menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Thông tin cho phụ huynh: Lối sống lành mạnh

user

Ngày:

13/12/2019

user

Lượt xem:

203

Bài viết thứ 05/05 thuộc chủ đề “Thông tin dành cho phụ huynh của bệnh nhi mắc ung thư”

Hướng dẫn chung

Việc cha mẹ giúp trẻ thiết lập lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe sau này là điều quan trọng.

Các yếu tố như tập thể dục, chế độ ăn, tình trạng béo phì, tiếp xúc ánh nắng mặt trời hay sử dụng rượu bia và thuốc lá đều liên quan đến nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe nói chung và ung thư nói riêng. Những người sống sót sau ung thư thậm chí có nguy cơ mắc bệnh và/hoặc bệnh ác tính khác cao hơn. Hãy là một tấm gương tốt và khuyến khích trẻ có thói quen lành mạnh.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều loại quả, rau, hạt khô và đậu. Hạn chế ăn thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường, ít chất xơ và giàu chất béo. Hạn chế thức ăn chứa nhiều muối và được bảo quản bằng muối. Đặc biệt chú ý đến khẩu phần ăn và so sánh với phần ăn tiêu chuẩn. Chế độ ăn uống phải đảm bảo 2/3 bữa ăn chứa thức ăn từ thực vật và 1/3 hoặc ít hơn từ động vật như thịt và phô mai. Chỉ ăn thịt ướp muối thịt hun khói và thịt nguội trong những dịp đặc biệt.

Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất giúp tăng cường năng lượng, cải thiện tâm trạng, tăng cường lòng tự tôn, kích thích hệ miễn dịch và giảm các triệu chứng đau, tiêu chảy và táo bón.

Các chuyên gia cho rằng mỗi ngày hầu hết trẻ em cần ít nhất 60 phút hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải. Khi bạn thấy con chạy nhảy cả ngày, bạn có thể cho rằng vận động như vậy là nhiều hơn mức cần thiết. Tuy nhiên hiện nay ở Mỹ, cứ 5 trẻ lại có 1 trẻ bị thừa cân hoặc béo phì – một phần vì chúng dành quá nhiều thời gian ngồi trước tivi hoặc máy tính thay vì hoạt động thể chất. Đi bộ, đi bộ đường dài, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ và chơi thể thao cùng trẻ không chỉ là hoạt động thể chất tuyệt vời mà còn là cách dành thời gian cùng nhau … và giảm căng thẳng cho chính bạn. Bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho trẻ tham gia bất kỳ hoạt động gắng sức nào. Một số loại hóa trị điều trị ung thư nhi có thể gây ra bệnh tim và bệnh có thể trầm trọng hơn khi hoạt động gắng sức.

Hút thuốc

Thuốc lá là nguyên nhân chính gây các loại ung thư có thể phòng ngừa được ở người lớn. Không chỉ người hút thuốc mới là nạn nhân duy nhất, mà hút thuốc thụ động từ điếu thuốc đang cháy hoặc từ khói thuốc nhả ra cũng có thể gây ra ung thư phổi và bệnh tim.

Hút thuốc thụ động đặc biệt nguy hại cho trẻ vì phổi của trẻ vẫn đang phát triển. Hút thuốc thụ động còn liên quan đến nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn ở trẻ em và có thể gây ra sự tích tụ ở tai, dẫn đến nhiễm trùng tai giữa. Vì vậy hãy từ bỏ thuốc lá nếu bạn là người hút và không cho phép bất cứ ai hút thuốc trong nhà bạn.

Đồ uống có cồn

Bằng chứng cho thấy rằng uống một lượng lớn đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư ở người lớn và các bệnh mãn tính; và bệnh nhân sống sót sau ung thư có nguy cơ mắc cao hơn.

Dưới 21 tuổi uống đồ uống có cồn là trái pháp luật. Tuy nhiên, ước tính có khoảng 70% trẻ em bậc phổ thông trung học Mỹ đã uống một số loại đồ uống có cồn trong tháng vừa qua. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu bia càng sớm thì nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cồn ở tuổi trưởng thành càng cao.

Quan điểm về thức uống có cồn của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến con. Thảo luận về nguy cơ uống rượu bia và đảm bảo hành vi của bạn thể hiện niềm tin đã đặt ra. Một lối sống lành mạnh không khuyến khích hành vi uống rượu bia quá mức. Tuy nhiên nếu bạn vẫn chọn uống thì hãy uống có chừng mực.

Tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Dành thời gian tắm nắng có thể thú vị, nhưng nếu phơi nắng nhiều quá có thể gây nguy hiểm. Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư da ở tuổi trưởng thành.

Luôn bảo vệ da trẻ khỏi ánh nắng mặt trời. Trẻ em đang hóa trị hoặc xạ trị có thể tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Các lời khuyên dưới đây giúp bảo vệ bạn và con:

  • Thoa kem chống nắng có chỉ số bảo vệ ánh nắng (SPF) từ 15 trở lên và bôi trước khi ra nắng khoảng 15 đến 20 phút. Kem có SPF 15 giúp chặn 93% tia UVB là tia nguy hiểm nhất.
  • Thoa một lớp dày kem chống nắng và bôi lại sau mỗi hai giờ hoặc sau khi bạn bơi (lưu ý rằng kem chống nắng có thời hạn sử dụng khoảng hai năm).
  • Hạn chế tiếp xúc dưới ánh mặt trời đặc biệt là vào buổi sáng muộn, giữa trưa và đầu giờ chiều khi tia nắng mặt trời mạnh nhất.
  • Cho trẻ đội mũ và bảo vệ tai trẻ. Nhớ thoa kem chống nắng vào tai và sau cổ.
  • Cho trẻ đeo kính bảo vệ tia UV.
  • Cho trẻ mặc quần áo bảo vệ, như áo sơ mi dài tay và quần dài.
  • Làm gương cho trẻ. Hãy thực hành các biện pháp chống nắng an toàn và trẻ sẽ làm theo.
  • Không sử dụng giường nhuộm da trong nhà – chúng có chứa tia UV có hai như khi phơi nắng tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

https://www.thenccs.org/healthy-living-parents

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích