hội thị trường Bất kể quy mô và bản chất của các đề xuất kinh doanh, dù là cá nhân hay nhóm, điều quan trọng là các chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cần làm một nghiên cứu thị trường thích hợp. Một phân tích thị trường có ba yếu tố chính: 1.xác định một nhu cầu chưa được đáp ứng hoặc mới đáp ứng một phần; 2.nghiên cứu các công nghệ liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm gì đó để bán; 3.chọn một sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với sở thích và khả năng của các cá nhân hoặc nhóm. Xác định một nhu cầu chưa được thỏa mãn có bao gồm việc tư duy ngoài phạm vi những thứ đã ai cũng thấy. Nhóm Titikuku sản xuất nấm (xem ở trên) đã xác định được một sản phẩm mà các khách sạn có nhu cầu, nhưng vẫn chưa được bán trên thị trường địa phương. Nhóm Kerala sản xuất quạt trần (xem ở trên) không giới hạn nhu cầu trong vùng, mà nhận ra một thị trường lớn hơn nhiều ở khu vực ngoài cộng đồng của họ.
33. Tự làm chủ 31 Công nghệ trồng nấm là đơn giản, nhưng đã không được phổ biến ở Malawi khi nhóm bắt đầu. Titikuku biết đến công nghệ này từ một mục sư trong nhà thờ của họ và được khoa nông nghiệp của Đại học Lilongwe đào tạo kỹ thuật. Công nghệ làm quạt trần có tính chất phức tạp hơn, nhưng chương trình PHCNDVCĐ bố trí đào tạo các kỹ thuật sản xuất cần thiết thông qua chính công ty sẽ thu mua các chiếc quạt do nhà máy sản xuất. Sản phẩm do Titikuku lựa chọn là nấm, sản phẩm phù hợp với một nhóm cá nhân có khả năng di chuyển hạn chế bởi vì công việc này sạch sẽ, nhẹ nhàng và không yêu cầu lao động nặng. Quạt trần, tuy kỹ thuật phức tạp hơn, nhưng những người khuyết tật cũng dễ dàng làm được. Chọn lựa hoạt động phù hợp với môi trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn Bất kể trong khu vực kinh tế chính thức hay phi chính thức, cơ hội tự tạo việc làm ở khu vực đô thị lớn hơn so với ở nông thôn. Nhiều người từ các khu vực nông thôn, kể cả những người khuyết tật, thường xuyên đến thành phố để tìm kiếm các dịch vụ và cơ hội việc làm tốt hơn. Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở cả nông thôn và thành thị phải xác định được các hoạt động tự tạo việc làm nào phù hợp với môi trường. Đặc biệt ở khu vực nông thôn, do không có nhiều lựa chọn nên cần tìm cách để người khuyết tật có thể đóng góp cho cuộc sống gia đình mà không phải ra thành phố. Ví dụ, nhiều gia đình ở khu vực nông thôn, cho dù họ có đất hay không, họ vẫn chăn nuôi được gia súc gia cầm như gà, lợn, dê, một con bò. Chăn nuôi gia súc là một biện pháp quan trọng để các gia đình này cải thiện cuộc sống và người khuyết tật thường có thể là người chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc các con vật nuôi tại nhà. Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng có thể xác định các thị trường cho các sản phẩm sản xuất tại nhà.

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích