menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Ung thư đại tràng: Lựa chọn điều trị (Phần 2)

user

Ngày:

04/07/2019

user

Lượt xem:

1947

Bài viết thứ 05/09 thuộc chủ đề “Ung thư đại trực tràng”

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này được sử dụng phổ biến để điều trị ung thư trực tràng vì khối u có xu hướng tái phát lại tại nơi nó bắt đầu nảy sinh. Một bác sĩ được đào tạo chuyên về thực hiện xạ trị để điều trị ung thư được gọi là bác sĩ xạ trị ung thư. Một liệu trình xạ trị thường bao gồm một số lần cụ thể các lần điều trị, với liều lượng cụ thể được chiếu trong một khoảng thời gian nhất định.

Xạ trị lập thể

Xạ trị với chùm tia bên ngoài sử dụng một máy phát tia X có thể được sử dụng nếu khối u di căn tới gan hay phổi. Loại xạ trị này cung cấp một liều xạ lớn và chính xác lên một vùng nhỏ. Kỹ thuật này có thể tránh được việc mổ cắt bỏ gan hay phổi thường xảy ra khi phẫu thuật.

Xạ trị lập thể (Stereotactic radiation therapy). Xạ trị lập thể là một loại xạ trị với chùm tia bên ngoài cơ thể dùng cho các khối u đã di căn tới gan hay phổi. Loại xạ trị này tạo ra liều tia xạ lớn và chính xác trên một vùng nhỏ. Kĩ thuật này có thể tránh được việc cắt bỏ mô gan hoặc phổi. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại khối u di căn tới gan và phổi đều dùng được phương pháp này.

Các phương pháp xạ trị khác: Đối với một vài trường hợp, các kĩ thuật xạ trị đặc biệt như xạ trị trong phẫu thuật hoặc cận xạ trị (brachytherapy) có thể giúp loại bỏ vùng chứa ung thư nhỏ vốn không thể xử trí bằng phẫu thuật.

Xạ trị trong khi mổ

Sử dụng một liều xạ cao trong khi đang phẫu thuật

Cận xạ trị (Brachytherapy)

Sử dụng những “hạt phóng xạ” đặt vào bên trong cơ thể. Một ví dụ của brachytherapy là sử dụng hạt SIR-Spheres, là những mẩu nhỏ có chất phóng xạ yttrium-90 được tiêm vào trong gan để điều trị ung thư khối di căn gan không mổ được. Trong khi có rất ít thông tin về hiệu quả của phương pháp này, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể làm chậm sự phát triển của khối u.

Xạ trị cho ung thư trực tràng

Với ung thư trực tràng, xạ trị có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật, được gọi là xạ trị tiền phẫu (neoadjuvant therapy), để làm nhỏ khối u, từ đó giúp bác sĩ ngoại khoa dễ cắt bỏ hơn. Nó cũng có thể được dùng hậu phẫu (sau mổ) để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại. Cả hai cách tiếp cận đều được dùng để điều trị bệnh này. Hóa trị cũng có thể được sử dụng cùng thời điểm với xạ trị, được gọi là hóa xạ trị đồng thời, để tăng hiệu quả của xạ trị. Phương pháp hóa xạ trị cũng có thể được sử dụng trước mổ để tránh phải làm hậu môn tạm hoặc giảm nguy cơ ung thư tái phát. Một nghiên cứu chỉ ra rằng hóa xạ trị trước mổ cho kết quả tốt hơn và ít gây tác dụng phụ hơn là thực hiện sau mổ. Lợi ích chính của nó là giảm tỉ lệ khối ung thư tái phát tại chỗ, ít phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn hơn và ít gây vấn đề ở ruột (gây sẹo) hơn.

Tác dụng phụ của xạ trị

Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các tác dụng phụ có thể xảy ra trong liệu trình xạ trị. Những tác dụng phụ đó bao gồm mệt mỏi, phản ứng da nhẹ, rối loạn dạ dày, tiêu phân lỏng. Xạ trị cũng có thể là nguyên nhân tiêu phân máu do chảy máu ở trực tràng hay do tắc ruột. Đa số các tác dụng không mong muốn sẽ biến mất sau khi kết thúc xạ trị.

Vấn đề tình dục, cũng như vô sinh ở cả nam và nữ có thể xảy ra sau khi xạ trị vùng chậu. Trước khi tiên hành hãy nói chuyện với bác sĩ về khả năng tình dục và sinh sản liên quan tới liệu pháp điều trị và những khả năng bảo tồn chức năng sinh sản. Hãy đọc thêm bài về xạ trị. ←Cho link này vào liên kết

Hóa trị

Hóa trị là việc sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, thường bằng việc kết thúc sự phân chia và lớn lên của chúng. Hóa trị thường được chỉ định bởi bác sĩ nội khoa ung thư, người được đào tạo về việc điều trị ung thư bằng thuốc.

Liệu pháp hóa trị hệ thống đưa thuốc vào trong dòng máu để tiêu diệt các các tế bào ung thư ở khắp nơi trong cơ thể. Các đường dùng phổ biến của hóa trị bao gồm đường tĩnh mạch (IV) hoặc đường uống.

Liệu trình hóa trị bao gồm một số chu kì truyền/dùng thuốc trong một khoảng thời gian. Một bệnh nhân có thể được sử dụng một hay kết hợp nhiều loại thuốc trong cùng một thời điểm.

Hóa trị có thể được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại nhưng mắt thường không nhìn thấy. Ở ung thư trực tràng, bác sĩ có thể sử dụng cả hóa trị và xạ trị trước mổ để là giảm kích thước khối u và hạn chế nguy cơ tái phát.

Các loại hóa trị trong ung thư đại trực tràng

Ở hiện nay, có nhiều loại thuốc được Cơ quan thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) thông qua để điều trị ung thư đại trực tràng. Bác sĩ có thể khuyên dùng một hoặc nhiều loại thuốc ở các thời điểm khác nhau khi điều trị. Đôi khi có thể kết hợp các thuốc nhắm đích.

  • Capecitabine (Xeloda)
  • Fluorouracil (5-FU, Adrucil)
  • Irinotecan (Camptosar)
  • Oxaliplatin (Eloxatin)
  • Trifluridine/tipiracil (TAS-102, Lonsurf)

Một vài phác đồ thường sử dụng:

  • 5-FU
  • 5-FU với leucovorin (Wellcovorin), một loại vitamin tăng cường hiệu quả của 5-FU
  • Capecitabine, sản phẩm dạng uống của 5-FU
  • FOLFOX: 5-FU với leucovorin và oxaliplatin
  • FOLFIRI: 5-FU với leucovorin và irinotecan
  • Irinotecan đơn chất
  • XELIRI/CAPIRI: Capecitabine với irinotecan
  • XELOX/CAPEOX: Capecitabine với oxaliplatin

Bất kỳ thuốc nào ở trên với 1 trong các liệu pháp đích sau đây (xem bên dưới): cetuximab, bevacizumab, hoặc panitumumab. Ngoài ra, FOLFIRI có thể được kết hợp với một trong các liệu pháp đích này (xem bên dưới): ziv-aflibercept hoặc ramucirumab.

Tác dụng phụ của hóa trị

Hóa trị có thể gây ra nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau miệng, bệnh lý thần kinh. Tuy nhiên có sẵn các loại thuốc phòng ngừa các tác dụng phụ này. Với đường dùng thuốc hiện nay, các tác dụng phụ thì ít nghiêm trọng hơn trong quá khứ với đa số bệnh nhân. Thêm vào đó bệnh nhân có thể thấy mệt, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Bệnh lý thần kinh, kích thích hay tê ở bàn chân bàn tay có thể xảy ra với một số thuốc. Rụng tóc là một tác dụng phụ không phổ biến ngoại trừ đối với thuốc Irinotecan.

Nếu tác dụng phụ quá nghiêm trọng thì liêu dùng có thể được giảm đi hoặc cả liệu trình sẽ bị hoãn lại. Nếu bạn đang sử dụng hóa trị liệu thì hãy nói chuyện với đội chăm sóc sức khỏe để biết khi nào thì nên gọi bác sĩ nếu có vấn đề với các tác dụng phụ. Chúng thường biến mất sau khi điều trị. Hãy đọc thêm về quản lý tác dụng phụ.

Xem thêm bài Tác dụng phụ của hóa chất

Liệu pháp nhắm đích

Liệu pháp nhắm đích là phương pháp nhắm vào các gen đặc hiệu, protein của tế bào ung thư hay môi trường phát triển lớn lên và tồn tại của tế bào ung thư. Loại điều trị này ngăn cản sử sinh sôi và di căn của ung thư với tác hại nhỏ nhất tới các tế bào lành.

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, không phải tất cả tế bào ung thư đều có cùng đích. Để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất, bác sĩ của bạn sẽ phải làm các xét nghiệm gen, protein và các yếu tố khác của khối u. Điều này giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp phù hợp cho mỗi bệnh nhân nhất có thể. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đang diễn ra để tìm hiểu thêm về các mục tiêu phân tử cụ thể và các phương pháp điều trị mới hướng vào chúng. Những loại thuốc này đang trở nên quan trọng hơn trong điều trị ung thư đại trực tràng. Tìm hiểu thêm về điều trị được nhắm đích.

Xem thêm bài Hiểu về liệu pháp nhắm đích

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân lớn tuổi có thể hưởng lợi từ các liệu pháp nhắm đích, tương tự như bệnh nhân trẻ hơn. Ngoài ra, các tác dụng phụ dự kiến thường có thể kiểm soát được ở cả bệnh nhân lớn tuổi.

Các loại thuốc nhắm đích

Đối với ung thư đại trực tràng, các liệu pháp nhắm đích sau đây có thể là lựa chọn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với một loại thuốc cụ thể và cách chúng có thể được quản lý.

Thuốc kháng sinh mạch

Là một loại liệu pháp nhắm đích. Nó tập trung vào việc ngăn chặn sự hình thành mạch máu, là quá trình chế tạo các mạch máu mới cung cấp dinh dưỡng cho khối u. Phương pháp này còn có tên là giúp “bỏ đói” khối u.

  • Bevacizumab (Avastin). Khi bevacizumab được dùng kèm hóa trị, nó giúp tăng thời gian sống cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng tiến triển. Năm 2004, FDA đã phê duyệt bevacizumab dùng kèm hóa trị là phác đồ 1, sử dụng “đầu tay” cho bệnh ung thư đại trực tràng. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy nó cũng có hiệu quả ở phác đồ 2. Một loại thuốc tương tự gọi là bevacizumab-awwb (Mvasi) cũng đã được FDA chấp thuận vào năm 2017.
  • Regorafenib (Stivarga). Thuốc này đã được phê duyệt vào năm 2012 cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn, những người đã nhận được một số loại hóa trị và các liệu pháp nhắm đích khác.
  • Ziv-aflibercept (Zaltrap) và ramucirumab (Cyramza). Một trong những loại thuốc này có thể được kết hợp với hóa trị FOLFIRI như là lựa chọn cho ung thư đại trực tràng di căn (thường ở phác đồ 2).

Thuốc ức chế thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR).

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các loại thuốc ức chế EGFR có thể có hiệu quả trong việc ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư đại trực tràng.

  • Cetuximab (Erbitux). Cetuximab là một kháng thể được tạo ra từ các tế bào chuột vẫn có một số cấu trúc chuột.
  • Panitumumab (Vectibix). Panitumumab được làm hoàn toàn từ protein của người và ít gây phản ứng dị ứng hơn cetuximab.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng cetuximab và panitumumab không tác dụng tốt cho các khối u có thay đổi/ đột biến ở gen có tên gọi là RAS. Nhiều Hiệp hội ung thư khuyên rằng tất cả bệnh nhân ung thư đại trực tràng đều nên được thử nghiệm đột biến gen RAS để chọn lựa thuốc đích phù hợp. Nếu khối u có đột biến gen RAS, thuốc ức chế EFGR sẽ không được sử dụng. Cetuximab và panitumumab chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân có khối u có kiểu gen RAS bình thường (Wild type).

Larotrectinib (Vitrakvi) là một loại thuốc nhắm đích không đặc hiệu cho một loại ung thư cụ thể nào, mà nó nhắm tới một thay đổi gene đặc biệt có tên là NTRK fusion. Loại thay đổi này xuất hiện ở nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư đại trực tràng. Ở một số nước, thuốc nhắm đích này đã được chuẩn thuận.

Khối u của bạn cũng có thể được thử nghiệm cho các marker phân tử khác, bao gồm BRAF, HER2 (biểu hiện quá mức/overexpression), và những cái khác. Các marker này chưa có các liệu pháp nhắm đích được FDA chấp thuận, nhưng có thể mang lại cho bệnh nhân cơ hội tham gia thử nghiệm lâm sàng liên quan đang tiến hành gần nơi sinh sống.

Tác dụng phụ của liệu pháp nhắm đích

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với một loại thuốc cụ thể và cách xử trí. Các tác dụng phụ của phương pháp điều trị nhắm đích có thể bao gồm nổi mẩn đỏ trên mặt và phần trên cơ thể. Chúng có thể được ngăn ngừa hoặc giảm thiểu bằng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Hãy tìm hiểu thêm về phản ứng da với các liệu pháp nhắm đích.

Xem thêm bài Các phản ứng của da khi áp dụng liệu pháp nhắm đích và liệu pháp miễn dich

 Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch được phát triển để kích thích hệ miễn dịch nhận diện và chống lại khối u. Thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch là những lựa chọn quan trọng mới được chuẩn thuận cho một nhóm bệnh nhân ung thư đại trực tràng cụ thể.

  • Pembrolizumab (Keytruda). Pembrolizumab là một kháng thể nhắm vào PD-1, một thụ thể trên các tế bào ung thư, ngăn chặn chúng “trốn khỏi” hệ miễn dịch. Pembrolizumab được FDA chấp thuận để điều trị ung thư đại trực tràng di căn có đặc điểm là “mất ổn định microsatellite (MSI-H) hoặc thiếu hụt gen sửa chữa ghép cặp sai DNA (dMMR).
  • Nivolumab (Opdivo). Nivolumab là một thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch đã được FDA chấp thuận để điều trị bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn và có MSI-H hoặc dMMR, tiến triển sau khi hóa trị với fluoropyrimidine (như capecitabine và fluorouracil), oxaliplatin, và irinotecan.
  • Kết hợp Nivolumab và Ipilimumab (Yervoy). Sự kết hợp của các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch này được FDA chấp thuận vào tháng 7 năm 2018, trên những bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn có MSI-H hoặc dMMR và không đáp ứng với các phác đồ dùng fluoropyrimidine, oxaliplatin và irinotecan.

Tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch

Nhiều loại liệu pháp miễn dịch khác nhau có thể gây ra các tác dụng ngoại ý khác nhau. Tác dụng phụ phổ biến nhất có thể bao gồm mệt mỏi, nổi ban, và ngứa ngáy tiêu chảy, sốt, đau cơ, đau xương khớp, đau bụng, hoặc khó thở. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra và liệu pháp miễn dịch nào phù hợp với bạn. Hãy tìm hiểu thêm về Liệu pháp miễn dịch.

Xem thêm bài Hiểu về liệu pháp miễn dịch

Chăm sóc các triệu chứng và tác dụng phụ

Ung thư và điều trị của nó thường gây ra tác dụng phụ. Ngoài các phương pháp điều trị có mục đích làm chậm, ngừng hoặc loại bỏ ung thư, một phần quan trọng trong chăm sóc ung thư là làm giảm các triệu chứng và tác dụng phụ của một người. Cách tiếp cận này được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hoặc hỗ trợ, và nó bao gồm hỗ trợ bệnh nhân với các nhu cầu về thể chất, tình cảm và xã hội của mình.

Chăm sóc giảm nhẹ là bất kỳ biện pháp điều trị nào tập trung vào việc giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, và hỗ trợ bệnh nhân và gia đình của họ. Bất kỳ người nào, bất kể tuổi tác hay chủng loại và giai đoạn ung thư, có thể được chăm sóc giảm nhẹ. Nó hoạt động tốt nhất khi chăm sóc giảm nhẹ được bắt đầu càng sớm càng tốt trong quá trình điều trị ung thư. Mọi người thường nhận được điều trị ung thư cùng một lúc mà họ nhận được điều trị để giảm bớt tác dụng phụ. Trong thực tế, bệnh nhân nhận cả hai cùng một lúc thường có triệu chứng ít nghiêm trọng, chất lượng cuộc sống tốt hơn, và báo cáo họ hài lòng hơn với điều trị.

Phương pháp điều trị giảm nhẹ rất khác nhau và thường bao gồm thuốc, thay đổi dinh dưỡng, kỹ thuật thư giãn, hỗ trợ cảm xúc và các liệu pháp khác. Bạn cũng có thể nhận được phương pháp điều trị giảm nhẹ tương ứng với những phương pháp để loại bỏ ung thư, chẳng hạn như hóa trị, phẫu thuật hoặc xạ trị. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các mục tiêu của từng điều trị trong kế hoạch điều trị.Trước khi bắt đầu điều trị, hãy trao đổi với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về các tác dụng phụ có thể có của kế hoạch điều trị cụ thể và các lựa chọn chăm sóc giảm nhẹ của bạn. Trong và sau khi điều trị, hãy chắc chắn thông báo cho bác sĩ của bạn hoặc một thành viên nhóm chăm sóc sức khỏe khác nếu bạn đang gặp vấn đề để có thể giải quyết nhanh nhất có thể.

Thuyên giảm và khả năng tái phát

Thuyên giảm là khi ung thư không thể được phát hiện trong cơ thể và không có triệu chứng. Điều này cũng có thể được gọi là “không có bằng chứng về bệnh tật” hoặc NED.

Thuyên giảm có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Sự không chắc chắn này khiến nhiều người lo lắng rằng ung thư sẽ trở lại. Trong khi nhiều sự thuyên giảm là vĩnh viễn, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ của bạn về khả năng ung thư trở lại. Hiểu được nguy cơ tái phát của bạn và các lựa chọn điều trị có thể giúp bạn cảm thấy sẵn sàng hơn nếu ung thư trở lại. Nếu ung thư trở lại sau khi điều trị ban đầu, nó được gọi là ung thư tái phát. Nó có thể trở lại trong cùng một nơi (được gọi là tái phát tại chỗ), gần đó (tái phát vùng), hoặc ở một nơi khác (tái phát di căn xa).

Khi điều này xảy ra, một chu kỳ kiểm tra mới sẽ bắt đầu lại để tìm hiểu càng nhiều càng tốt về sự tái phát. Sau khi các xét nghiệm này được thực hiện, bạn và bác sĩ của bạn sẽ nói về các lựa chọn điều trị của bạn. Thường thì kế hoạch điều trị sẽ bao gồm các phương pháp điều trị được mô tả ở trên, chẳng hạn như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, nhưng chúng có thể được sử dụng kết hợp khác hoặc được đưa ra ở một tốc độ khác. Bác sĩ có thể đề nghị các thử nghiệm lâm sàng đang nghiên cứu những cách mới để điều trị loại ung thư tái phát này. Nói chung, các lựa chọn điều trị ung thư tái phát giống như ung thư di căn (xem ở trên) và bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Cho dù bạn chọn chương trình điều trị nào, chăm sóc giảm nhẹ sẽ rất quan trọng để giảm các triệu chứng và tác dụng phụ.

Những người mắc bệnh ung thư tái phát thường có những cảm xúc như hoài nghi hoặc sợ hãi. Bệnh nhân được khuyến khích nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của họ về những cảm xúc này và hỏi về các dịch vụ hỗ trợ để giúp họ đối phó. Hãy tìm hiểu thêm về cách đối phó với tái phát ung thư.

Nếu điều trị không hiệu quả

Ung thư không phải lúc nào cũng có thể chữa lành. Nếu ung thư không thể được chữa khỏi hoặc kiểm soát, bệnh có thể được gọi là tiến triển hoặc giai đoạn cuối.

Chẩn đoán này rất căng thẳng, và đối với nhiều người, ung thư tiến triển rất khó thảo luận. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có các cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực với bác sĩ và nhóm chăm sóc để bạn thể hiện cảm xúc, sở thích và mối quan tâm của bạn. Đội ngũ chăm sóc sức khỏe sẵn sàng giúp đỡ, và nhiều thành viên trong nhóm có kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức đặc biệt để hỗ trợ bệnh nhân và gia đình của họ. Đảm bảo một người có thể chất thoải mái và không bị đau là vô cùng quan trọng.

Bệnh nhân bị ung thư tiến triển và dự kiến sống dưới 6 tháng có thể muốn xem xét một loại chăm sóc giảm nhẹ được gọi là chăm sóc giai đoạn cuối. Chăm sóc giai đoạn cuối được thiết kế để cung cấp chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể cho những người gần cuối đời. Bạn và gia đình của bạn được khuyến khích nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe về các lựa chọn chăm sóc sức khỏe, bao gồm chăm sóc tại nhà, một trung tâm chăm sóc sức khỏe đặc biệt hoặc các địa điểm chăm sóc sức khỏe khác. Dịch vụ chăm sóc điều dưỡng và thiết bị đặc biệt có thể làm cho việc ở nhà trở thành một lựa chọn khả thi đối với nhiều gia đình. Tìm hiểu thêm về kế hoạch chăm sóc ung thư tiên tiến.

Sau cái chết của một người thân yêu, nhiều người cần sự hỗ trợ để giúp họ đối phó với sự mất mát. Tìm hiểu thêm về đau buồn và mất mát.

Xem thêm bài Đối mặt với đau buồn và mất mát

Ghi chú: Trong quá trình đưa ra quyết định về kế hoạch điều trị, bệnh nhân cũng được khuyến khích lưu tâm tới các thử nghiệm lâm sàng như một lựa chọn. Thử nghiệm lâm sàng là một nghiên cứu trên người để kiểm định cách tiếp cận điều trị mới. Các bác sĩ muốn tìm hiểu xem liệu rằng phương pháp mới có an toàn, hiệu quả và có thể tốt hơn các phương pháp điều trị chuẩn hiện hành hay không. Các thử nghiệm lâm sàng có thể kiểm tra một loại thuốc mới, một phương pháp mới, cách phối hợp mới các phương pháp tiêu chuẩn, hoặc liều lượng mới của các thuốc đã có. Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn xem xét tất cả các lựa chọn điều trị. Để hiêu thêm về các thử nghiệm lâm sàng, xem ở phần “Về các thử nghiệm lâm sàng” và “Các nghiên cứu mới nhất”.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/colorectal-cancer/types-treatmen

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích