menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Thông tin dành cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua bệnh ung thư: Cảm xúc

user

Ngày:

13/12/2019

user

Lượt xem:

159

Bài viết thứ 04/08 thuộc chủ đề “Thông tin dành cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư”

Cảm xúc

Việc trải qua một chuỗi những cảm xúc liên quan đến chẩn đoán và điều trị ung thư trong suốt quãng đời còn lại là chuyện phổ biến ở các bệnh nhân ung thư. Bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm, lo lắng, bối rối, sợ hãi, tức giận và thậm chí trầm cảm. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ thấy thoải mái khi biết rằng, theo thời gian, những cảm xúc này sẽ lắng xuống.

Bạn cũng có thể trải qua nhiều cảm xúc tích cực – tự hào, hy vọng, vui sướng, hạnh phúc và hứng khởi về tương lai. Bạn đã từng đối mặt với nỗi sợ hãi và đã có được sức mạnh, lòng can đảm và sự tự tin. Cảm giác chiến thắng và sự tự tin này không phải lúc nào cũng đến được một cách dễ dàng; bạn có thể mất nhiều thời gian để nhận ra trải nghiệm của riêng bản thân mình và hiểu rõ tác động của những cảm xúc này.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người vượt qua bệnh ung thư dễ thích nghi hơn với những căng thẳng trong cuộc sống và họ có vẻ như khá kiên cường. Tuy nhiên, ở một thời điểm nào đó, việc trải qua trầm cảm, lo lắng, sợ hãi hoặc căng thẳng sau sang chấn là điều không hiếm gặp. Một trong số những trải nghiệm này có thể là bình thường và thoáng qua; những trải nghiệm khác lại có thể gây tổn hại đến cuộc sống của bạn ở một mức độ nào đó, trong khi một số khác nữa có thể khiến cho cuộc sống vốn đang bình thường của bạn phải trải qua khó khăn hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Đối phó với căng thẳng và lo lắng

Bạn có thể nghĩ rằng căng thẳng và lo lắng sẽ biến mất sau khi đợt điều trị kết thúc nhưng đối với nhiều người vượt qua bệnh ung thư, nỗi lo lắng tăng lên khi điều trị kết thúc. (Schlessel-Harpham, 1994). Ví dụ, việc mất liên lạc thường xuyên với nhóm chăm sóc có thể khiến bạn sợ hãi. Bên cạnh đó, bạn bè và gia đình của bạn có thể không hiểu rằng ung thư vẫn là một phần trong cuộc sống của bạn mặc dù việc điều trị đã kết thúc. Khả năng bệnh tái phát, các phản ứng muộn, khả năng sinh nở và thay đổi tâm lý cũng có thể gây ra lo lắng. Bạn cũng có thể cảm thấy lo lắng vì sau cùng, bạn đã an toàn để cho phép bản thân cảm nhận tất cả những cảm xúc bị kìm nén trong suốt quá trình điều trị.

Dù nguyên nhân là gì, hãy nhớ rằng lo lắng và căng thẳng là những cảm xúc phổ biến. Dưới đây là những gợi ý để giảm bớt lo lắng và duy trì lối sống lành mạnh hơn:

  • Tập thể dục. Tập thể dục nhịp điệu giúp giải phóng endorphin và các hóa chất trị liệu khác, giúp làm giảm căng thẳng. Bạn nên tập thể dục 30 phút một lần, ít nhất bốn lần một tuần.
  • Ăn uống lành mạnh. Những gì bạn ăn ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và đường có tác động tiêu cực đến cảm xúc và sức khỏe của bạn.
  • Tránh uống rượu và sử dụng ma túy. Rượu che giấu cảm xúc thật và có thể gây ra các biến chứng sức khỏe khác.
  • Tránh các chất kích thích. Hạn chế lượng caffeine (trong cà phê, trà, soda) và sử dụng thuốc thông mũi.
  • Ngủ đủ giấc
  • Tận hưởng một sở thích. Đây có thể là điều bạn có thể làm một mình như đan len, vẽ, hát hoặc làm vườn hoặc hoạt động sở thích này có thể liên quan đến những người khác, chẳng hạn như tham gia câu lạc bộ đọc sách hoặc một nhóm thể thao.
  • Kể về mối quan tâm, lo lắng của bạn
  • Học các kỹ thuật thư giãn
  • Học cách tạo động lực cho bản thân và đặt ra các ưu tiên trong cuộc sống
  • Dành thời gian cho các hoạt động thú vị
  • Tham gia một nhóm hỗ trợ hoặc nói chuyện với bạn bè, cố vấn hoặc thành viên giáo sĩ.

Nỗi sợ bệnh tái phát là có thật và gây căng thẳng cho nhiều người vượt qua bệnh ung thư. Quan trọng là bạn không nên để nỗi lo này ngăn cản bạn sống hạnh phúc và khỏe mạnh. Bạn có thể thực hiện các bước sau để đương đầu với nỗi sợ bệnh tái phát (Schlessel-Harpham, 1994):

  • Tìm ra nguy cơ tái phát thực tế.
  • Tìm kiếm thông tin về cách giảm nguy cơ tái phát.
  • Hãy sẵn sàng đón nhận các vấn đề có thể xảy ra do chuyên gia đánh giá.
  • Kể nỗi sợ hãi của bạn với người khác.

Thông tin bổ sung có thể được tìm thấy ở đây:

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Hậu chấn tâm lý)

Chẩn đoán và điều trị ung thư có thể dẫn đến cảm giác bất lực và lo lắng. Thật không may, các nghiên cứu cho thấy bỏ qua những cảm giác này thực sự có thể làm tăng nguy cơ rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) (trích Kazak et al., 1997). Người ta ước tính khoảng một phần năm bệnh nhân ung thư trẻ em bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (trích President’s Cancer Panel, trang 45). Các triệu chứng của PTSD bao gồm:

  • Những giấc mơ đau buồn lặp đi lặp lại hoặc hồi ức về sự kiện đau thương
  • Không có khả năng nhớ lại những điều quan trọng của sang chấn
  • Kích thích tăng cao, chẳng hạn như buồn nôn hoặc tăng nhịp tim – điều này xảy ra khi nhớ về những chuyện đã trải qua.
  • Cảm giác tách rời khỏi người khác
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Khó chịu hoặc bộc phát cơn giận
  • Khó tập trung
  • Những suy nghĩ không mang lại cảm giác thoải mái, hoặc không mong muốn
  • Tránh những sự sắp xếp và những tình huống gây căng thẳng

Nếu bạn cảm thấy mình đang gặp phải các triệu chứng của PTSD, bạn có thể muốn liên hệ với một cố vấn chuyên nghiệp hoặc nhân viên xã hội tại bệnh viện. Để biết danh sách các chuyên gia và các nhóm hỗ trợ trong khu vực, hãy liên hệ với Hiệp hội Công nhân Xã hội Quốc gia hoặc Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ theo số 800-964-2000.

Đối phó với tình trạng trầm cảm

Thất vọng, mệt mỏi và cô đơn là những phản ứng điển hình cho những điều bạn phải đối mặt. Những sự kiện sắp đến, chẳng hạn như kỷ niệm ngày chẩn đoán của bạn cũng có thể gây ra những cảm xúc này. Mặc dù nỗi buồn là một cảm xúc mà mọi người thi thoảng trải qua, nhưng điều quan trọng là phải phân biệt giữa mức độ bình thường và bất thường của nỗi buồn và trầm cảm.

Những triệu chứng của trầm cảm:

  • Mất niềm vui và hứng thú với hầu hết các hoạt động
  • Thay đổi thói quen ăn uống
  • Bồn chồn hay uể oải
  • Mệt mỏi
  • Cảm giác vô dụng
  • Kém tập trung
  • Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh ung thư trải qua những triệu chứng này trong những năm sau điều trị, nhưng chúng thường giảm dần theo thời gian. Nếu những triệu chứng này kéo dài hoặc ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội hoặc khả năng làm việc của bạn, hãy liên hệ với một cố vấn chuyên nghiệp. Bạn có thể tìm các tư vấn viên hoặc nhân viên xã hội thông qua các tổ chức chuyên nghiệp, chẳng hạn như Hiệp hội Công nhân Xã hội Quốc gia hoặc Hiệp hội Tư vấn Hoa Kỳ tại 800-347-6647. Nếu bạn có ý nghĩ tự tử, hãy liên hệ với đường dây nóng tự tử ngay lập tức.

Tham gia một nhóm hỗ trợ

Việc trải qua một loạt các cảm xúc liên quan đến ung thư và vượt qua bệnh ung thư là điều bình thường. Một nhóm hỗ trợ có thể là nơi tuyệt vời để bạn kể về cảm xúc của mình và kết nối với những người cùng chia sẻ những cảm xúc tương tự. Những người tham gia chia sẻ thông tin, cung cấp sự hỗ trợ về mặt cảm xúc, truyền cảm hứng và giúp nâng cao ý thức về giá trị bản thân. Đối với những người cảm thấy khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, các nhóm hỗ trợ cũng là một nơi tốt để hỗ trợ người khác bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

Viện Ung thư Quốc gia khuyên bạn nên tự hỏi bản thân những câu hỏi sau đây để giúp xác định việc tham gia nhóm người vượt qua bệnh ung thư có phù hợp với bạn không:

  • Bạn có thoải mái chia sẻ cảm xúc của mình với người khác trong những tình huống tương tự không?
  • Bạn có thích nghe những câu chuyện người khác chia sẻ về trải nghiệm của họ không?
  • Bạn có thể có những lợi ích nào từ kinh nghiệm của người khác trong các tình huống tương tự?
  • Bạn có thích mình là một phần của nhóm không?
  • Bạn có thông tin hữu ích hay lời khuyên nào để chia sẻ với người khác không?
  • Việc tiếp xúc với những người vượt qua bệnh ung thư khác có mang lại sự thoải mái cho bản thân bạn không?
  • Bạn có muốn tìm hiểu thêm về bệnh ung thư và những vấn đề mà những người vượt qua bệnh ung thư phải đối mặt?

Mỗi nhóm hỗ trợ có một sứ mệnh và mục tiêu đặc thù. Thậm chí, có sự khác biệt giữa cuộc họp này và cuộc họp kế tiếp do cùng một nhóm thực hiện. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhóm bao gồm những người tham dự, những người phụ trách nhóm và các chủ đề được thảo luận. Cân nhắc tham dự một nhóm ít nhất hai lần trước khi quyết định có tham gia hay không (Schlessel-Harpham, 1994). Nếu bạn đang tìm kiếm một nhóm hỗ trợ và bạn đang gặp khó khăn khi tìm nhóm này trong khu vực bạn sinh sống, hãy e-mail cho Hiệp hội Ung thư Trẻ em Quốc gia theo địa chỉ Survivor@children-cancer.org. Bạn cũng có thể xem xét mạng lưới hỗ trợ trực tuyến. Các nguồn hỗ trợ khác bao gồm:

  • Nhân viên y tế xã hội, nhà tâm lý học, y tá trị liệu, bác sĩ tâm thần hoặc thành viên giáo sĩ.
  • Gia đình và bạn bè. Giúp họ hiểu họ có thể giúp bạn bằng cách nào
  • Bản thân bạn. Biết tự tìm hiểu thông tin và sử dụng kiến thức của bản thân. Đọc sách hoặc những câu chuyện trực tuyến được viết bởi những người vượt qua bệnh ung thư khác.
  • Giúp đỡ người khác. Điều này không chỉ làm giảm sự cô lập mà còn mang lại cơ hội để thảo luận về cảm xúc của bạn, điều này có thể giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn và kiểm soát tốt hơn.

Thông tin bổ sung có thể được tìm thấy ở đây:

Tài liệu tham khảo

https://www.thenccs.org/emotions

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích