menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Ung thư ở trẻ em: Dấu hiệu và triệu chứng

user

Ngày:

05/10/2019

user

Lượt xem:

181

Bài viết thứ 05/13 thuộc chủ đề “Các kiến thức chung về Ung thư trẻ em”

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về những thay đổi trong cơ thể trẻ và những biểu hiện khác báo hiệu rằng trẻ có thể cần được chăm sóc y tế. Hãy sử dụng menu để xem thêm các bài viết khác.

Tổng quan

Điều trị ung thư trẻ em trên thế giới đã có rất nhiều tiến bộ vượt mức: những năm 1970 chỉ có 58% trẻ em từ 0-14 tuổi và 68% trẻ thanh thiếu niên từ 15-19 tuổi được chẩn đoán ung thư sống sót trên 5 năm. Tới năm 2008 đến 2014, tỉ lệ này đã nâng lên 83.4% trẻ em và 84.6% thanh thiếu niên chẩn đoán ung thư sống sót trên 5 năm. Ung thư càng được phát hiện sớm hiệu quả điều trị sẽ đạt thành công cao và giảm thiểu những biến chứng của điều trị.

Tuy nhiên, Ung thư trẻ em có thể khó phát hiện sớm do người chăm sóc chưa theo dõi sát trẻ và trẻ thường ít hợp tác khi bác sĩ thăm khám. Trẻ bị ung thư có thể sẽ có các triệu chứng hoặc dấu hiệu chỉ điểm nghi ngờ ung thư được liệt kê dưới đây, càng nhiều dấu hiệu mức độ nghi ngờ càng cao, thường mới xuất hiện trong vài tuần, vài tháng. Mặc dù vậy đôi khi có những trẻ bị ung thư khi không có bất kỳ biểu hiện rõ ràng nào, hoặc những trẻ có dấu hiệu báo động nghi ngờ ung thư nhưng được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán ra một bệnh lý lành tính khác.

Triệu chứng

Những triệu chứng của ung thư sau đây được mô tả bởi 1 từ viết tắt theo quy ước của Trung tâm tài nguyên ung thư nhi.

C: Giảm cân liên tục không rõ nguyên nhân, giảm 10% cân nặng trong 6 tháng

H: Đau đầu khuynh hướng tăng dần, rõ vào buổi sáng, đau đầu vùng chẩm và thường bị nôn vào sáng sớm

I: Sưng tấy tăng dần, bị đi lại 1 vùng da hoặc đau dai dẳng ở xương, khớp, lưng hoặc chân

L: Xuất hiện các khối u dạng đặc, sờ thấy chắc tay, lớn nhanh, đặc biệt là ở vùng bụng, cổ, ngực, xương chậu (chậu hông) hoặc nách. Những khối dạng nang, dịch ít có nguy cơ liên quan ứng thư ở trẻ em

D: Mới xuất hiện tình trạng rất dễ bị bầm tím da, chảy máu mũi, răng hoặc xuất hiện các nốt ban đỏ trên da

C: Nhiễm trùng liên tục, thường xuyên hoặc kéo dài dù đã được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế (viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, nhiễm trùng da…)

A: Ánh màu trắng sau đồng tử, rõ hơn khi soi đèn vào mắt

N: Có cảm giác buồn nôn kéo dài hoặc nôn đột ngột mà không có cảm giác buồn nôn, tình trạng trầm trọng lên rõ rệt, kém đáp ứng với các thuốc điều trị bệnh lý tiêu hóa thông thường

C:Thường xuyên mệt mỏi, xanh xao, học kém tập trung

E: Nhìn mờ hay giảm thị lực xảy ra đột ngột và kéo dài

R: Sốt tái phát hoặc kéo dài không rõ nguyên nhân, các lần khám bác sĩ không ghi nhận được ổ viêm nhiễm rõ ràng

Nếu bạn cảm thấy lo lắng về những thay đổi bất thường của trẻ, hãy trao đổi với bác sĩ để biết thêm thông tin cần thiết. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về khoảng thời gian và tần suất xảy ra các triệu chứng, cũng như một số câu hỏi khác. Từ đó, các bác sĩ sẽ khám làm xét nghiệm định hướng nguyên nhân và đưa ra hướng chẩn đoán. Nếu chẩn đoán không loại trừ nguy cơ bệnh lý ung thư, bé cần được thăm khám sớm nhất tại các bệnh viện có chuyên khoa ung thư, huyết học để được chẩn đoán kịp thời nhất.

Nếu kết quả chẩn đoán là ung thư, thì chăm sóc giảm nhẹ hay chăm sóc hỗ trợ được khởi động sớm nhằm làm giảm các triệu chứng đau, khó chịu cho bệnh nhi. Đây là một phần rất quan trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư; giúp nâng cao thành công tuân thủ điều trị đặc hiệu hóa trị, xạ trị, phẫu thuật ở trẻ em. Hãy thông báo với các bác sĩ về các triệu chứng mà trẻ gặp phải, kể cả những triệu chứng mới xuất hiện hoặc những triệu chứng có thay đổi so với trước đó.

Phần tiếp theo trong hướng dẫn này là Chẩn đoán. Phần này đưa ra thông tin về những xét nghiệm cần được tiến hành để xác định chính xác nguyên nhân là gì. Sử dụng menu để chọn đọc các bài khác trong hướng dẫn.

Tài liệu tham khảo

Childhood Cancer: Symptoms and Signs

 

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích