menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Kiến thức cơ bản về Ngộ độc thủy ngân

user

Ngày:

31/08/2019

user

Lượt xem:

7322

Bài viết thứ 10/11 thuộc chủ đề “Phòng tránh chấn thương tại nhà”

Ngộ độc thủy ngân là gì?

  • Thủy ngân là nguyên tố hóa học được tìm thấy trên khắp trái đất. Nó có thể ở trong đất, đá và nước, ngay cả trong không khí dù với lượng rất nhỏ. Thủy ngân tồn tại nhiều nhất ở dạng cinnabar (thủy ngân sunfit). Thủy ngân tồn tại ở một số dạng như kim loại lỏng, dưới dạng hơi và trong các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Về mặt hóa học, thủy ngân có kí hiệu là Hg và số nguyên tử là 80.
  • Thủy ngân đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để làm thuốc điều trị, tạo ra hỗn hống (amalgams) và nhiều ứng dụng khác trong công nghiệp. Các nhà khoa học, bác sĩ và các chuyên gia cũng phát hiện ra các dạng thủy ngân đều gây bệnh cho con người. Cụm từ “Mad as a Hatter” (thợ làm mũ khùng điên) bắt nguồn từ những năm 1800, qua sự kiện nhiều người thợ (hatters) dùng thủy ngân xử lý nỉ khi làm mũ thường có những thay đổi tâm thần.
  • Khi tiếp xúc với thủy ngân, tùy thuộc vào liều lượng, đường hấp thu (tiêu hóa, hô hấp, da) và thời gian tiếp xúc, thủy ngân có thể gây độc cho con người.
  • Một số dạng thủy ngân đơn chất và hợp chất (hơi, methylmercury, thủy ngân vô cơ) độc hơn các dạng khác. Thai nhi và những người bị bệnh (ví dụ, người mắc bệnh phổi hoặc thận) là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.
  • Mặc dù các dạng thủy ngân khác nhau gây ra các triệu chứng khác nhau, chúng đều gây bệnh nhiều nhất ở não và hệ thần kinh.
  • Nhiều vật dụng có chứa thủy ngân và có thể gây ra sự phơi nhiễm độc hại. Thủy ngân có mặt ở nhiều nơi, cả nơi làm việc và trong gia đình. Ví dụ, ở các nhà máy nhiệt điện hoạt động bằng cách đốt than sẽ tạo ra thủy ngân (nguồn thủy ngân cao nhất đưa vào không khí), nhiệt kế gia đình, pin “nút”, bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm năng lượng loại mới và hải sản (động vật có vỏ, cá ngừ, cá cờ xanh và nhiều loại khác). Tất cả chúng là các nguồn ngộ độc thủy ngân tiềm tàng. Tuy nhiên, đã có sẵn các hướng dẫn cho việc sử dụng, tiêu thụ và xử lý cẩn thận các vật này.
  • Các hướng dẫn sau đây có thể làm giảm hoặc loại bỏ sự phơi nhiễm thủy ngân.Kiến thức cơ bản về Ngộ độc thủy ngân

 Nguyên nhân gây ngộ độc thủy ngân?

Thủy ngân liên kết với các nhóm sulfhydryl trong nhiều enzyme và protein của mô tế bào, và do đó gây độc trực tiếp cho các tế bào và chức năng của tế bào. Tổn thương có thể rất nghiêm trọng và hậu quả cuối cùng là gây suy cơ quan như phổi, thận hoặc hệ thần kinh.

Bùng phát ngộ độc thủy ngân thường xảy ra khi có chất thải công nghiệp chứa thủy ngân hoặc methylmercury vào môi trường. Ví dụ điển hình là thảm họa ô nhiễm ở vịnh Minamata của Nhật Bản, nơi bắt nguồn tên 1 loại bệnh gọi là Minamata. Các nghiên cứu từ khoảng năm 1956 đến 1960 cho thấy các triệu chứng bất thường (về thần kinh) được tìm thấy ở những người trong khu vực này, có thể từ nước thải công nghiệp có chứa methylmercury. Hơn 2.200 người bị phơi nhiễm và hơn 1.700 người chết. Điều này cuối cùng được chứng minh là do độc tính của methylmercury. Thủy ngân đã được sử dụng trong các loại kem bôi da, và sự kiên về kem gây ngộ độc thủy ngân gần đây nhất là vào năm 1996 tại Mexico, gọi là “Crèma de Belleza-Manning.”

Ngộ độc thủy ngân có thể được gây ra bởi tất cả các dạng thủy ngân (đơn chất, hơi, vô cơ và hữu cơ) khi con người hít phải, nuốt phải hoặc tiếp xúc qua da.

Ngộ độc thủy ngân qua đường hít thở

Ngộ độc qua đường hô hấp xảy ra khi thủy ngân bị bay hơi, thường là trong không gian kín ở nhà, khi các sản phẩm như nhiệt kế, thiết bị y tế, van hoặc các sản phẩm khác bị vỡ làm thủy ngân thoát ra ngoài. Nhiệt độ càng nóng, thủy ngân hóa hơi càng nhanh (sự hóa hơi chậm xảy ra ở nhiệt độ phòng), làm sự phơi nhiễm trầm trọng hơn.

 Ngộ độc thủy ngân qua đường ăn uống và tiếp xúc da

Ăn uống là một trong những con đường gây ngộ độc thủy ngân phổ biến nhất; và thủy ngân thường được hấp thu nhiều nhất ở dạng thủy ngân hữu cơ methylmercury. Càng nhiều methylmercury có trong môi trường, nồng độ trong mô cá càng cao. Ở những con cá lớn, methylmercury không được thải bỏ, đặc biệt ở những loài ăn thịt cá nhỏ (ví dụ cá mập, cá cờ, cá cờ xanh, cá ngừ) thì nồng độ methylmercury có thể cao hơn. Người ăn nhiều các loài cá này có thể bị ngộ độc thủy ngân.

Thủy ngân vô cơ (ví dụ, các hợp chất thủy ngân trong pin) thường xuyên gây độc tính cho con người khi ăn phải hoặc hấp phụ qua da. Nhiều hợp chất thủy ngân vô cơ là chất ăn da.

Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân

Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân có thể rất đa dạng và xảy ra ngay tức thì hoặc sau một thời gian dài. Nói chung, các triệu chứng tiến triển càng nhanh chứng tỏ liều lượng thủy ngân được hấp thu càng cao. Các dạng thủy ngân khác nhau gây ra một số triệu chứng giống nhau nhưng cũng có các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể phân thành ba loại dựa trên dạng độc tính thủy ngân: 1) thủy ngân dạng đơn chất/kim loại và hơi, 2) thủy ngân hữu cơ và 3) thủy ngân vô cơ.

Triệu chứng ngộ độc thủy ngân dạng đơn chất và hơi

Ngộ độc thủy ngân dạng đơn chất (thường xảy ra ở dạng hơi) có thể gây:

  • Thay đổi tâm trạng, hồi hộp, khó chịu và những thay đổi cảm xúc khác
  • Mất ngủ
  • Đau đầu
  • Cảm giác bất thường
  • Co giật cơ
  • Run
  • Yếu mệt
  • Teo cơ
  • Giảm chức năng nhận thức

Phơi nhiễm với nồng độ cao của thủy ngân đơn chất còn có thể gây ra suy thận, suy hô hấp, và thậm chí là tử vong.

Triệu chứng ngộ độc thủy ngân hữu cơ

Ngộ độc thủy ngân hữu cơ (thường ở dạng methylmercury qua đường tiêu hóa), gây ra các rối loạn về thần kinh, đặc biệt là ở thai nhi gây ra sự chậm phát triển thần kinh. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Giảm tầm nhìn ngoại biên
  • Cảm giác kim châm ở tay chân và miệng
  • Mất/khó phối hợp các động tác
  • Yếu cơ
  • Các khiếm khuyết khác về ngôn ngữ và thính giác.

Vì có nhiều phụ nữ mang thai đã bị nhiễm độc methylmercury, nên độc tính của chất này đã được nghiên cứu ở thai nhi. Não của thai nhi được chứng minh là rất nhạy cảm với methylmercury; chậm phát triển trí tuệ như giảm khả năng suy nghĩ, giảm chú ý, giảm trí nhớ và giảm kỹ năng vận động xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, thường là rất nghiêm trọng, ngay cả khi người mẹ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Triệu chứng ngộ độc thủy ngân vô cơ

Ngộ độc thủy ngân vô cơ thường gây phát ban và viêm da. Nếu nuốt phải, nó có thể hòa tan các mô và có thể được hấp thụ tại ruột non. Việc hấp thụ một lượng lớn thủy ngân có thể gây tiêu chảy xuất huyết (đi cầu ra máu). Thủy ngân có thể lan tới các hệ cơ quan khác dẫn đến thay đổi về mặt tâm thần bao gồm thay đổi cảm xúc và mất trí nhớ hoặc tổn thương thận. Ngoài ra, dạng này còn có thể gây yếu liệt cơ.

Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân khác

Nhiều triệu chứng khác đã được quy kết là do ngộ độc thủy ngân như cao huyết áp, lạc nội mạc tử cung, đau đầu… đăng trên các tạp chí không chuyên và các báo cáo ca bệnh lẻ tẻ. Hiện tại, không có nghiên cứu nào đủ mạnh để kiểm chứng/hỗ trợ những kết luận này. Tuy nhiên, nếu lo ngại về các triệu chứng và các vấn đề sức khỏe liên quan đến phơi nhiễm thủy ngân, hãy hỏi thêm bác sĩ.

Khi nào cần chăm sóc y tế sau khi tiếp xúc với thủy ngân?

Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc tiếp xúc với thủy ngân, người đó nên được chăm sóc y tế ngay lập tức. Khi có nghi ngờ đã nuốt pin thuộc bất kỳ loại nào, phải mang người đó đến trung tâm cấp cứu. Điều trị y tế sớm có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm tác dụng của thủy ngân.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.emedicinehealth.com/mercury_poisoning/article_em.htm2
  2. https://www.medicinenet.com/mercury_poisoning/article.htm
  3. https://medlineplus.gov/ency/article/002476.htm
  4. https://emedicine.medscape.com/article/1175560-overview
keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích