menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Giảm thiểu nguy cơ phù bạch mạch

user

Ngày:

01/07/2022

user

Lượt xem:

200

Bài viết thứ 92/82 thuộc chủ đề “Ung thư vú”

Biêno dịch: Lã Thanh Thủy, Hoàng Thu Hà

Phù bạch mạch là gì?

Phù bạch mạch là hiện tượng sưng do tích tụ dịch bạch huyết trong các mô của cơ thể gây ra.

Sưng ảnh hưởng chủ yếu tới cánh tay và có thể sưng cả bàn tay và các ngón tay. Sưng cũng có thể ảnh hưởng tới vú, ngực, vai hoặc khu vực ở lưng phía sau hố nách.

Nó có thể xảy ra do tổn thương hệ bạch huyết (phẫu thuật hoặc xạ trị vào các hạch bạch huyết dưới cánh tay và khu vực xung quanh). Phù bạch mạch chỉ ảnh hưởng tới phía cơ thể bên mổ.

Phù bạch mạch là một bệnh lý kéo dài, chỉ có thể kiểm soát chứ ít khả năng chữa khỏi hoàn toàn.

Hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết giúp cơ thể loại bỏ các chất phế thải của cơ thể và cũng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hệ bạch huyết cấu tạo từ các hạch bạch huyết, các ống tí hon được gọi là bạch mạch.

Các bạch mạch vận chuyển chất dịch được gọi là bạch huyết tới các hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết lọc hết các chất phế thải và vi khuẩn (có thể lọc các tế bào ung thư lan từ ung thư vú).

Hệ bạch huyết
Hệ bạch huyết

Nguyên nhân gây phù bạch mạch?

Một số người phát triển chứng phù bạch mạch sau phẫu thuật hoặc xạ trị vào các hạch bạch huyết dưới cánh tay và khu vực xung quanh.

Một, một số hoặc tất cả hạch bạch huyết dưới cánh tay có thể bị vét ra trong phẫu thuật vú để kiểm tra liệu có tế bào ung thư hay không.

Các hạch bạch huyết và mạch đã bị tổn thương hoặc đã bị lấy ra thì không thể thay thế được, nên có thể ảnh hưởng tới khả năng hệ bạch huyết thoát dịch ở khu vực này và tích tụ ở các mô xung quanh.

Người ta vẫn chưa hiểu hết tại sao phù bạch mạch phát triển ở một số người này chứ không phải ở những người khác, nhưng những người bị vét nhiều hạch hơn có thể có nguy cơ cao hơn.

Phù bạch mạch có thể phát triển ngay sau khi mổ, xạ trị hoặc hóa trị, nhưng cũng có thể xảy ra nhiều năm sau đó và có thể bị khởi phát bởi nhiễm trùng da hoặc bị thương.

Đối tượng nguy cơ?

Bạn có nguy cơ phù bạch mạch nếu:

  • Phẫu thuật ở các hạch bạch huyết
  • Xạ trị vào các hạch bạch huyết
  • Thừa cân
  • Hạn chế cử động cánh tay
  • Viêm tế bào (đột ngột nhiễm trùng da và mô dưới da)

Nguy cơ lớn hơn nếu bạn được phẫu thuật và xạ trị vào các hạch bạch huyết.

Nguy cơ thấp hơn ở những người chỉ sinh thiết hạch gác. Thủ thuật này nhận biết liệu hạch gác (hạch bạch huyết đầu tiên mà các tế bào ung thư nhiều khả năng lan tới) có tế bào ung thư hay không.

Có bằng chứng mạnh rằng thừa cân có thể làm tăng nguy cơ phát triển phù bạch mạch do làm biến dạng thêm hệ bạch huyết đã bị yếu đi (xem mục “Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh” ở phần sau).

Hầu hết những người được vét hạch nách không phát triển chứng phù bạch mạch. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiểu về nguy cơ và nhanh chóng kiểm soát tình trạng sưng.

Các triệu chứng của phù bạch mạch

Các triệu chứng của phù bạch mạch có thể thay đổi, nhiều người chỉ có các triệu chứng nhẹ và có thể kiểm soát tốt.

Quan trọng là có được sự tư vấn từ bác sĩ càng sớm càng tốt khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

Sưng

Triệu chứng phổ biến nhất của phù bạch mạch là sưng (sưng ở cánh tay hoặc khu vực ngực ngay sau khi phẫu thuật vú).

Tuy nhiên, đây là một phần của quá trình lành vết mổ và thường khỏi mà không cần điều trị. Nhưng quan trọng là sưng cần được đánh giá bởi bác sĩ càng sớm càng tốt.

Sưng ở bàn tay, cánh tay, vú sau khi đã hoàn thành điều trị có thể là dấu hiệu của phù bạch mạch.

Sưng có thể:

  • Ban đầu xuất hiện rồi hết
  • Cuối ngày thấy sưng hơn
  • Sưng hơn sau khi hoạt động gắng sức hoặc trong thời tiết nóng

Áo (áo ngực) và đồ trang sức (nhẫn) thấy chật hơn bình thường.

Cảm giác căng tức

Cánh tay hoặc vú có thể có cảm giác căng tức khi có thêm dịch trong các mô. Một số người cảm thấy căng tức ở tay mà không thấy tay sưng lên.

Cảm giác khó chịu

Cảm giác khó chịu có thể là dấu hiệu sớm của phù bạch mạch, có thể như:

  • Đau âm ỉ
  • Cảm giác nặng ở cánh tay, vú hoặc khu vực ngực
  • Ngứa ran
  • Tê bì

Khô da

Khi sưng, da bị căng ra có thể trở nên khô, có vảy và đôi khi cảm thấy ngứa. Da khô và có vết rạn làm tăng nguy cơ viêm mô tế bào (nhiễm trùng đột ngột da và mô dưới da).

Cánh tay cứng

Cánh tay sưng có thể gây hạn chế cử động ở các khớp.

Phòng ngừa phù bạch mạch

Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Ăn uống lành mạnh và giảm cân khi cần để giảm sức nặng lên cơ thể nói chung và cụ thể là trạng thái căng thẳng lên hệ bạch huyết.

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Nếu bạn không chắc chắn về mức độ tập luyện hoặc bạn cần hướng dẫn về chế độ ăn thích hợp, có thể hỏi bác sĩ đa khoa, điều dưỡng hoặc dược sĩ.

Duy trì hoạt động tay bên mổ

Hãy cố gắng sử dụng cánh tay bên mổ bình thường, vì nhiều khả năng nguy cơ phù bạch mạch sẽ tăng nếu bảo vệ tay quá mức và không sử dụng tay đủ mức cần thiết.

Sau phẫu thuật vú, nên duy trì chế độ tập luyện do bác sĩ cung cấp để giúp phục hồi và dần trở lại hoạt động bình thường.

Cần nhờ sự giúp đỡ khi mang vác hành lý hoặc hàng hóa nặng.

Các bài tập thở sâu có thể cải thiện việc dẫn lưu bạch huyết.

Giảm nguy cơ nhiễm trùng

Nhiễm trùng ở cánh tay bên mổ, bàn tay hoặc khu vực vú/ngực có thể gây sưng và làm thương tổn hệ bạch huyết dẫn tới phù bạch mạch.

Các mẹo bỏ túi sau có thể giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng:

  • Làm ẩm da hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa khô và nẻ da (sử dụng kem làm ẩm phù hợp với da)
  • Sử dụng kem chống nắng có hệ số bảo vệ cao
  • Sử dụng găng tay dùng bê vật nóng trong khi nấu ăn
  • Bôi chất chống côn trùng để tránh bị côn trùng đốt hoặc cắn
  • Đeo găng tay bảo vệ khi làm vườn (nhất là khi gần với các cây hoa hồng và cây mâm xôi)
  • Cẩn thận khi cắt móng tay
  • Cẩn thận nếu tẩy lông hoặc dùng dao cạo để cạo lông dưới cánh tay do có thể làm thương tổn da. Có thể dùng kem tẩy lông nhưng trước tiên kiểm tra xem bạn có nhạy cảm hoặc kích ứng với kem hay không.
  • Vệ sinh sạch vết mổ và dùng kem khử trùng, liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc điều dưỡng nếu nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng.
Nên làm gì nếu nhận thấy dấu hiệu của nhiễm trùng?
Nên làm gì nếu nhận thấy dấu hiệu của nhiễm trùng?

Các biện pháp phòng ngừa khác

Mặc quần áo thoải mái và tránh đeo đồ trang sức chật có thể có lợi trong việc dẫn lưu bạch huyết.

Nguy cơ của việc làm móng hoặc sử dụng bồn tắm nước nóng

Không có bằng chứng rằng việc làm móng hoặc sử dụng bồn tắm nước nóng làm tăng nguy cơ phù bạch mạch.

Nguy cơ của việc mát xa

Mát xa mô sâu có thể làm tăng thêm nhiều dịch bạch huyết di chuyển tới khu vực được điều trị. Tuy nhiên nhiều nhà trị liệu hiện được đào tạo để điều trị cho những người đã bị phù bạch mạch hoặc có nguy cơ phù bạch mạch, nên cần tham vấn nhà trị liệu.

Chưa có bằng chứng rõ ràng rằng tiêm, lấy máu, đo huyết áp hoặc truyền tĩnh mạch ở cánh tay mổ sẽ gây phù bạch mạch. Hãy kham thảo ý kiến của chuyên gia y tế nếu bạn lo lắng về việc thực hiện các thủ thuật này.

Đi du lịch

Khi đi du lịch bạn có thể cân nhắc những điều sau:

  • Trong các chuyến bay hoặc chuyến đi dài trên ô tô và tàu hỏa, hãy tập nhẹ nhàng như là nắm chặt bàn tay lại và xòe ra và nâng vai của bạn để làm giảm nguy cơ sưng.
  • Tránh để côn trùng cắn bằng cách dùng kem chống côn trùng (ít nhất 50% DEET) và khi thích hợp nên dùng màn chống muỗi.
  • Mang theo kem sát trùng dùng khi bị đứt tay/chân hoặc xước da.
  • Nếu bạn đang đi du lịch tới một đất nước khó tiếp cận tới dịch vụ y tế, hãy yêu cầu bác sĩ điều trị cho thuốc kháng sinh để mang theo. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng bên tay mổ, nên điều trị càng sớm càng tốt.

Không có bằng chứng rằng di chuyển bằng máy bay hoặc áp lực trong khoang máy bay gây ra chứng phù bạch mạch, hay đeo găng tay nén (thường được người mắc chứng phù bạch mạch sử dụng) sẽ giúp ngăn ngừa sưng. Trong thực tế, găng tay nén không vừa có thể gây thêm nhiều vấn đề.

Nên làm gì khi có dấu hiệu sưng?

Hãy liên hệ ngay với các y tá, bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy:

  • Sưng ở cánh tay, bàn tay, vú và khu vực ngực
  • Đau, khó chịu
  • Đỏ da.

Bác sĩ có thể đánh giá các triệu chứng và có thể thăm khám thêm để tìm ra các nguyên nhân gây sưng.

Hầu hết những người bị phù bạch mạch có các triệu chứng nhẹ tới vừa, trong nhiều trường hợp điều dưỡng tại bệnh viện có thể giúp tư vấn về phù bạch mạch nhẹ.

Người có triệu chứng sưng nghiêm trọng kèm các triệu chứng khác cần được tư vấn và điều trị từ các chuyên gia y tế.

Chuẩn đoán sớm phù bạch mạch để có thể kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng. Mục đích điều trị phù bạch mạch là làm cho dòng bạch huyết di chuyển ra khỏi khu vực sưng, cải thiện các triệu chứng.

Tài liệu tham khảo

https://breastcancernow.org/information-support/publication/reducing-risk-lymphoedema-bcc15

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích