menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Đề phòng trẻ em bị đuối nước

user

Ngày:

17/10/2013

user

Lượt xem:

178

Bài viết thứ 08/11 thuộc chủ đề “Phòng tránh chấn thương tại nhà”

An toàn dưới nước là một vấn đề quan trọng ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nếu trong nhà bạn có trẻ con hoặc trẻ mới biết đi. Chết đuối có thể xảy ra rất nhanh và chỉ cần dưới mặt nước 1 inch (2,5 cm), vì vậy bồn tắm đầy nước, hồ bơi lội, bồn nước nóng và thậm chí cả xô nước và bồn rửa chén đều có thể nguy hiểm.

Các biện pháp để giảm nguy cơ chết đuối:

An toàn trong phòng tắm

  • Không bao giờ để bé một mình mà không giám sát trong bồn tắm. Nếu bạn phải trả lời điện thoại hoặc ra mở cửa, hãy quấn bé trong một chiếc khăn và bế bé theo.
  • Luôn để mắt tới bồn tắm, xô, hoặc thùng chứa nước, chứa chất lỏng. Không bao giờ sử dụng ghế bồn tắm hoặc vòng hỗ trợ mà không có người lớn giám sát liên tục. Ghế có thể bị lật đổ hoặc em bé có thể bị trượt vào trong nước.
  • Cài đặt một thiết bị khóa nắp bồn cầu và luôn đóng cửa phòng tắm (hoặc bạn có thể làm thêm vỏ chống vặn cho tay nắm cửa).

An toàn ở hồ bơi

  • Nếu sân sau nhà bạn có một hồ bơi, hãy dựng hàng rào cao ít nhất 4 feet (1,2 mét) xung quanh hồ bơi, với một cổng tự đóng và có khóa tự chốt nằm ngoài tầm với của trẻ.
  • Cân nhắc việc lắp chuông báo động hoặc đặt đồ che phủ hồ bơi, nhưng vẫn cần phải có hàng rào và người lớn trông chừng.
  • Cất các đồ chơi từ hồ bơi sau khi trẻ bơi xong để tránh việc trẻ cố gắng lấy lại khi không có ai để ý.
  • Những đồ nổi phồng như áo phao, phao tập bơi, bè và lốp xe, có thể tạo cảm giác an toàn nhưng lại không có hiệu quả trong việc bảo vệ trẻ khỏi bị chết đuối. Vì vậy không sử dụng chúng để thay thế cho việc giám sát liên tục.
  • Tháo toàn bộ nước trong bể bơi phao sau khi sử dụng xong.
  • Cất thang của hồ bơi trên mặt đất khi không sử dụng.
  • Nếu bạn để con bạn cho người giữ trẻ trông nom, hãy hướng dẫn họ các quy tắc của bạn về hồ bơi.

Xem thêm bài viết Đuối nước

Chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp

  • Lưu những số điện thoại sau trong máy điện thoại của mình và của người chăm sóc:
    • Số điện thoại của bác sĩ;
    • Số điện thoại cơ quan và số điện thoại di động của cha mẹ;
    • Số điện thoại hàng xóm hoặc số điện thoại người thân quen ở gần, nếu bạn cần nguời đó sẽ trông chừng trong trường hợp khẩn cấp).
  • Luôn để sẵn một bộ sơ cứu kèm hướng dẫn cấp cứu ở trong nhà.
Xem thêm bài viết Hồi sức tim phổi (Cardiopulmonary Resuscitation – CPR) của TS.BS Phạm Nguyên Quý

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/kids/home-safety/preventing-drowning.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích