menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Giao tiếp với bé sơ sinh

user

Ngày:

14/12/2013

user

Lượt xem:

647

Bài viết thứ 05/24 thuộc chủ đề “Chăm sóc trẻ sơ sinh”

Bạn có nhớ tiếng khóc đầu tiên của bé? Từ lúc mới sinh ra, bé đã bắt đầu giao tiếp.

Lúc đầu, tiếng khóc của bé sơ sinh có thể có vẻ như một ngoại ngữ đối với bạn. Nhưng trước khi bạn có thể nhận ra. Bạn đã học được “ngôn ngữ” đó và có thể đáp ứng từng nhu cầu nhỏ của bé.

Giao tiếp với bé

Bé giao tiếp như thế nào?

Bé được sinh ra với khả năng khóc, đó là cách bé dùng để giao tiếp lúc ban đầu. Tiếng khóc của bé thường cho bạn biết rằng. Có gì đang xảy ra với bé: bé đói, tả ướt, chân bé lạnh,bé mệt mỏi, hoặc bé thích được ôm ấp vỗ về.

Chẳng bao lâu bạn sẽ có thể nhận ra nhu cầu mà bé đòi hỏi và có đáp ứng tương thích. Trong thực tế, đôi khi những nhu cầu của bé có thể được xác định thông qua tiếng khóc. Ví dụ tiếng khóc khi bé đói có thể ngắn và nhỏ, trong khi tiếng khóc lúc bé khó chịu sẽ to hơn.

Bé cũng có thể khóc bởi quá nhiều những hình ảnh và âm thanh xung quanh. Hoặc có thể khóc vì không có nguyên do gì cả. Đừng quá buồn khi bé khóc mà bạn không thể hiểu và an ủi bé. Vì khóc là một trong những cách bé giải tỏa bực tức.

Khóc là phương pháp chính bé dùng để giao tiếp. Nhưng ngoài ra cũng có những hình thức khác tinh tế hơn và bạn cần biết để làm tăng mối liên kết với con mình.

Bé có thể phân biệt được giọng nói của người và âm thanh khác. Cố gắng chú ý đến phản ứng của bé với giọng nói của bạn khi bạn chăm sóc bé: cho bé ăn, giữ ấm hay ôm ấp bé.

Nếu bé khóc khi nằm nôi, hãy xem giọng nói ngọt ngào của bạn có thể làm bé hết khóc một cách nhanh chóng. Hãy quan sát cách bé lắng nghe bạn nói với bé những lời đầy yêu thương. Bé có thể chưa thể kết hợp được nhìn và nghe. Nhưng ngay cả khi nhìn chằm chằm vào khoảng không. Bé vẫn có thể đang rất chú ý đến giọng nói của bạn. Bé có thể nhẹ nhàng điều chỉnh vị trí cơ thể, biểu hiện gương mặt, hay thậm chí cử động tay chân trong khi bạn nói.

Ở trong tháng đầu tiên, đôi khi bạn có thể quan sát được cái cười nhẹ của bé. Đó là một kỹ năng giao tiếp nữa của bé.

Làm thế nào để hiểu được bé?

Khi bạn bế con của mình ngay sau khi bé vừa sinh ra. Bạn và bé đã bắt đầu giao tiếp với nhau bằng cái nhìn, âm thanh và đụng chạm đầu tiên. Bé sơ sinh nhanh chóng tìm hiểu về thế giới thông qua các giác quan của mình.

Rồi sau đó, bé sẽ dần trở nên quen với việc nhìn thấy bạn và sẽ bắt đầu tập trung vào khuôn mặt bạn. Khi đó, xúc giác và thính giác là đặc biệt quan trọng.

Bé sẽ trở nên hiếu kỳ với âm thanh, nhưng sẽ đặc biệt nhạy với giọng nói. Bạn hãy nói với con mình bất cứ khi nào bạn có thể. Mặc dù bé không hiểu những gì bạn nói nhưng sự quan tâm trong giọng nói của bạn sẽ được chuyển tải hoàn toàn đến bé. Bé học về cuộc sống thông qua xúc giác. Bạn hãy hôn bé nhiều và dịu dàng, và như thế bé sẽ cảm thấy cuộc sống thật nhẹ nhàng.

Giao tiếp còn là một cách để đáp ứng nhu cầu của bé. Hãy luôn luôn phản ứng lại tiếng khóc của bé. Bé không thể hư chỉ vì được chú ý quá nhiều. Thật vậy, phản ứng kịp thời với tiếng khóc của bé cho bé biết rằng bé rất quan trọng và đáng được chú ý.

Có thể sẽ có lần khi bạn đã đáp ứng tất cả nhu cầu, nhưng bé vẫn khóc. Đừng tuyệt vọng – bé có thể bị kích thích quá mức. Có quá nhiều năng lượng, hoặc đó chỉ là một tiếng khóc tốt không có nguyên nhân rõ ràng.

Thông thường các bé hay có khoảng thời gian khóc giống nhau ở mỗi ngày, vào khoảng giữa chiều và nửa đêm. Mặc dù các bé sơ sinh đều khóc và khó chịu. Nhưng khi bé vẫn khoẻ mạnh mà khóc hơn ba giờ một ngày, hơn ba ngày một tuần và kéo dài ít nhất ba tuần, bé đang bị colic (khóc không tìm thấy nguyên nhân). Nhưng triệu chứng này sẽ kéo dài không lâu. Hầu hết các bé sơ sinh sẽ tự khỏi khi bé khoảng 3 tháng tuổi.

Bạn có thể thử xoa dịu bé. Một số bé thích được an ủi bằng cách hoạt động. Như đu đưa hay đi qua đi lại khắp phòng. Các bé khác có thể lại đáp ứng với âm thanh như nhạc nhẹ, hay tiếng máy hút bụi. Có thể sẽ mất thời gian để bạn tìm hiểu cái gì là tốt nhất để an tủi bé khi bé căng thẳng.

Bạn nên quan tâm điều gì ở bé?

Bạn hãy đi bác sĩ nếu bé có vẻ khóc trong những khoảng thời gian bất thường. Nếu tiếng khóc lạ, hay nếu bé khóc đi kèm với kém hoạt động, biếng ăn, thở hay hoạt động bất thường. Bác sĩ có thể sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn hay tìm ra nguyên nhân. Rất có thể không có gì bất thường xảy ra. Và như vậy bạn có thể cảm thấy thoải mái và bình tĩnh khi bé khóc.

Dưới đây là một số lý do bé khóc kéo dài:

  • Bé bị ốm. Khi bé khóc nhiều hơn khi được bế hay đu đưa có thể bé đã bị ốm. Hãy gọi bác sĩ, đặc biệt khi thân nhiệt bé từ 100.4ºF (38ºC) trở lên.
  • Bé có kích ứng mắt. Bé có thể bị trầy xước giác mạc hay có vật lạ trong mắt gây mấn đỏ và chảy nước mắt. Hãy gọi cho bác sĩ.
  • Bé bị đau. Nút tã hay các vật thể khác có thể làm tổn thương da bé. Bạn hãy cẩn thận xem xét ở mọi nơi, thậm chí ở ngón tay và ngón chân (có thể tóc quấn quanh ngón tay hay ngón chân bé và gây đau).

Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về khả năng nhìn hay nghe của bé sơ sinh. Bạn nên mang bé đến bác sĩ ngay lập tức. Khi cần thiết, bé có thể được kiểm tra với các thiệt bị chuyên dụng. Một khi nguy cơ được phát hiện sớm, nó sẽ được điều trị tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/pregnancy-newborns/caring-for-newborns/infant-care/communication-and-your-newborn.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích