menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Thể dục khi mang thai: Cách để có sức khỏe tốt trong thai kỳ

user

Ngày:

15/04/2013

user

Lượt xem:

186

Bài viết thứ 03/15 thuộc chủ đề “Chăm sóc bản thân trong thai kỳ”

Thời gian mang thai thì tập thể dục có an toàn cho tôi không?

Hãy hỏi bác sĩ để đảm bảo việc bạn tập thể dục trong thời gian mang thai là an toàn. Lý do là vì bạn có thể đang mắc một bệnh nào đó khiến cho việc tập thể dục không có lợi cho bạn hoặc em bé.

Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.

Thể dục khi mang thai 1

Hình 1: Tập thể dục trong thời gian thai kỳ giúp thai phát triển tốt hơn

Khi mang thai, tôi nên bắt đầu một chương trình tập thể dục như thế nào?

Tốt nhất là nên kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình thể dục nào. Nếu bác sĩ chấp thuận, tập luyện có thể bắt đầu với mức độ không gây đau đớn, khó thở hoặc mệt mỏi quá mức. Sau đó, bạn có thể từ từ tăng hoạt động của mình lên. Nếu cảm thấy khó chịu, khó thở hoặc rất mệt mỏi, bạn nên giảm bớt mức độ tập xuống. Nếu trước khi mang thai bạn đã tập thể dục, tiếp tục tập trong thời gian mang thai sẽ dễ dàng hơn. Còn nếu chưa từng tập trước đây, bạn cần phải bắt đầu thật chậm. Nhiều người thấy rằng họ cần phải tập thể dục với mức độ chậm hơn trong thời gian mang thai.

Những loại hình thể dục tốt nhất cho người mang thai như tôi?

Các bài tập thoải mái nhất sẽ không bắt cơ thể của bạn phải chịu thêm trọng lượng. Bơi và đi xe đạp cũng tốt. Đi bộ và thể dục nhịp điệu nhẹ cũng thích hợp cho bà bầu. Bạn và bác sĩ sẽ cần phải quyết định những gì tốt nhất cho bạn và em bé.

Tập thể dục khi mang thai, tôi nên cẩn thận về những mặt nào?

Tránh các hoạt động làm tăng nguy cơ té ngã hoặc chấn thương, chẳng hạn như các môn thể thao tiếp xúc (người chơi thể thao tiếp xúc mạnh với nhau như đấu vật, đá bóng…) hoặc các môn thể thao gắng sức (huy động sức mạnh khi tập luyện, làm tăng nhịp tim, như chạy, đi bộ nhanh, hoặc đi bộ đường dài…). Ngay cả sự va chạm nhẹ vào vùng bụng cũng có thể là nghiêm trọng khi bạn đang mang thai. Từ sau tháng thứ 3 của thai kỳ, tốt nhất là tránh tập luyện trong tư thế nằm ngữa vì trọng lượng của em bé có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông máu. Ngoài ra, cũng nên tránh đứng quá lâu.

Thể dục khi mang thai 2

Hình 2: Thai phụ cần thận trọng khi chạy bộ tập thể dục

Khi thời tiết nóng bức, nên tập thể dục vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Nếu bạn tập thể dục trong nhà, phải chắc chắn rằng phòng tập được thông gió tốt. Bạn cũng có thể sử dụng quạt để làm mát. Uống nhiều nước, ngay cả khi bạn không thấy khát.

Hãy chắc chắn rằng mình đang có một chế độ ăn uống cân bằng. Thông thường, mang thai làm tăng nhu cầu lương thực của bạn thêm 300 calo một ngày, ngay cả khi không tập thể dục (trung bình người phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, tuổi từ 20-50, nếu chỉ vận động nhẹ như sinh hoạt hằng ngày, thì cần khoảng 2000 calo một ngày).

Xem thêm bài  Bài 51 – Nên và không nên khi mang thai của BS. Lê Tiểu My

Tập thể dục khi mang thai, tôi nên báo với bác sĩ những vấn đề gì?

Hãy lắng nghe cơ thể của mình. Cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng sau đây:

  • Máu hoặc chất lỏng chảy ra từ âm đạo
  • Đau bụng hoặc đau âm đạo đột ngột hoặc trầm trọng
  • Các cơn co thắt (gò) ở bụng vẫn tiếp tục xảy ra sau khi đã ngừng tập thể dục 30 phút
  • Đau ngực
  • Khó thở, hụt hơi
  • Nhức đầu nhiều hoặc không biến mất
  • Chóng mặt và buồn nôn
  • Hoa mắt hoặc nhìn mờ

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/pregnancy-newborns/your-body/exercise-during-pregnancy-what-you-can-do-for-a-healthy-pregnancy.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích