menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Phòng ngừa trẻ bị hóc nghẹn

user

Ngày:

03/07/2015

user

Lượt xem:

726

Bài viết thứ 05/11 thuộc chủ đề “Phòng tránh chấn thương tại nhà”

Phòng ngừa tránh nghẹt thở

Cho đồ vật vào miệng là một trong những cách mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khám phá thế giới. Trẻ bị hóc nghẹn thường do thực phẩm, đồ chơi, và các vật nhỏ khác có thể dễ dàng kẹt trong khí quản của một đứa trẻ. Bất cứ thứ gì chui lọt đều có thể gây nguy hiểm.

Bảo vệ con trẻ khỏi hóc nghẹn

Đặc biệt chú ý những điều sau đây để bảo vệ con trẻ khỏi hóc nghẹn:

Thực phẩm

  • Khuyến khích trẻ ngồi khi ăn và nhai kỹ. Dạy cho trẻ nhai và nuốt thức ăn trước nói hoặc cười.
  • Đặc biệt thận trọng trong các buổi tiệc của người lớn. Khi các loại hạt và các loại thực phẩm khác đặt trong tầm với của trẻ. Đối với thực phẩm rơi vãi có thể gây hóc nghẹn, dọn sạch ngay lập tức một cách cẩn thận, và kiểm tra sàn nhà.
  • Không bao giờ để cho trẻ chạy, chơi thể thao, hoặc ngồi trong xe khi đang ăn kẹo cao su, kẹo cứng hoặc kẹo mút.
  • Đọc kỹ chú ý của nhà sản xuất trên nhãn thực phẩm để xác định các nguy cơ gây hóc nghẹn.
  • Không cho trẻ dưới 4 tuổi ăn bất kỳ thực phẩm cứng hay dẻo mà có thể nghẹn một phần hoặc toàn bộ khí quản như:
    • bất cứ loại hạt nào;
    • hạt hướng dương;
    • dưa hấu có hạt;
    • anh đào còn hạt;
    • cà rốt, đậu Hà Lan, và cần tây tươi;
    • bỏng ngô, kẹo cứng, táo và lê tươi.
  • Một số thức ăn mềm cũng có thể gây nghẹt thở và nên tránh:
    • viên pho mát;
    • xúc xích;
    • nho;
    • kẹo caramel.
  • Những thức ăn mềm kể trên, ngoại trừ kẹo caramel, có thể cho trẻ ăn nếu đã được cắt nhỏ hoặc lột vỏ. Muỗng đầy bơ đậu phộng và kẹo cao su cũng được xem là có khả năng gây hóc nghẹn.

phòng ngừa hóc nghẹn

Đồ chơi, bóng bay, và các vật nhỏ khác

  • Quỳ xuống và kiểm tra trên sàn nhà, dưới thảm, và ở trong tầm với (trên kệ, trong đệm, dưới các tấm trải,…) các vật thể nhỏ hoặc các vật dụng có thể gây nguy hiểm hóc nghẹn, bao gồm:
    • bóng bay;
    • đồ chơi với các phần nhỏ và phụ kiện búp bê;
    • đồng tiền;
    • kim băng;
    • văn phòng phẩm nhỏ (cái ghim giấy, đinh, vv);
    • quả bóng nhỏ;
    • móng tay giả, bu lông, và ốc vít;
    • tẩy;
    • pin;
    • bút chì màu gãy;
    • đồ trang sức (nhẫn, bông tai,…);
    • nắp chai các loại, bao gồm mật sô cô la, mật làm bánh, và soda (trẻ em có thể cố gắng để liếm những giọt chảy ra ngoài nắp, những giọt này cũng có thể gây tắc đường hô hấp).
  • Luôn luôn tuân theo các khuyến nghị độ tuổi của nhà sản xuất khi mua đồ chơi. Một số đồ chơi có các bộ phận nhỏ có thể gây nghẹn. Nên chú ý đến tất cả các cảnh báo trên bao bì của đồ chơi.
  • Không bao giờ mua đồ chơi ở bán hàng tự động cho trẻ nhỏ; những đồ chơi này không đáp ứng được quy định về an toàn và thường hay có các bộ phận nhỏ.
  • Hãy chắc chắn miếng nam châm dán trên tủ lạnh ngoài tầm với của con bạn.
  • Kiểm tra thường xuyên các bộ phận lỏng lẻo hoặc bị hỏng của đồ chơi. Ví dụ, mắt sắp rơi của thú nhồi bông hay một bản lề bằng nhựa bị hỏng.
  • Nhắc nhở các trẻ lớn hơn không vứt lung tung các bộ phận bị rơi gãy của đồ chơi hoặc các đồ chơi có nhiều bộ phân nhỏ mà các trẻ nhỏ có thể nhặt được.
  • Cẩn thận vứt bỏ các loại pin, đặc biệt là pin hạt nút (như pin đồng hồ). Khuyến khích trẻ em không cho vào miệng bút chì, bút chì màu, hoặc tẩy khi vẽ hay tô màu.
  • Đặt ngoài tầm với các vật có thể bị vỡ hoặc đủ nhỏ để bỏ vào miệng của trẻ.

Hãy sẵn sàng

Nếu bạn đang muốn có em bé hoặc đã có bé, đây là những chuẩn bị cần thiết:

  • Tìm hiểu các hồi sức tim phổi (CPR) phương pháp Heimlich .
  • Viết những con số sau đây gần điện thoại (cho bản thân bạn và người chăm sóc bé):
    • số điện thoại cấp cứu;
    • số của bác sĩ gia đình;
    • số điện thoại làm việc và di động của bố mẹ bé;
    • số điện thoại của hàng xóm hoặc người thân (trong trường hợp bạn cần người trông nom các trẻ khác trong lúc khẩn cấp).
  • Chuẩn bị túi sơ cứu và bên trong có hướng dẫn sử dụng.
  • Cài đặt máy dò khói và thiết bị dò khí carbon monoxide.

Duy trì môi trường an toàn và thân thiện cho trẻ

Để kiểm tra những nỗ lực tạo môi trường an toàn cho con của mình, hãy bò và nhìn như trẻ để kiểm tra tất cả các phòng trong nhà. Hãy nắm rõ các vật xung quanh trẻ và những thứ có khả năng gây nguy hiểm..

Làm cho cả căn nhà của bạn trở nên an toàn tuyệt đối cho trẻ có thể khá khó khăn. Do vậy, bạn nên đóng cửa hoặc lắp bao tay nắm cửa những phòng nào không an toàn cho trẻ. Bao tay nắm cửa và khóa an toàn cho cửa trượt cũng rất có lợi trong việc giữ trẻ ở trong nhà. Tất nhiên, việc tạo môi trường an toàn cho trẻ nhiều hay ít tùy thuộc vào mong muốn bạn. Trông chừng là cách tốt nhất để giúp ngăn chặn trẻ khỏi bị thương. Tuy nhiên, ngay cả ông bố bà mẹ cẩn thận nhất cũng không thể lúc nào cũng giữ một đứa trẻ 100% an toàn.

Dù bạn có một em bé, hay trẻ mới biết đi, hay trẻ ở độ tuổi đi học, gia đình của bạn phải là thiên đường an toàn để khám phá của trẻ. Trên hết, việc sờ mó, cầm nắm, leo trèo và khám phá là những hoạt động giúp trẻ phát triển về thể chất và tinh thần.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/kids/home-safety/preventing-suffocation.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích