menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Thông tin cho phụ huynh: Cảm xúc

user

Ngày:

13/12/2019

user

Lượt xem:

126

Bài viết thứ 04/05 thuộc chủ đề “Thông tin dành cho phụ huynh của bệnh nhi mắc ung thư”

Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường

Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu

Bài viết có đề cập đến một số thông tin liên hệ ở Mỹ.

Đối phó với lo âu và căng thẳng

Nỗi sợ bệnh tái phát là một cảm xúc lo lắng dễ hiểu đối với phụ huynh. Đó là một nỗi sợ rất thực tế và mạnh mẽ đối với rất nhiều người. Mặc dù đây là phản ứng phổ biến, một điều cực kỳ quan trọng là bạn không được để sự lo lắng hay sợ hãi cản trở bạn sống một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh. Hãy thực hiện những bước dưới đây để đối phó với nỗi sợ tái phát:

  • Tìm hiểu về nguy cơ tái phát thực tế
  • Tìm kiếm thông tin về những cách giảm thiểu nguy cơ tái phát
  • Luôn sẵn sàng đánh giá các vấn đề tiềm ẩn
  • Trò chuyện với người khác về những lo lắng bạn đang có

Những nguồn thông tin khác:

Đối phó với trầm cảm

Căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm hoặc các vấn đề tâm lý khác cần điều trị chuyên khoa. Nếu bạn có nhiều hơn một trong các triệu chứng sau đây kéo dài trong hai tuần hoặc lâu hơn, hãy cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ y tế từ những người như nhân viên xã hội ở bệnh viện, cố vấn, bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý học hoặc những tăng lữ. Trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc.

Những triệu chứng của trầm cảm:

  • Khó ngủ
  • Thờ ơ với sức khỏe của chính mình
  • Tâm trạng chán nản xuất hiện hầu như cả ngày, xảy ra mỗi ngày.
  • Khó tập trung
  • Thiếu năng lượng dai dẳng
  • Lo lắng liên tục
  • Liên tục mất hứng thú tiến triển với mọi thứ
  • Thay đổi vị giác
  • Dễ bị kích thích quá mức
  • Giảm cân hoặc tăng cân rõ rệt
  • Không ngừng cảm thấy vô dụng hoặc tội lỗi
  • Cảm giác bất lực dai dẳng
  • Thay đổi thói quen sử dụng rượu hoặc ma túy

Nếu những triệu chứng này tồn tại dai dẳng, hoặc ảnh hưởng đến những mối quan hệ xã hội hay khả năng làm việc của bạn, hãy liên hệ với người tư vấn chuyên nghiệp. Bạn có thể gặp những tư vấn viên hoặc nhân viên xã hội thông qua các tổ chức chuyên nghiệp, chẳng hạn như Hiệp hội Nhân viên Xã hội Quốc gia (National Association of Social Workers) tại trang web http://www.naswdc.org hoặc Hiệp hội Tư vấn Hoa Kỳ (American Counseling Association) tại trang web www.cdvisoring.org hay qua số điện thoại 1-800-347-6647. Nếu bạn có ý nghĩ tự sát, hãy liên hệ với đường dây nóng tự tử ngay lập tức. Bạn có thể gọi 411 đối với một số địa phương, gọi 911 để được giúp đỡ hoặc kiểm tra mặt trước của danh bạ điện thoại của bạn để biết số điện thoại ngăn chặn tự tử hoặc đường dây nóng.

Tài liệu tham khảo

https://www.thenccs.org/emotions-parents

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích