menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Viêm gan siêu vi B và vaccine

user

Ngày:

15/04/2013

user

Lượt xem:

424

Bài viết thứ 21/28 thuộc chủ đề “Vaccine”

Tổng quan về bệnh viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B là bệnh do virus viêm gan B (HBV) gây ra.

Bệnh biểu hiện bằng sốt, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng.

Bệnh lây truyền qua đường máu và các dịch tiết trong cơ thể.

Trong 100 người bị nhiễm bệnh chỉ khoảng 10 người có biểu hiện bệnh với các triệu chứng như trên. Đa phần còn lại không biểu hiện ra bệnh nhưng có thể diễn tiến theo hai hướng:

  • Đa số có sức đề kháng tốt và vượt qua, lúc này cơ thể sẽ có kháng thể chống lại siêu vi viêm gan B, được gọi là “tự miễn nhiễm”
  • Một số ít âm thầm diễn tiến đến xơ gan, ung thư gan ở tuổi trưởng thành.

Vì vậy, những trường hợp nhiễm viêm gan siêu vi B nên kiểm tra định kỳ mỗi 3-6 tháng để biết có chuyển sang giai đoạn mãn tính hay không.

Ở châu Á, có nơi tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B lên đến 60%.

Cần lưu ý rằng, không như ở người lớn, nhiễm siêu vi B ở trẻ tuổi càng nhỏ sẽ có tỷ lệ chuyển thành thể mãn tính càng cao, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HBV với HBsAg(+) và HBeAg(+).

Cách phòng bệnh hữu hiệu hiện nay là tiêm ngừa vaccine càng sớm càng tốt.

Ở trẻ em, không cần xét nghiệm kiểm tra xem có nhiễm siêu vi viêm gan B trước khi tiêm ngừa vì nếu trẻ đã nhiễm thì vaccine cũng không làm bệnh nặng hơn.

Vaccine phòng bệnh viêm gan siêu vi B

Vaccine viêm gan B (VGB) có dạng dung dịch đóng lọ 1 liều hoặc 2 liều hoặc trong bơm kim tiêm tự khoá. Vaccine viêm gan B chỉ chứa một loại kháng nguyên duy nhất gọi là vaccine đơn giá. Nó cũng có thể kết hợp với một số vaccine khác tạo thành vaccine phối hợp. Tuy nhiên CHỈ CÓ vaccine viêm gan B đơn giá mới được sử dụng tiêm cho trẻ ngay sau khi sinh. Vaccine viêm gan B không được để đông băng. Nếu vaccine đã bị đông băng thì phải hủy bỏ.

Vaccine viêm gan siêu vi B

Lịch tiêm chủng vaccine viêm gan siêu vi B

  • Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau sinh;
  • Mũi 2: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi;
  • Mũi 3: Tiêm khi trẻ 4 tháng tuổi.

Hiện nay, đa số trẻ được tiêm chủng theo chương trình quốc gia vaccine Quinvaxem vào các tháng 2-3-4 sau sinh. Vaccine này đã bao gồm cả thành phần ngừa viêm gan siêu vi B.

Những phản ứng sau tiêm vaccine viêm gan B

  • Trẻ nhỏ có thể cảm thấy đau, đỏ hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm.
  • Có thể sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày sau tiêm.
  • Phản ứng dị ứng như nổi ban, khó thở hiếm gặp.

Những đối tượng nào được khuyến cáo tiêm chủng Viêm gan siêu vi B

  • Tất cả các trẻ sơ sinh, bắt đầu với liều đầu tiên sau khi sinh
  • Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi chưa được tiêm phòng
  • Những người có người tình nhiễm viêm gan B
  • Người có sinh hoạt tình dục với hơn một đối tượng
  • Người điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Những người đàn ông có quan hệ tình dục với những người đàn ông khác
  • Những người chia sẻ kim tiêm, ống chích, hoặc dụng cụ tiêm thuốc khác
  • Người có quan hệ gia đình gần gũi với người bị nhiễm siêu vi viêm gan B
  • Nhân viên y tế, nhân viên chăm sóc sức khỏe và an toàn lao động công cộng có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể bị nhiễm máu trong công việc
  • Những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối, bao gồm cả lọc máu, thẩm phân phúc mạc, và bệnh nhân lọc máu đang tại nhà
  • Nhân viên của cơ sở vật chất phục vụ cho người bị tật bẩm sinh
  • Du khách trước khi tới khu vực có tỷ lệ viêm gan B trung bình hoặc cao
  • Những người có bệnh gan mãn tính
  • Những người bị nhiễm HIV
  • Bất cứ ai muốn được bảo vệ khỏi bị nhiễm virus viêm gan B

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên

  • Tất cả trẻ em sẽ nhận được liều đầu tiên của vaccine viêm gan B lúc mới sinh và hoàn tất loạt chủng ngừa lúc 6-18 tháng tuổi.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao thành mãn tính khi bị nhiễm bệnh, nhưng vaccine có thể ngăn chặn điều này.
  • Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi, những người chưa được chủng ngừa cũng nên được chủng ngừa.
Xem thêm bài viết Tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ

Đối với người lớn

Bất kỳ người có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B hoặc những ai muốn được chủng ngừa nên nói chuyện với chuyên gia y tế về việc chủng ngừa.

Tài liệu tham khảo

  1. www.nhidong.org.vn
  2. http://www.vaccines.gov/diseases/hepatitis_b/index.html
keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích