menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Phòng chống tự sát

user

Ngày:

15/03/2022

user

Lượt xem:

1521

Bài viết thứ 11/11 thuộc chủ đề “Sức khỏe tâm thần”

Giới thiệu

Tự sát là mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng. Làm Hơn 40.000 người tử vong hàng năm tại Hoa Kỳ; đứng hàng thứ 10 trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tự sát là rất phức tạp và bi thảm nhưng thường thì có thể ngăn ngừa được. Biết được các dấu hiệu báo trước tự sát và biết cách hỗ trợ bệnh nhân có thể cứu được nhiều mạng người.

phòng chống tự sát

Dấu chứng và Triệu chứng

Các hành vi liệt kê dưới đây có thể là những dấu hiệu cho thấy ai đó đang định tự sát.

  • Nói về cái chết hoặc muốn giết chính mình.
  • Nói về cảm giác trống rỗng, vô vọng, hoặc không có lý do để sống
  • Lên một kế hoạch hoặc kiếm một cách để tự sát, như tìm kiếm trên mạng, tích trữ các loại thuốc, hoặc mua một khẩu súng
  • Nói về tội lỗi to lớn hay xấu hổ
  • Nói về cảm giác bế tắc hoặc cảm thấy rằng không có lối thoát
  • Cảm thấy đau đớn không chịu nổi (đau cả tinh thần hoặc đau đớn về thể xác)
  • Cứ nói mình là gánh nặng cho người khác
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy thường xuyên hơn
  • Có những hành động lo lắng hoặc kích động
  • Tránh mặt gia đình và bạn bè
  • Thay đổi thói quen ăn uống và/hoặc giờ giấc ngủ
  • Bộc lộ cơn thịnh nộ hoặc kiếm cách trả thù
  • Thực hiện những hành động nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong, chẳng hạn như lái xe cực kỳ nhanh
  • Nói hay suy nghĩ về cái chết thường xuyên hơn
  • Có những biểu lộ thay đổi tâm trạng cực đoan, đột nhiên thay đổi từ rất buồn đến rất bình tĩnh hoặc vui vẻ
  • Cho đi những tài sản quan trọng, quí giá
  • Hay nói lời từ biệt với bạn bè và gia đình

Các yếu tố nguy cơ

Tự sát không có sự phân biệt, xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và dân tộc. Hành vi tự sát rất phức tạp và không có một nguyên nhân duy nhất. Trong thực tế, nhiều yếu tố khác nhau gây toan tự sát. Nhưng những người có nguy cơ cao nhất thường có cùng một số đặc điểm. Các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tự sát là:

  • Trầm cảm, hoặc những rối loạn tâm thần khác
  • Lạm dụng dược chất
  • Một số bệnh lý nội khoa
  • Đau mạn tính
  • Đã từng toan tự sát
  • Tiền sử gia đình có rối loạn tâm thần hoặc lạm dụng chất
  • Tiền sử gia đình có người tự tử
  • Bạo lực gia đình, bao gồm xâm hại thể chất hoặc tình dục
  • Có súng hoặc hỏa khí khác trong nhà
  • Mới được ra tù
  • Bị tiếp xúc với hành vi tự sát của người khác, chẳng hạn như người thân, bạn bè hoặc người nổi tiếng.

Nhiều người có một số yếu tố nguy cơ trên nhưng không toan tự sát. Điều quan trọng cần lưu ý là tự sát không phải là phản ứng bình thường đối với stress. Những ý nghĩ hoặc hành vi tự sát là một dấu hiệu của sự đau khổ cực độ, và đó không phải là một gợi ý, hay việc làm vô hại để gây sự chú ý, và KHÔNG NÊN bỏ qua.

Thông thường, gia đình và bạn bè là những người đầu tiên nhận ra những dấu hiệu cảnh báo về tự sát và là người đầu tiên đưa người có nguy cơ tự sát đến điều trị tại một thầy thuốc chuyên khoa tâm thần.

Liệu giới tính và tuổi tác ảnh hưởng đến nguy cơ tự sát?

Nam giới khi tự sát thì dễ chết hơn phụ nữ, nhưng đặc biệt phụ nữ thường toan tự sát hơn nam giới. Nam giới thường sử dụng các phương pháp gây chết người hơn, như dùng súng hoặc thắt cổ. Phụ nữ thường tự sát bằng thuốc độc hơn nam giới. Những số liệu gần đây của CDC cho thấy tỷ lệ tử vong ở phụ nữ cao nhất ở lứa tuổi 45 đến 64, trong khi tỷ lệ cao nhất ở nam giới là trên 75. Trẻ em và thanh thiếu niên cũng có nguy cơ tự sát. Tự sát là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ hai cho những người trẻ tuổi từ 15 đến 34 tuổi.

Chủng tộc/sắc tộc có liên quan tới nguy cơ tự sát?

CDC báo cáo rằng trong các nhóm chủng tộc và sắc tộc, người Mỹ bản địa (người da đỏ) và người Alaska có xu hướng tự sát cao nhất, tiếp theo đó là những người da trắng không có nguồn gốc Tây Ban Nha. Người Mỹ gốc Phi có xu hướng có tỷ lệ tự sát thấp nhất, trong khi người Tây Ban Nha có xu hướng có tỷ lệ thấp thứ hai

5 bước hành động giúp đỡ một người đang có cảm xúc đau khổ

Hỏi:  “Bạn có nghĩ về việc tự sát không?” Đây không phải là một câu hỏi dễ dàng nhưng các nghiên cứu cho thấy việc hỏi các cá nhân có nguy cơ tự sát không làm tăng tự sát hay các ý tưởng tự sát.

Giữ an toàn: Hạn chế một người có ý tự sát tiếp cận các đồ vật gây nguy hiểm hoặc các địa điểm nguy hiểm là một phần quan trọng trong công tác phòng chống tự sát. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng yêu cầu người có nguy cơ tự sát có kế hoạch để loại bỏ hoặc vô hiệu hóa các phương tiện gây chết người có thể tạo ra sự khác biệt.

Hãy cùng với bệnh nhân: Hãy lắng nghe một cách cẩn thận và tìm hiểu những gì họ đang suy nghĩ và cảm nhận. Những phát hiện gợi ý và thảo luận về việc tự sát thực sự làm giảm chứ không phải là tăng ý tưởng tự sát.

Giúp họ kết nối:  Lưu Số điện thoại Đường dây Ngăn Chặn Tự sát Toàn quốc trong điện thoại của họ để sử dụng khi cần: 1-800-273-TALK (8255) (Cách này chỉ có ở Mỹ). Bạn cũng có thể giúp kết nối với một cá nhân đáng tin cậy như một thành viên trong gia đình, bạn bè, cố vấn tâm linh, hoặc chuyên gia về sức khỏe tâm thần.

Luôn giữ liên lạc: Giữ liên lạc sau các cuộc khủng hoảng hoặc sau khi được ra viện có thể tạo sự khác biệt. Các nghiên cứu cho thấy con số tử vong giảm xuống khi có người theo dõi người có nguy cơ.

Ý tưởng khác

  • Truy cập tức thì: Có thể giúp ích khi lưu một số số điện thoại khẩn cấp trong điện thoại di động của bệnh nhân. Khả năng nhận được trợ giúp ngay lập tức cho bản thân bệnh nhân hoặc cho một người bạn có thể tạo sự khác biệt.
    • Số điện thoại của một người bạn đáng tin cậy hoặc người thân
    • Số không khẩn cấp của sở cảnh sát địa phương (hệ thống ở Mỹ)
    • Số tin nhắn khẩn cấp trong khủng hoảng: 741741 (hệ thống ở Mỹ)
    • Đường dây cứu nguy phòng chống Tự sát quốc gia: 1-800-273-TALK (8255). (hệ thống ở Mỹ)
  • Truyền thông xã hội: Biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người bạn trên mạng có thể cứu sống một mạng người. Liên hệ trực tiếp với trang web truyền thông xã hội nếu bạn quan tâm đến tình trạng của một người bạn hoặc quay số 911 (hệ thống ở Mỹ) trong trường hợp khẩn cấp.

Các cách điều trị và các phương pháp trị liệu

Nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố nguy cơ gây tự sát và các yếu tố này có thể thay đổi tùy theo tuổi, giới tính, sức khỏe thể chất và tinh thần, và các trải nghiệm cá nhân. Các cách điều trị và các loại liệu pháp điều trị cho những người có ý tưởng hoặc hành vi tự sát cũng sẽ khác nhau. Người ta đã tập trung nghiên cứu về các chiến lược để cải thiện điều kiện sức khỏe tâm thần liên quan đến tự sát như trầm cảm và lo âu.

Tâm lý liệu pháp

Nhiều loại can thiệp tâm lý xã hội có ích lợi cho những người toan tự sát. Những loại can thiệp này có thể ngăn người bệnh toan tự sát thêm một lần nữa. Liệu pháp tâm lý, hoặc “liệu pháp nói chuyện”, là một loại can thiệp tâm lý xã hội và có hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ tự sát.

Một loại liệu pháp tâm lý được gọi là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). CBT có thể huấn luyện giúp bệnh nhân học được những cách thức mới để đối phó với những trải nghiệm stress. CBT giúp bệnh nhân nhận biết các cách thức tư duy của mình và chọn lựa các hành động thay thế khi xuất hiện những ý tưởng tự sát.

Một loại liệu pháp tâm lý khác được gọi là liệu pháp hành vi biện chứng (DBT), đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tự sát ở những người có rối loạn nhân cách ranh giới, là một bệnh tâm thần trầm trọng với đặc trưng là sự không ổn định về khí sắc, về các mối quan hệ, về hình ảnh bản thân và hành vi. Một nhà trị liệu DBT giúp người bệnh nhận ra cảm xúc hoặc hành động của mình gây ra rắc rối hoặc không lành mạnh, và họ dạy cho bệnh nhân các kỹ năng cần thiết để đối phó tốt hơn những tình huống khó chịu.

Điều trị bằng thuốc

Một số cá nhân có nguy cơ tự sát có thể được điều trị bằng thuốc. Các bác sĩ và bệnh nhân có thể làm việc cùng nhau để tìm ra những loại thuốc hoặc cách kết hợp thuốc tốt nhất, cũng như một liều lượng tối ưu.

Clozapine, là một thuốc chống rối loạn thần được sử dụng chủ yếu để điều trị tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, đây là loại thuốc duy nhất có chỉ định cụ thể của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì (FDA) để giảm nguy cơ hành vi tự sát tái diễn bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc rối loạn phân liệt cảm xúc có nguy cơ tiến hành hành vi tự sát. Vì nhiều người có nguy cơ tự sát thường bị các vấn đề về tâm thần và sử dụng chất gây nghiện, những bệnh nhân này có thể được điều trị bằng thuốc cùng với sự can thiệp về tâm lý xã hội.

Nếu bạn được kê đơn thuốc, hãy chắc chắn rằng bạn:

Thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để đảm bảo bạn hiểu được những rủi ro và lợi ích của thuốc bạn đang dùng.

Không được ngưng thuốc mà không có sự tư vấn với bác sĩ. Ngưng thuốc đột ngột có thể dẫn đến “hiện tượng dội ngược” hoặc làm các triệu chứng trầm trọng thêm. Có thể có những tác dụng không thoải mái hoặc có nguy hiểm tiềm tàng khi ngưng thuốc. Khi có nghi ngờ bị các tác dụng ngoại ý thì phải báo ngay cho bác sĩ. Bạn có thể cần thay đổi liều hoặc chuyển sang một loại thuốc khác.

Có nhiều loại thuốc khác đã được sử dụng để điều trị các ý tưởng và hành vi tự sát nhưng cũng cần nghiên cứu thêm để chứng tỏ ích lợi của chúng. Để biết thông tin cơ bản về các loại thuốc này, bạn có thể vào trang web về Thuốc Sức khỏe Tâm thần của NIMH. Để biết thông tin cập nhật nhất về thuốc men, các phản ứng phụ và cảnh báo, hãy truy cập trang web của FDA (ở Mỹ) hoặc https://thongtinthuoc.com/ hay (ở Việt Nam).

Các nghiên cứu đang được thực hiện

Để biết ai là người có nguy cơ tự sát cao nhất và để phòng ngừa, các nhà khoa học cần phải hiểu vai trò của các yếu tố lâu dài (như những trải nghiệm thời thơ ấu) cũng như các yếu tố tức thời như sức khỏe tâm thần và các sự kiện gần đây trong cuộc sống. Các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét làm thế nào các gene có thể làm tăng nguy cơ hoặc làm cho ai đó trở nên kiên cường hơn đối với sự mất mát và khó khăn.

Hiệu đính: BS. Nguyễn Hữu Cát

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.nimh.nih.gov/health/topics/suicide-prevention/index.shtml
  2. https://www.nimh.nih.gov/health/topics/suicide-prevention/index.shtml
keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích