menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Học và chơi cùng bé từ 1 đến 3 tháng tuổi

user

Ngày:

21/01/2014

user

Lượt xem:

633

Bài viết thứ 10/24 thuộc chủ đề “Chăm sóc trẻ sơ sinh”

Trẻ sơ sinh học những gì?

Các bé trong độ tuổi này thường ngủ ít và trở nên tò mò hơn về cha mẹ của mình, về các sự vật hiện tượng xung quanh. Lúc này, bé cũng bắt đầu hoàn thiện thể chất mạnh hơn và tập phối hợp các động tác. Bạn hãy khuyến khích quá trình học tập của bé bằng cách nói chuyện để bé có thể nhận biết giọng nói của bạn, và cho bé đồ chơi nhiều màu sắc phù hợp với độ tuổi bé.

Vào thời điểm này, bạn sẽ thấy bé bắt đầu biểu hiện tính cách. Nếu như trong tháng đầu tiên hoặc tháng thứ hai sau khi sinh, bé chủ yếu phụ thuộc vào người khác để bắt đầu tương tác thì vào cuối tháng thứ ba bé sẽ có biểu hiện khuôn mặt, phát âm, và cử chỉ của chính bản thân bé.

Thị lực của bé cũng bắt đầu được hoàn thiện tốt hơn trong thời gian này, đồng thời bé cũng có thể phân biệt được hướng nhìn và âm thanh khác nhau tốt hơn. Bé sẽ chăm chú nhìn ngắm nét mặt và lắng nghe giọng nói của bạn, cũng như phản ứng lại khi bạn thủ thỉ với bé; từ khoảng 2 tháng tuổi, bé sẽ cười lại với bạn khi bạn cười với bé. Từ 3 đến 4 tháng, hầu hết các bé có thể vui mừng và cười thành tiếng.

Cũng trong độ tuổi này, các bé sẽ học để nắm và mở lòng bàn tay hay cầm và giữ cái xúc xắc trong tay. Bé sẽ sớm khám phá ra rằng chính bé là người tạo ra tiếng lách cách từ cái xúc xắc trên tay mình.

Các bé cũng bắt đầu khám phá môi trường xung quanh bằng đôi tay, bằng cách vươn tay ra, hoặc thu tay lại, và cầm nắm món đồ chơi yêu thích. Bé sẽ bắt đầu nhận thấy bàn tay và bàn chân, và chúng sẽ trở thành món đồ chơi của bé. Bé thích nhìn chăm chú vào lòng bàn tay của mình và đưa bàn tay hoặc một món đồ chơi nào đó vào miệng của mình.

Học và chơi cùng bé từ 1 đến 3 tháng tuổi
Học và chơi cùng bé từ 1 đến 3 tháng tuổi

Hãy khuyến khích trẻ học hỏi

Bạn hãy đáp ứng lại tiếng thủ thỉ và ríu rít của con bạn theo cách của riêng bạn để bé yêu được khuyến khích tiếp tục sử dụng giọng nói của bé để thể hiện cảm xúc. Thông qua những trao đổi này, bé yêu của bạn sẽ nghe được những âm thanh của ngôn ngữ và hiểu cuộc trò chuyện.

Ở độ tuổi này, xúc giác của trẻ cũng được phát triển tốt hơn. Hãy cho bé nhiều vật thể với chất liệu, hình dáng, kích thước và màu sắc khác nhau để bé có thể cầm nắm và khám phá. 1-3 tháng tuổi là độ tuổi tốt để cho trẻ làm quen với các dụng cụ thể dục thú vị như đồ vật đong đưa để trẻ tập đánh tay. Hoặc bạn có thể giữ một món đồ chơi ngoài tầm với của bé để bé có thể với tới và giữ lấy. Nhưng bạn không nên buột đồ chơi vào nôi hay giường của bé vì có nguy cơ dễ quấn dây vào bé.

Hãy lưu ý những lúc bé được kích thích nhiều để theo dõi các dấu hiệu cho thấy bé có thể bị kích thích quá mức cần được nghỉ ngơi.

Ý tưởng khác giúp khuyến khích trẻ học và chơi

  • Nhẹ nhàng vỗ tay của bé với nhau hoặc kéo dài cánh tay (bắt chéo, dang rộng, hoặc giơ lên cao)
  • Nhẹ nhàng di chuyển đôi chân của bé như đi xe đạp
  • Sử dụng một món đồ chơi yêu thích để bé tập trung vào và làm theo, hoặc lắc xúc xắc cho bé tìm thấy bạn
  • Khi bé tỉnh táo, hãy để bé nằm bằng bụng một lúc để giúp tăng cường sự khỏe mạnh của cổ và vai. Luôn luôn giám sát bé trong thời gian bé nằm và sẵn sàng giúp đỡ nếu thấy bé mệt mỏi hoặc khó chịu ở vị trí này. Không bao giờ để bé ngủ ở tư thế nằm sấp. Bé nên ngủ trong tư thể nằm ngửa để làm giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
  • Làm nhiều biểu cảm gương mặt khác nhau để bé bắt chước
  • Nói chuyện với bé và để bé trả lời

Trẻ sơ sinh có nhiều cách khác nhau để học và chơi. Nếu bạn lo ngại về thị lực hay thính lực của bé, hoặc bạn nghi ngờ giác quan hay khả năng của bé phát triển không bình thường, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/pregnancy-newborns/caring-for-newborns/infant-care/learning–play–and-your-1–to-3-month-old.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích