menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Khái niệm chung về táo bón ở trẻ em

user

Ngày:

23/02/2019

user

Lượt xem:

1417

Bài viết thứ 33/58 thuộc chủ đề “Các bệnh Nhi khoa”

Táo bón là một vấn đề rất thường gặp ở trẻ em. Đối với hầu hết trẻ em, táo bón có nghĩa trẻ gặp khó khăn khi đi cầu (trẻ bị đau, căng thẳng và thậm chí bị ra máu lẫn trong phân), đi ít lần hơn bình thường và tạo ra phân khô cứng. Trong trường hợp táo bón không phải do bệnh tật hay có nguyên nhân nào khác, nó được gọi là táo bón vô căn. Điều quan trọng là táo bón cần được nhận biết sớm để ngăn chặn tình trạng đó kéo dài (mãn tính).

Hình ảnh táo bón ở trẻ em

Đi cầu của trẻ em – thế nào được coi là bình thường?

Cha mẹ thường rất quan tâm, lo lắng về thói quen đi cầu của con em mình. Sự lo lắng này có thể là mối quan tâm đến số lần bẩn tã bắt đầu từ khi trẻ còn là sơ sinh. Cần lưu ý rằng việc đi cầu của mọi đứa trẻ không hoàn toàn giống nhau. Thay đổi việc đi cầu một chút khác với thông thường vẫn có thể được coi là bình thường. Nó chỉ được coi là có vấn đề khi có một sự thay đổi bất thường so với đặc điểm đi cầu bình thường của con bạn.

Trẻ có thể đi cầu vài lần trong một ngày cho đến một lần trong vài ngày. Số lần đi cầu không phải là một tiêu chí quan trọng để đánh giá vấn đề này. Điều quan trọng là độ mềm và mức độ dễ dàng di chuyển của phân.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có xu hướng phân loãng, phân có màu như mù tạt vàng, thỉnh thoảng có vài đốm cặn (dân gian vẫn gọi là hoa cà, hoa cải). Điều này là bởi vì sữa mẹ tiêu hoá dễ dàng hơn sữa công thức (sữa bình). Trẻ bú sữa mẹ có thể đi cầu ngay sau mỗi lần bú (đi loẹt xoẹt). Tuy nhiên, cũng là điều bình thường đối với một bé bú sữa mẹ mà không đi cầu trong suốt một tuần.

Nếu bé bú bình, phân của bé sẽ nhiều hơn, cồng kềnh hơn so với bé bú mẹ và sẽ có mùi như phân của người lớn, có màu vàng nâu hoặc màu vàng nhạt. Trẻ bú bình thường cần phải đi cầu hàng ngày.

Phân của bé được coi là bất thường nếu có sự thay đổi về màu sắc và không nhất quán từ ngày này sang ngày khác. Bất kỳ sự thay đổi kéo dài nào về việc khó đi cầu hay số lần đi cầu ít đi so với bình thường của trẻ có thể được coi là táo bón.

Khi bé được cai sữa để ăn thức ăn cứng, phân của bé sẽ thay đổi màu sắc và mùi vị. Tần suất đi cầu bình thường có thể thay đổi một lần nữa. Thông thường, phân trở nên dày hơn, tối hơn và nhiều mùi hơn. Bạn sẽ nhận thấy rằng phân của bé sẽ thay đổi tùy thuộc vào những gì bạn đã cho bé ăn. Một số loại thực phẩm có chất xơ cao, chẳng hạn như nho khô, thậm chí có thể đi qua ruột của bé hầu như nguyên vẹn, dính ở tã khi mình thay tã cho bé.

Qua giai đoạn nhũ nhi, trở thành một đứa trẻ, bạn có thể thấy sự thay đổi số lần đi cầu và trở nên ổn định hơn, mùi và màu phân cũng không phụ thuộc vào những gì trẻ được ăn.

Đi cầu ở trẻ – thế nào được coi là bất thường?

Có thể bạn đã biết rằng sự thay đổi lớn trong thói quen đi cầu một đứa trẻ, phụ thuộc vào độ tuổi của chúng và những gì chúng ăn. Như đã lưu ý trên đây, việc đi cầu của trẻ chỉ được coi là có vấn đề khi có một sự thay đổi bất thường thói quen đi cầu hằng ngày của con bạn. Bất cứ trường hợp nào từ việc đi cầu ba lần một ngày cho đến chỉ một lần trong vài ba ngày đều được coi là bình thường. Việc đi cầu ít thường xuyên hơn so với mọi ngày khác có nghĩa là có khả năng trẻ bị táo bón. Tuy nhiên, nó vẫn có thể là bình thường nếu phân mềm, phân tạo nên dễ dàng và phân lọt ra khỏi hậu môn một cách dễ dàng.

Nó có thể là bình thường khi bé đỏ mặt và có chút căng thẳng để tống phân ra khỏi hậu môn. Táo bón thường có nhiều triệu chứng hơn thế. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít khi bị táo bón, bởi sữa mẹ có sự cân bằng dinh dưỡng tuyệt vời làm cho phân mềm và dễ dàng đi ra ngoài.

Tiêu chảy thường có nghĩa là phân loãng nhầy, số lần đi cầu thường xuyên hơn so với bình thường. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị tiêu chảy ít gặp hơn so với những trẻ khác, bởi trong sữa mẹ có kháng thể có tác dụng bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh.

Táo bón là gì?

Táo bón ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh nghĩa là có thể có bất kỳ hoặc tất cả những biểu hiện sau đây:

  • Khó khăn hoặc căng thẳng khi đi cầu.
  • Đau khi đi cầu, đôi khi có một lượng nhỏ máu trong tã hoặc trên giấy vệ sinh, do có vết rách nhỏ trên da của phần sau ống tiêu hoá (hậu môn).
  • Số lần đi cầu ít thường xuyên hơn so với bình thường. Nhìn chung, là số lần đi cầu ít hơn ba lần mỗi tuần.
  • Phân có thể rất cứng, hoặc có kích thước khá lớn, hay khối phân được tạo bởi những cục nhỏ và rắn, như phân thỏ hay phân dê.

Các triệu chứng khác của táo bón

Cùng với việc đi cầu ít hơn bình thường, phân cứng (và có thể gây đau đớn), táo bón có thể gây ra:

  • Đau vùng dạ dày (đau vùng bụng).
  • Chán ăn.
  • Tình trạng khó chịu (cảm giác không được khỏe ).
  • Thay đổi hành vi, chẳng hạn như là cáu bẳn hay không vui vẻ.
  • Sốt ruột, bồn chồn và các dấu hiệu khác mà trẻ cần phải đi vào nhà vệ sinh.
  • Cảm thấy mệt mỏi, ốm (buồn nôn).

Táo bón nặng có thể gây tắc ruột (nơi một cục phân rất lớn đang bị mắc kẹt trong trực tràng). Điều này có thể gây ra nhiều triệu chứng khác như trẻ thường xuyên dính phân vào quần dạng bết như đất sét (són phân), hoặc có chất nhầy trong phân dính. Cha mẹ bé có thể  nhầm lẫn vấn đề này như tiêu chảy.

Các loại táo bón ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Táo bón vô căn. Điều này là phổ biến. Cụm từ táo bón tự phát đồng nghĩa với việc táo bón nhưng không rõ nguyên nhân. Điều này có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, nhưng rất nhiều trẻ em mắc phải táo bón mà không thể xác định được nguyên nhân của nó.

Bị táo bón từng đợt ngắn. Việc bị táo bón nhẹ trong một ngày hoặc vài ngày là rất phổ biến đối với trẻ em và trẻ sơ sinh. Điều này có thể giải quyết một cách nhanh chóng, thường xuyên mà không cần phải điều trị y tế.

Táo bón dài ngày. Trong khoảng 1/3 trẻ bị táo bón, thời gian táo bón có thể dài ngày (kéo dài). Điều này được gọi là táo bón mãn tính tự phát.

Táo bón do bệnh lý hoặc trong điều kiện nào đó. Điều này không thực sự phổ biến. Táo bón được cho là hệ quả từ vấn đề khác. Một số ví dụ về các điều kiện và các vấn đề có thể gây ra táo bón là:

  • Một số rối loạn thần kinh.
  • Tuyến giáp kém (suy giáp).
  • Bệnh xơ nang.
  • Bệnh hiếm với sự phát triển bất thường của ruột, chẳng hạn như bệnh phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung).
  • Là một tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh ở trẻ.

Điều trị táo bón dạng này có thể liên quan đến việc điều trị các bệnh lý hiện có (nếu có thể) kết hợp giải quyết táo bón.

Những triệu chứng hay các dấu hiệu đáng lo khác được chỉ ra bên dưới có thể gây ra bởi nguyên nhân thứ phát và cần được thông báo với bác sĩ tiêu hóa của bạn. Con của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng với sức khoẻ nếu:

  • Trẻ bệnh (nôn mửa).
  • Giảm cân hay không tăng cân.
  • Bụng trẻ bị sưng lên và giãn ra.
  • Đau đớn cùng cực.
  • Một em bé mà không thể đi cầu lần đầu tiên của mình (gọi là phân su) trong vòng 48 giờ sau khi sinh.
  • Bất thường của phần sau ống tiêu hoá (hậu môn) – ví dụ, nếu hậu môn bị  đóng lại.
  • Các vấn đề về hệ thần kinh (thần kinh) chẳng hạn như chân yếu hoặc tê liệt.
  • Vết loét hoặc viêm loét gần hậu môn.
  • Quá khát nước.
  • Phân rất nhạt màu (đặc biệt là nếu nước tiểu rất tối màu).

Tài liệu tham khảo

Dr Tim Kenny, Constipation in Children, http://www.patient.co.uk/health/constipation-in-children-leaflet

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích