menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

U nguyên bào thần kinh ở trẻ em: Cách đối phó với những vấn đề liên quan đến quá trình điều trị

user

Ngày:

13/04/2019

user

Lượt xem:

363

Bài viết thứ 12/13 thuộc chủ đề “U nguyên bào thần kinh ở trẻ em”

TRONG BÀI VIẾT NÀY: Bạn sẽ tìm hiểu thêm về cách đương đầu với những ảnh hưởng về thể chất, cảm xúc, xã hội và tài chính mà bệnh ung thư ở trẻ gây ra và cách điều trị nó. Bài viết này bao gồm một số đường link bên ngoài bài hướng dẫn này đến các nội dung khác của trang web. Hãy sử dụng menu để xem các bài viết khác.

Mọi phương pháp điều trị ung thư đều có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc những thay đổi đối với cơ thể con bạn và liệu những điều mà chúng phải trải qua sẽ như thế nào? Vì nhiều lý do, không phải tất cả mọi người đều gặp phải các tác dụng phụ giống nhau ngay cả khi được điều trị giống nhau cho cùng loại ung thư. Điều này có thể làm việc dự đoán những điều con bạn sẽ phải trải qua trong suốt quá trình điều trị là rất khó khăn.

Khi gia đình bạn bắt đầu chuẩn bị cho một liệu trình điều trị ung thư, những lo lắng liên quan đến tác dụng phụ là điều dễ hiểu. Bài viết này có thể giúp bạn hiểu rằng đội ngũ y tế sẽ cố gắng để ngăn chặn hoặc làm giảm nhẹ những tác dụng phụ ấy. Những bác sĩ gọi liệu pháp này trong tiến trình điều trị ung thư là “chăm sóc giảm nhẹ” (palliative care) hay “điều trị hỗ trợ” (supportive care). Đó là một phần rất quan trọng kế hoạch điều trị ung thư của con bạn, bất kể cháu ở độ tuổi nào hay đang trong giai đoạn nào của căn bệnh.

Cách đối phó với những tác dụng phụ gây ra với cơ thể của trẻ

Trong mỗi một quá trình điều trị được lựa chọn cho u nguyên bào thần kinh, những tác dụng có hại cho thể chất thường gặp đã được mô tả trong phần các phương pháp điều trị. Hãy tìm hiểu thêm về những tác dụng phụ của ung thư và cách điều trị cũng như các cách để ngăn ngừa hoặc kiểm soát chúng. Những sự thay đổi về sức khỏe thể chất của con bạn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm giai đoạn của bệnh ung thư, quãng thời gian điều trị, liều điều trị và toàn trạng của con bạn.

Đôi khi, những tác dụng phụ gây ra cho cơ thể có thể kéo dài ngay cả sau khi quá trình điều trị đã kết thúc. Các bác sĩ gọi đó là những tác dụng phụ dài hạn (long-term side effects). Có những tác dụng phụ xuất hiện sau khi quá trình điều trị đã kết thúc vài tháng hoặc nhiều năm sau đó, được gọi là những tác dụng muộn (late effects ). Việc điều trị các tác dụng phụ dài hạn và tác dụng muộn là một phần quan trọng trong công tác chăm sóc cho những đứa trẻ sau điều trị ung thư. Hãy tìm hiểu thêm bằng cách đọc phần điều trị sau khi ra viện hoặc nói chuyện với bác sĩ của con bạn.

Cách đối phó với những tác động ảnh hưởng đến tinh thần và xã hội

Gia đình bạn có thể sẽ gặp phải những tác động ảnh hưởng đến tinh thần và xã hội cũng như về cả thể chất sau kết quả chẩn đoán ung thư. Điều này có thể bao gồm việc phải đối phó với những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như lo lắng, tức giận hoặc gặp khó khăn khi gặp những căng thẳng (stress). Đôi khi, những bệnh nhân và gia đình họ gặp vấn đề trong việc bày tỏ những cảm giác mà họ đang gánh chịu với những người thân yêu, hoặc có khi những người khác lại không biết phải làm sao để nói lời an ủi.

Những bệnh nhân và gia đình được khuyến khích chia sẻ những tâm sự của họ với một thành viên trong đội ngũ chăm sóc sức khỏe của mình. Bạn cũng có thể tìm thấy các chiến lược đối phó với những tác động ảnh hưởng đến tinh thần và xã hội trong một bài viết riêng của trang web này. Bài viết đó bao gồm rất nhiều nguồn tài nguyên cho việc tìm kiếm những sự hỗ trợ và thông tin để đáp ứng nhu cầu của gia đình bạn.

Cách đối phó với khó khăn về tài chính

Điều trị ung thư có thể rất tốn kém. Nó thường là một mối lo lớn cho những căng thẳng và lo lắng cho những gia đình phải đối mặt với một kết quả chẩn đoán ung thư. Ngoài chi phí điều trị, nhiều người nhận thấy là họ có thêm các khoản chi phí ngoài dự kiến liên quan đến việc chăm sóc đứa trẻ. Các gia đình được khuyến khích nói về mối bận tâm tài chính với một thành viên của nhóm chăm sóc sức khỏe của mình. Hãy tìm hiểu thêm về cách quản lý các mối lo về tài chính, trong một bài viết riêng của trang web này.

Chăm sóc một đứa trẻ mắc ung thư

Các thành viên trong gia đình và bạn bè thường đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc một người bị u nguyên bào thần kinh. Họ được gọi là người chăm sóc. Là một bậc cha mẹ hoặc người giám hộ, bạn là người chăm sóc chính cho con của bạn. Tuy nhiên, bạn bè và những người thân ruột thịt có thể giúp đỡ cho gia đình bạn một sự hỗ trợ quý giá, ngay cả khi họ sống ở xa.

Khi con bạn bị u nguyên bào thần kinh, bạn có thể có thêm một loạt những trách nhiệm khác. Có thể bao gồm cho con uống thuốc hoặc theo dõi những  triệu chứng và các tác dụng phụ. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nguồn giúp đỡ từ những người xung quanh cũng là điều quan trọng. Dưới đây là một số những trách nhiệm mà gia đình hoặc bạn bè của bạn có thể giúp đỡ:

  • Chăm sóc tại nhà cho con bạn trong những thời gian cụ thể.
  • Trao đi sự sẻ chia và hỗ trợ khích lệ tinh thần.
  • Hỗ trợ những bữa ăn hoặc giúp đỡ các công việc gia đình.
  • Giúp đỡ các vấn đề liên quan đến bảo hiểm và chi phí thanh toán.

Hãy tìm hiểu thêm về công việc chăm sóc.

Trao đổi với đội ngũ chăm sóc sức khỏe của con bạn về các tác dụng phụ

Trước khi bắt đầu điều trị, hãy nói chuyện với bác sĩ của con bạn về các tác dụng phụ có thể xảy ra. Về những câu hỏi liên quan:

  • Những tác dụng phụ nào có khả năng xảy ra nhất?
  • Khi nào chúng có khả năng xảy ra?
  • Chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn hoặc làm giảm nhẹ chúng?

Phải đảm bảo trao đổi kịp thời và đầy đủ với đội ngũ chăm sóc sức khỏe của con bạn khi có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra trong suốt quá trình điều trị cũng như thời gian sau đó. Trao đổi với họ ngay cả khi bạn không nghĩ rằng các tác dụng phụ là nghiêm trọng. Nội dung trong những cuộc thảo luận này nên bao gồm những tác động ảnh hưởng đến cả thể chất, tinh thần và xã hội do bệnh ung thư mang lại.

Ngoài ra, hãy tự đặt ra câu hỏi về sự quan tâm, chăm sóc mà con bạn cần nhận được khi cháu ở nhà là nhiều như thế nào, cũng như liệt kê những nhiệm vụ thiết yếu hàng ngày trong và sau quá trình điều trị. Điều này có thể giúp bạn lập nên một kế hoạch chăm sóc tốt.

Phần tiếp theo trong hướng dẫn này là điều trị sau khi ra viện. Nó giải thích tầm quan trọng của giai đoạn kiểm tra, theo dõi sau khi con bạn kết thúc quá trình điều trị ung thư. Hãy sử dụng menu để chọn đọc những nội dung khác trong có bài hướng dẫn này.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/neuroblastoma-childhood/coping-with-treatment

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích