menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Ung thư và khả năng sinh sản: Những lựa chọn sau khi điều trị ung thư ở nữ giới

user

Ngày:

15/12/2019

user

Lượt xem:

49

Bài viết thứ 06/17 thuộc chủ đề “Ung thư và khả năng sinh sản”

Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương

Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Bài viết này có cung cấp một số thông tin ở Úc

Sau khi điều trị ung thư, các lựa chọn phương pháp sinh sản có thể bị hạn chế. Cơ hội mang thai phụ thuộc vào ảnh hưởng của điều trị ung thư đến khả năng sinh sản, tuổi tác và tình trạng suy buồng trứng sớm hay mãn kinh sớm đã xảy ra hay chưa.

Trước khi thử thụ thai, bạn có thể muốn kiểm tra khả năng sinh sản. Hãy tham khảo Đánh giá khả năng sinh sản sau điều trị.

Nếu lấy và lưu trữ trứng hoặc phôi, bạn có thể sử dụng chúng sau khi điều trị kết thúc. Nếu buồng trứng vẫn hoạt động sau khi kết thúc điều trị, có thể làm đông lạnh trứng hoặc phôi sau đó.

Thụ thai tự nhiên

Một số phụ nữ có khả năng thụ thai tự nhiên sau khi kết thúc điều trị ung thư. Điều này chỉ xảy ra nếu còn tử cung và có khả năng sản sinh trứng. Nhóm chăm sóc sẽ làm các xét nghiệm để đánh giá khả năng sinh sản và khuyến khích sinh con theo cách tự nhiên nếu có thể mang thai.

Phụ nữ đã điều trị hóa trị hoặc xạ trị vùng chậu có nguy cơ mãn kinh đột ngột, ngay cả sau thời kì hồi phục. Mãn kinh có nghĩa là không thể thụ thai một cách tự nhiên.

Nếu muốn thử mang thai tự nhiên, trước tiên hãy thảo luận với chuyên gia ung thư. Lời khuyên là nên chờ từ sáu tháng đến hai năm trước khi thử thụ thai. Độ dài thời gian sẽ phụ thuộc vào loại ung thư và phương pháp điều trị trước đó.

Người hiến tặng trứng và phôi

Nếu gặp tình trạng suy buồng trứng sớm sau điều trị ung thư, sử dụng trứng hoặc phôi là cách duy nhất để có thai. Lựa chọn này phù hợp cho những phụ nữ có tử cung khỏe mạnh có thể mang thai nhưng có giới hạn độ tuổi (khoảng 51 tuổi).

Có vài bước cần cho quá trình này. Đầu tiên, sử dụng hormone để giúp niêm mạc tử cung nhận trứng hoặc phôi của người hiến tặng cho đến khi sẵn sàng mang thai. Vì vậy, những phụ nữ bị ung thư nhạy cảm với hormone có thể không mang trứng hoặc phôi được. Nếu muốn cân nhắc các lựa chọn khác, hãy tham khảo Các con đường khác để làm cha mẹ.

Tìm kiếm thông tin của người hiến tặng

Ở Úc, các phòng khám chỉ sử dụng trứng và phôi từ những người hiến tặng đồng ý cho những trẻ sinh ra biết họ là ai. Điều này có nghĩa là tên, địa chỉ và ngày sinh của những người hiến tặng được ghi lại.

Tất cả những trẻ này sẽ biết thông tin nhận diện của người hiến tặng khi tròn 18 tuổi.

Ở một số tiểu bang, thông tin những người hiến tặng và những đứa trẻ được sinh ra được ghi lại chi tiết trong một cuốn sổ chính. Cha mẹ của những đứa trẻ được hiến tặng và những người hiến tặng trên 18 tuổi có thể đăng ký thông tin tại những sổ này. Ở các tiểu bang và vùng khác, những người muốn biết thông tin về người hiến tặng có thể hỏi phòng khám nơi họ đã điều trị.

Nếu muốn sử dụng trứng hoặc phôi của người hiến, hãy thảo luận các vấn đề có thể xảy ra ở trẻ được thụ thai với một cố vấn sinh sản.

Sử dụng trứng hiến tặng

Hầu hết các đơn vị thụ tinh trong ống nghiệm ở Úc đều có thể tiếp cận trứng của người hiến. Trứng hiến tặng có thể đến từ một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Bất kể trứng từ đâu, người hiến tặng cần làm đầy đủ các xét nghiệm máu, trả lời các thông tin di truyền và y tế và trải qua một quá trình tư vấn.

Khi trứng được lấy ra khỏi cơ thể người hiến, chúng được thụ tinh với tinh trùng của người chồng hoặc tinh trùng của người hiến tặng khác để tạo ra phôi. Sau một thời gian cách ly, phôi được đưa vào tử cung. Hãy tham khảo thông tin chung của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm sơ đồ cách tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm .

Trứng hiến tặng đắt hơn thụ tinh trong ống nghiệm chuẩn, vì phải trả chi phí liên quan đến quá trình kích thích hormone của người hiến.

Sử dụng phôi hiến tặng

Nếu bạn sử dụng phôi được hiến tặng, bạn sẽ mang thai em bé không có mối quan hệ di truyền nào.

Cơ thể được chuẩn bị để mang thai bằng cách sử dụng hormone, sau đó một phôi làm ấm sẽ được chuyển vào tử cung thông qua quá trình thụ tinh trong ống nghiệm.

Phôi thường được hiến tặng từ các cặp vợ chồng đã trải qua điều trị sinh sản và có phôi đông lạnh dự phòng mà họ không có mong muốn sử dụng. Phôi được hiến tặng vì lý do đạo đức (thay vì hủy phôi) hoặc nhân đạo (để giúp người vô sinh).

Câu chuyện của Sophie

“Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu mãn tính, tôi vẫn muốn tiếp tục sinh nở nên đã thảo luận điều này với một bác sĩ sản.

“Trong những năm qua, tôi đã sử dụng một loại thuốc thực sự tốt. Tế bào ung thư không được tìm thấy trong bốn xét nghiệm gần đây nên chúng tôi hy vọng sẽ ngừng điều trị trong vài tháng tới và thử một phôi được hiến tặng.

“Phòng khám sản không thể giúp chúng tôi tìm thấy trứng hiến tặng, vì vậy chúng tôi đã thông qua một tổ chức hiến tặng trứng quốc gia. Vào một buổi họp mặt hàng tháng, chúng tôi đã gặp được người hiến tặng. Chúng tôi hiện có bốn phôi đang chờ được sử dụng.

“Tổ chức này dành cho những người có bất kì vấn đề nào trong quá trình sinh sản, từ khi bắt đầu đến khi gặp mặt để con cái họ có thể gặp những đứa trẻ khác được sinh ra thông qua việc hiến trứng.

“Nhóm này cũng có một diễn đàn hỗ trợ tích cực. Tôi hiểu rõ hơn về thụ tinh trong ống nghiệm thông qua diễn đàn này và được hỗ trợ nhiều về mặt tình cảm. Có khá nhiều người bị mất khả năng sinh sản do ung thư, nhưng phần lớn là vô sinh không do ung thư.

“Vì chúng tôi đã trải qua quá trình này vài lần nên tôi có chút lo ngại về cam kết sẽ có thai. Nếu điều đó không xảy ra, tôi muốn chắc chắn rằng đã làm đúng mọi việc, tôi biết rằng tôi đã thử mọi cách.

“Một trong những điều tôi không thích là phải lên nhiều kế hoạch trong trường hợp có thai – điều gì xảy ra nếu ung thư tái phát, phương pháp điều trị nào có hiệu quả, liệu nó có xảy ra sớm không. Tôi vẫn lo lắng về việc liệu có thể mang thai hay không. Việc đặt ra nhiều mục tiêu là khá khó khăn. ”

Hãy chia sẻ bệnh ung thư của bạn.

Những điểm chính về phụ nữ và khả năng sinh sản

Điều trị ung thư và khả năng sinh sản

Việc điều trị có thể gây suy buồng trứng cấp tính, tạm thời hoặc vĩnh viễn hay suy buồng trứng sớm vĩnh viễn (mãn kinh sớm).

Điều trị hóa trị có thể gây tổn thương buồng trứng.

Xạ trị ngoài hoặc trong có thể gây tổn thương các cơ quan sinh sản, gây vô sinh hoặc sẩy thai trong tương lai.

Phẫu thuật có thể cắt phải cơ quan sinh sản hoặc gây sẹo làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nên tránh mang thai trong quá trình điều trị ung thư và sau đó một khoảng thời gian.

Lựa chọn phương pháp sinh sản trước khi điều trị ung thư

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) sử dụng hormone để kích thích sự phát triển của trứng hoặc phôi, chúng được thu thập, thụ tinh (nếu có thể) và đông lạnh.

Mô buồng trứng được lấy ra đông lạnh, đến khi cần sẽ được cấy lại. Cho đến nay đã có hơn 100 ca sinh.

Một số phẫu thuật sẽ giữ lại cơ quan sinh sản.

Phương pháp điều trị nội tiết tố ức chế buồng trứng có thể giúp bảo vệ khả năng sinh sản.

Lựa chọn phương pháp sinh sản sau điều trị ung thư

Nếu bạn có trứng và tử cung, bạn có thể thụ thai tự nhiên.

Nếu bạn không thể sử dụng trứng của chính mình, hãy sử dụng trứng hoặc phôi của người hiến tặng. Cũng có thể cân nhắc việc lựa chọn người thay thế mang phôi của bạn hoặc phôi của người hiến tặng cho bạn.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancervic.org.au/living-with-cancer/common-side-effects/fertility/women-s-options-after-cancer-treatment.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích