menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Ô nhiễm không khí

user

Ngày:

15/03/2022

user

Lượt xem:

159

Bài viết thứ 20/11 thuộc chủ đề “Thông tin y học”

Ô nhiễm không khí là gì?

Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.

Trong thành phố, các loại xe hơi, xe buýt, máy bay, những công trình xây dựng và ngành công nghiệp đều có thể gây nên ô nhiễm không khí. Ở vùng nông thôn, bụi gây ra do máy cày, xe công nông và xe hơi chạy trên đường đất, đường tráng nhựa hay do mỏ đá hoặc do khói gây ra từ việc đốt gỗ và rơm rạ là những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí

Tầng ozôn thấp dưới mặt đất là thành phần chính trong ô nhiễm không khí ở hầu hết các thành phố. Tầng ozôn này được hình thành do sự tương tác giữa các chất khí đốt của máy móc và nhiên liệu khi chúng bị ánh sáng chiếu vào. Tầng ozôn này tăng lên khi trời lặn gió, nhiều nắng và nhiệt độ nóng.

Chúng ta đừng nhầm lẫn giữa tầng ozôn bề mặt này với tầng ozôn tốt vốn ở trên cao nhiều kilomet trong khí quyển và có tác dụng bảo vệ chúng ta khỏi tia phóng xạ có hại từ mặt trời.

Ô nhiễm không khí có thể gây nên triệu chứng gì?

Ô nhiễm không khí có thể gây kích thích cho mắt, họng và phổi. Cay mắt, ho, nặng ngực là triệu chứng thường gặp khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm nặng.

Mỗi người có phản ứng khác nhau. Một số người cảm thấy nặng ngực, ho, trong khi những người khác lại không bị gì. Tập thể dục có thể làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn do khi tập thể dục, người ta thường thở nhanh và hít sâu hơn. Những người có bệnh tim mạch như đau thắt ngực, bệnh phổi như hen suyễn hay khí phế thủng có thể sẽ rất nhạy cảm khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Những người này có thể có triệu chứng trong khi những người khác lại không bị gì.

Không khí ô nhiễm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tôi không?

Thật may mắn khi hầu hết triệu chứng gây ra do tiếp xúc với không khí ô nhiễm ở những người khỏe mạnh sẽ tự khỏi khi chất lượng không khí được cải thiện. Tuy nhiên, một số người lại có khuynh hướng nhạy cảm hơn với tác động của ô nhiễm không khí hơn những người khác.

Trẻ em có thể bị ảnh hưởng của ô nhiểm không khí ở mức thấp hơn nhiều so với người lớn. Trẻ em ở vùng không khí ô nhiễm nặng sẽ bị bệnh nhiều hơn những trẻ sống ở vùng không khí sạch hơn, ví dụ như bị viêm phế quản, hoặc đau tai.

Những người có tiền sử bệnh tim hoặc bệnh phổi sẽ có triệu chứng nghiêm trọng hơn khi không khí bị ô nhiễm. Trong suốt khoảng thời gian không khí bị ô nhiễm nặng, bệnh của họ có thể trầm trọng tới mức hạn chế hoạt động hoặc cần phải được chăm sóc y tế đặc biệt. Trước đây, có một số ca tử vong liên quan đến tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng được ghi nhận. Tình trạng này hiện nay ít gặp tại Mỹ. Ô nhiễm không khí mức độ nhẹ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của con người như thế nào hiện đang được nghiên cứu.

Có tổ chức nào theo dõi mức độ ô nhiễm không khí không?

Tổ chức bảo vệ môi trường của Mỹ (viết tắt là EPA) sẽ kiểm tra và báo cáo chất lượng không khí trong nước Mỹ. Tổ chức này phối hợp với các ban ngành địa phương để đo mức độ không khí ở những thành phố lớn và nhiều vùng ngoại ô. Nhờ nỗ lực của tổ chức này mà chất lượng không khí ở Mỹ được cải thiện rất nhiều trong vòng 20 năm qua. Báo chí, đài phát thanh, truyền hình thường phát tin về tình trạng ô nhiễm không khí ở những nơi không khí bị ô nhiễm.

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) có giá trị từ 0 đến 500 dùng để mô tả chất lượng không khí thường được dùng trong các báo cáo về thời tiết. Chỉ số AQI cao hơn 100 được gọi là tình trạng không khí không tốt cho sức khỏe.

Chúng ta làm gì để có thể bảo vệ chính bản thân và gia đình?

Kiểm tra chỉ số AQI trong vùng bạn sinh sống. Nên cẩn thận khi thấy chỉ số AQI này lớn hơn 100. Chúng ta cũng nên cẩn thận với những điều kiện khí hậu có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe như trời nắng nóng hay bạn bắt đầu cảm nhận được các triệu chứng như nặng ngực, cay mắt và ho.

Bạn có thể tự bảo vệ mình và gia đình khỏi ảnh hưởng của ô nhiễm không khí bằng những cách sau:

  • Ở trong nhà càng nhiều càng tốt khi mức độ ô nhiễm tăng cao. Nhiều chất gây ô nhiễm có nồng độ ngoài trời cao hơn ở trong nhà.
  • Nếu cần phải ra ngoài đường, những hoạt động ngoài trời nên vào lúc sáng sớm hay sau khi mặt trời lặn. Điều này rất quan trọng ở những thành phố lớn vì ánh sáng mặt trời làm tăng mức độ ô nhiễm của tầng ozôn.
  • Không tập thể dục ngoài trời khi chất lượng không khí được báo là có hại cho sức khỏe. Nếu thở càng nhanh, bạn càng hít nhiều không khí ô nhiễm vào phổi.

Những bước cơ bản trên giúp phòng ngừa triệu chứng cho người lớn khỏe mạnh và trẻ em. Tuy nhiên, nếu bạn sống hay làm việc trong vùng có nguồn gây ô nhiễm môi trường hoặc bạn mắc bệnh tim, phổi mạn tính, hãy hỏi bác sĩ về những phương thức khác để bảo vệ bạn khỏi vùng không khí bị ô nhiễm.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/first-aid/air-pollution.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích