menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Hội chứng thuyên tắc huyết khối kèm giảm tiểu cầu sau tiêm vaccine COVID-19 (TTS)

user

Ngày:

03/06/2021

user

Lượt xem:

1227

Bài viết thứ 27/38 thuộc chủ đề “Vaccine COVID-19”

Vaccine COVID-19 Vaxzevria (AstraZeneca) và Johnson & Johnson được ghi nhận có liên quan đến một tác dụng phụ hiếm gặp gọi là hội chứng thuyên tắc huyết khối kèm giảm tiểu cầu (TTS).

Hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối là gì?

Hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối (thrombosis with thrombocytopenia syndrome-TTS) là hội chứng liên quan đến nồng độ thấp của tiểu cầu trong máu kèm theo sự hình thành cục máu đông. Theo số liệu từ Australia, các triệu chứng của TTS thường xảy ra từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 26 sau khi tiêm vaccine. Huyết khối có thể xuất hiện ở nhiều nơi trong cơ thể như não (gọi là huyết khối xoang tĩnh mạch não) hoặc bụng. Cơ chế gây ra huyết khối đến nay vẫn chưa được rõ. Tuy nhiên, hội chứng này có thể giống với hiện tượng giảm tiểu cầu do heparin – một phản ứng hiếm gặp khi điều trị bằng thuốc chống đông máu.

Tần suất xảy ra?

Nhìn chung, tỷ lệ mắc TTS rất hiếm, ước tính khoảng 6 trường hợp trên 1 triệu người tiêm vaccine. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể cao hơn (20-40 trường hợp/1 triệu người) ở những người dưới 50 tuổi.

Các triệu chứng thường gặp?

Các triệu chứng xuất hiện trong khoảng 4-26 ngày sau tiêm bao gồm đau bụng và/hoặc đau đầu nặng, kéo dài kể cả khi đã uống thuốc giảm đau. Nếu có những triệu chứng trên, hãy đến các trung tâm y tế ngay lập tức để được theo dõi và điều trị.

Nếu muốn biết thêm chi tiết, vui lòng đọc hướng dẫn sử dụng vaccine COVID-19 Vaxzevria (AstraZeneca).

Các đối tượng có nguy cơ cao?

Ở Australia và các quốc gia khác, tỷ lệ mắc TTS cao hơn ở người trẻ tuổi và ở phụ nữ. Tuy nhiên, nam giới và người lớn tuổi cũng có thể mắc hội chứng này.

Cho đến nay, chưa có bằng chứng chứng minh nữ giới có nguy cơ mắc TTS cao hơn nam giới. Số liệu hiện tại cho thấy tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn có thể vì họ được tiêm vaccine nhiều hơn so với nam giới do một tỷ lệ lớn nhân viên y tế tuyến đầu là nữ.

Dựa vào những thông tin đang có, chưa biết được bệnh lý nền nào có thể làm tăng nguy cơ mắc hoặc tăng mức độ nặng của TTS.

Những người từng bị huyết khối trước đây

Những người có tiền sử mắc huyết khối xoang tĩnh mạch não hoặc giảm tiểu cầu do heparin được khuyến cáo tiêm vaccine Pfizer (Comirnaty) thay vì vaccine Vaxzevria (AstraZeneca) vì những bệnh này tương đối giống với hội chứng TTS. Tuy nhiên, vẫn có thể tiêm vaccine Vaxzevria (AstraZeneca) nếu chỉ có tiền sử mắc các loại huyết khối khác như huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi hoặc các yếu tố nguy cơ khác của huyết khối.

Hiện chưa có bằng chứng về mối liên hệ giữa những người có tiền sử mắc huyết khối và hội chứng TTS. Tỷ lệ mắc huyết khối không thay đổi ở những quốc gia sử dụng vaccine Vaxzevria (AstraZeneca). Cần biết rằng không phải tình trạng huyết khối nào cũng do vaccine gây ra.

Những người đã tiêm liều đầu tiên của vaccine Vaxzevria (AstraZeneca) nên làm gì?

Hầu hết các trường hợp TTS được báo cáo đều chỉ liên quan đến mũi đầu tiên của vaccine. Nếu không có bất kỳ tác dụng phụ nào sau liều tiêm đầu, có thể an tâm tiêm liều thứ 2.

Tài liệu tham khảo

https://www.health.gov.au/initiatives-and-programs/covid-19-vaccines/learn-about-covid-19-vaccines/about-the-astrazeneca-covid-19-vaccine#thrombosis-with-thrombocytopenia-syndrome-tts

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích