menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Chụp Positron cắt lớp (Chụp PET CT)

user

Ngày:

23/11/2018

user

Lượt xem:

4307

Bài viết thứ 22/27 thuộc chủ đề “Các loại chẩn đoán”

Chụp Positron cắt lớp (hay còn gọi là PET, PET Scan hoặc PET CT) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học tạo ra các hình ảnh thể hiện vị trí của các tế bào có bất thường chuyển hóa trong cơ thể. Kỹ thuật này được sử dụng nhiều nhất trong việc chẩn đoán ung thư.

Lưu ý: Các thông tin sau đây chỉ là hướng dẫn khái quát. Các thiết bị và cách thức thực hiện có thể khác nhau giữa các bệnh viện. Vì vậy, bạn hãy luôn tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Chụp Positron cắt lớp là gì?

Chụp Positron cắt lớp (hay còn gọi là PET, PET Scan hoặc PET CT) được viết tắt từ “Positron Emission Tomography”. Mỗi lần chụp sẽ tái tạo thành những hình ảnh không gian 3 chiều, hình ảnh màu của cơ thể nhờ vào các tia xạ hạt nhân. Chụp Positron cắt lớp cho thấy vị trí các tế bào có bất thường chuyển hóa. Kỹ thuật này có thể dùng để chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau hoặc dùng để khảo sát bổ sung về một bệnh lý nào đó. Kỹ thuật này cũng có thể dùng để đánh giá hiệu quả của một phương pháp điều trị bệnh.

Hơn nữa, chụp Positron cắt lớp đang được kết hợp với một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như MRI hoặc CT để tạo nên hình ảnh chức năng và hình thái cơ quan cần khảo sát. Điều này sẽ giúp cho các bác sĩ xác định chính xác vị trí giải phẫu của tổn thương có bất thường chuyển hóa.

Xem thêm bài  Chụp CT  Chụp MRI  .

Mục đích của chụp Positron cắt lớp là gì?

Chụp Positron cắt lớp là kỹ thuật phổ biến nhất trong việc chẩn đoán và theo dõi ung thư. Tuy nhiên, kỹ thuật này có thể dùng để chẩn đoán các bệnh lý khác như Alzheimer, động kinh và bệnh lý tim. Trong bệnh lý ung thư, bác sĩ có thể cho chỉ định chụp Positron cắt lớp vì các lý do sau đây:

  • Để phát hiện ung thư. Ví dụ, cho thấy một khối u có phải là ung thư hay không.
  • Để phân giai đoạn hoặc khảo sát ung thư đã phát triển như thế nào.
  • Quyết định phương pháp điều trị tốt nhất đối với ung thư.
  • Đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị ung thư.
  • Cho thấy sự các biệt giữa mô sẹo và mô ung thư đang hoạt động.

Nếu bạn bị động kinh, chụp Positron cắt lớp được dùng để đánh giá vùng nhu mô não bị tổn thương và tiên lượng về khả năng điều trị (vùng đó có thể điều trị khỏi không). Trong bệnh lý Alzheimer, chụp Positron cắt lớp có thể dùng để chẩn đoán bệnh. Chụp Positron cắt lớp tim có thể xác định phần mô tim bị hóa sẹo hoặc bị tổn thương và khảo sát hoạt động của tim.

 Xem thêm bài  Động kinh  Nhồi máu cơ tim (cơn đau tim)  . 

Thực hiện chụp Positron cắt lớp như thế nào?

Trước khi thực hiện chụp Positron cắt lớp, một loại thuốc có hoạt độ phóng xạ được tạo ra bởi máy gia tốc hạt cyclotron. Sau đó, thuốc này sẽ được gắn với chất đánh dấu tự nhiên như glucose, nước hoặc ammonia. Hợp chất này được gọi là chất đánh dấu phóng xạ. Khi chất đánh dấu phóng xạ đi vào trong cơ thể, nó sẽ đi đến các cơ quan mà ở đó chất đánh dấu sẽ được sử dụng để tạo năng lượng. Ví dụ, một loại thuốc hoạt độ phóng xạ được gọi là fluorodeoxyglucose (gluco FDG) đã được gắn kết với glucose để tạo thành chất đánh dấu phóng xạ. Khi vào trong cơ thể, nó sẽ đi đến các mô mà ở đó glucose được dùng để tạo thành năng lượng.

Chụp Positron cắt lớp dùng để phát hiện nguồn năng lượng được phóng thích bởi các hạt positron. Các hạt positron là những hạt nhỏ được hình thành khi mà chất đánh dấu phóng xạ bị phá vỡ trong cơ thể. Khi các hạt positron bị phá vỡ, nó sẽ tạo thành tia gamma. Các tia gamma này sẽ được phát hiện bởi máy quét và máy này sẽ tạo nên hình ảnh không gian 3 chiều. Hình ảnh thu được cho thấy các cơ quan trong cơ thể bạn hoạt động bình thường hay quá mức như thế nào.

Các lớp khác nhau của các hạt positron sẽ cho nhiều màu sắc và độ sáng khác nhau trên hình ảnh PET. Một số cơ quan của cơ thể khi phá vỡ các chất hóa học tự nhiên như glucose nhanh hơn là phá vỡ các chất khác. Chụp Positron cắt lớp đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện tế bào ung thư bởi vì phần lớn các tế bào ung thư sử dụng nhiều glucose hơn các mô bình thường khác. Các vùng có nhiều tín hiệu hơn, được gọi là “vùng nóng”, là nơi mà ở đó một lượng lớn chất đánh dấu phóng xạ tích tụ lại. Các vùng có ít tín hiệu hơn, hay còn gọi là “vùng lạnh”, là nơi tập trung chất đánh dấu phóng xạ ít hơn.

Nhà hình ảnh học sẽ khảo sát hình ảnh PET và báo cáo kết quả với bác sĩ lâm sàng của bạn. Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh là người đã được huấn luyện để phân tích các hình ảnh chụp được bên trong cơ thể bạn.

Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện chụp Positron cắt lớp?

Sẽ có một lượng rất nhỏ chất gắn kết phóng xạ được tiêm vào tay hoặc qua đường hô hấp dưới dạng khí. Có thể mất từ 30-90 phút để chất gắn kết phóng xạ này đi khắp cơ thể. Trong khoảng thời gian này, bắt buộc bạn phải nghỉ ngơi, hạn chế vận động hoặc nói chuyện. Bạn có thể sẽ phải uống thuốc để thư giãn.

Khi bạn đã sẵn sàng để thực hiện chụp Positron cắt lớp, bạn sẽ được đưa vào phòng quét. Máy chụp Positron cắt lớp là một máy lớn với lỗ tròn khuyết ở giữa, tương tự như máy CT hoặc MRI. Với loại máy có nhiều đầu tiếp nhận, đầu tiếp nhận là đầu thu năng lượng bức xạ từ chất gắn kết phóng xạ. Bạn sẽ nằm trên một cái bàn được lót nệm, cái bàn này sau đó sẽ di chuyển vào trong lỗ khuyết của máy quét và hình ảnh trong cơ thể bạn sẽ được chụp. Trong quá trình quét, bạn nên nằm im càng lâu càng tốt. Bình thường sẽ mất 30-60 phút cho mỗi lần quét nhưng điều này lại phụ thuộc vào cơ quan cần được khảo sát.

Sự phụ thuộc vào mô hoặc cơ quan được khảo sát, các xét nghiệm bổ sung bao gồm thuốc hoặc chất đánh dấu khác có thể kéo dài thời gian phóng thích. Ví dụ, nếu bạn muốn kiểm tra bệnh lý tim mạch, bạn có thể được chụp Positron cắt lớp trước và sau gắng sức hoặc trước và sau khi tiêm thuốc làm tăng lưu lượng máu tới tim. Khi quá trình chụp hoàn tất, bạn có thể phải ngồi đợi cho đến khi các hình ảnh thu nhận được là đủ và cần thiết.

Đặc biệt, các hình ảnh bổ sung cần phải có để gạn lọc một số vùng hoặc cấu trúc chắc chắn. Việc bổ sung hình ảnh sẽ không cần thiết khi một bất thường nào đó đã được tìm thấy và không có lợi cho bạn. Bạn sẽ không bị phơi nhiễm nhiều hơn trong quá trình này.

Tôi nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện chụp Positron cắt lớp?

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn chuẩn bị như thế nào nếu quá trình thực hiện có sự khác biệt. Thông thường thì bạn sẽ được yêu cầu không ăn gì trong vài giờ trước khi thực hiện chụp Positron cắt lớp. Bởi vì thức ăn có thể thay đổi sự gắn kết chất đánh dấu phóng xạ trong cơ thể và điều này sẽ làm cho hình ảnh xấu đi. Nếu bạn đã lỡ ăn, việc chụp Positron cắt lớp sẽ được dời sang ngày khác.

Vì vậy, hướng dẫn kèm theo tập trung vào việc ăn uống rất quan trọng. Bạn cũng có thể được yêu cầu không uống bất kỳ chất kích thích nào trong vòng 24 giờ cho tới khi PET scan được thực hiện. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có thể nhận được sự hướng dẫn đặc biệt về việc chuẩn bị như thế nào trước khi quét.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang có thai hoặc nghi ngờ có thai. Nếu bạn đang cho con bú, bạn có thể được khuyên rằng nên lấy đủ lượng sữa cho con bạn trong 6 giờ sau khi quét. Nếu không thì sữa của bạn sẽ bị nhiễm xạ và bạn không thể cho con bú ngay sau đó. Bà mẹ không nên bế hoặc gần con trong khoảng thời gian tia xạ vẫn còn lưu lại trong cơ thể. Bệnh viện sẽ cho bạn những cảnh báo cần thiết.

Với những trường hợp còn lại, bạn không nên tiếp xúc gần gũi với em bé hoặc trẻ nhỏ trong vài giờ sau khi thực hiện chụp Positron cắt lớp.

Có vấn đề gì xảy ra sau khi thực hiện chụp Positron cắt lớp không?

Bởi vì sự phơi nhiễm tia xạ của bạn là rất thấp, bạn sẽ không cảm thấy bất cứ tác động nào của tia xạ và bạn nên về nhà sớm sau khi chụp Positron cắt lớp đã hoàn tất. Tuy nhiên, bạn nên uống thật nhiều nước để thải các loại thuốc hoạt độ phóng xạ ra khỏi cơ thể bạn. Tất cả chất đánh dấu trong phức hợp đánh dấu phóng xạ sẽ được thải ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên trong vòng 3 giờ sau khi uống.

Có tác dụng phụ hoặc biến chứng gì khi thực hiện chụp Positron cắt lớp không?

Thuật ngữ hoạt độ phóng xạ có thể làm hoang mang. Nhưng thực ra, các chất có hoạt tính phóng xạ được sử dụng trong chụp Positron cắt lớp được xem là an toàn. Chúng sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể nhanh chóng qua đường tiểu. Liều tia xạ mà cơ thể bạn nhận được là rất nhỏ.

Nếu bạn đang có thai hoặc cho con bú thì sẽ có nguy cơ gây nhiễm xạ cho con của bạn khi bạn thực hiện chụp Positron cắt lớp. Bởi vì chỉ với một lượng tia xạ nhỏ cũng có thể gây tổn thương cho bé. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, việc quan trọng cần làm là bạn phải báo tin cho nhóm phụ trách thực hiện chụp Positron cắt lớp trước khi tiến hành. Họ sẽ cho bạn một số cảnh báo trước khi thực hiện.

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/pet-scan

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích