menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 3 – Điều trị ung thư

user

Ngày:

15/12/2019

user

Lượt xem:

89

Bài viết thứ 03/14 thuộc chủ đề “Khi cha mẹ của bạn mắc ung thư”

Biên dịch: Nguyễn Đông Hải

Hiệu đính: Lê Trần Ánh Ngân, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Nhiều bạn trẻ muốn biết điều gì sẽ xảy ra trong quá trình cha mẹ họ điều trị bênh ung thư. Chương này giới thiệu vắn tắt về các phương pháp điều trị, cùng cơ chế và tác dụng phụ của chúng. Bạn có thể sẽ có thêm thắc mắc sau khi đọc xong chương này.  Hãy trò chuyện với cha mẹ hoặc nếu được thì hãy trao đổi với y tá hoặc nhân viên xã hội.

“Điều tồi tệ nhất là khi nhìn thấy cha tôi đau đớn. Một ngày nọ, tôi nói với cha về cảm nhận của tôi đối với tình trạng bệnh của ông. Cha nói rằng ông ấy nhìn trông tệ hơn nhiều so với cảm nhận. Tôi biết cha đang trong thời kỳ khó khăn, nhưng biết được ông ấy không bị tổn thương nhiều như tôi nghĩ khiến tôi cảm thấy tốt hơn rất nhiều.” Ashley, 15 tuổi.

Cơ chế của điều trị?

Điều trị ung thư nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng. Phương pháp điều trị lựa chọn cho cha mẹ bạn tùy thuộc vào:

  • Loại ung thư
  • Ung thư đã lan rộng chưa
  • Tuổi và tổng trạng của cha mẹ
  • Tiền sử bệnh tật của cha mẹ
  • Ung thư mới được chẩn đoán hay ung thư tái phát

Hãy nhớ rằng có hơn 100 loại ung thư, mỗi loại được điều trị theo những phương pháp khác nhau. Để biết thông tin về những người sẽ điều trị cho cha mẹ bạn, hãy xem Bảng A: Thành viên nhóm điều trị ung thư ở mặt sau của cuốn sách này.

Tác dụng phụ  khi điều trị là gì?

Các phương pháp điều trị ung thư phá hủy tế bào ung thư nhưng chúng cũng có thể làm tổn thương các mô hoặc cơ quan khỏe mạnh. Đó là tác dụng phụ của điều trị ung thư. Một số tác dụng phụ như đau dạ dày sẽ biến mất ngay sau đợt điều trị. Một số khác như cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài một thời gian sau khi kết thúc điều trị. Một vài người ít xảy ra tác dụng phụ do điều trị, trong khi những người khác lại gặp nhiều.

Tác dụng phụ khác nhau đối với mỗi người, ngay cả với những người được điều trị giống nhau. Bác sĩ sẽ giải thích những tác dụng phụ có thể xảy ra với cha mẹ bạn và đưa ra cách giải quyết.

Viết lại phương pháp sẽ được sử dụng để điều trị cho cha mẹ bạn:

_________________________________________________ _________________________________________________ _________________________________________________ _________________________________________________ _________________________________________________

Sử dụng bảng ở hai trang tiếp theo để tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị ung thư.

BẢNG ĐIỀU TRỊ

Bảng này mô tả sáu phương pháp điều trị ung thư, cách thực thực hiện và một số tác dụng phụ. Cha mẹ bạn có thể nhận được một hoặc nhiều phương pháp điều trị. Tùy thuộc vào từng phương pháp, cha mẹ bạn có thể đến điều trị trong ngày, hoặc phải ở lại bệnh viện.

Phương pháp điều trị

Phương pháp đó
là gì
?

Cách tiến hành?

Điều trị sẽ dẫn đến chuyện gì? (tác dụng phụ)

Phẫu thuật

Còn gọi là mổ

Cắt bỏ một khối u đặc Bác sĩ phẫu thuật sẽ mổ cắt bỏ khối u. Sử dụng thuốc mê cho bệnh nhân trong khi phẫu thuật. • Đau sau phẫu thuật• Mệt mỏi• Các tác dụng phụ khác phụ thuộc vào vị trí và độ rộng của vết mổ

Liệu pháp xạ trị 

Còn gọi là liệu pháp chiếu tia X

 

Sử dụng các tia năng lượng cao hoặc các hạt năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và thu nhỏ khối u Tia xạ có thể đến từ nguồn bên ngoài cơ thể hoặc từ nguồn  phóng xạ được đặt bên trong cơ thể gần các tế bào ung thư. • Cảm thấy mệt• Da đỏ hoặc đau • Các tác dụng phụ khác phụ thuộc vào vùng chiếu xạ trên cơ thể và liều lượng phóng xạ

Liệu pháp hóa trị

Sử dụng hóa chất để phá hủy các tế bào ung thư Hóa chất có thể ở dạng viên nang, được tiêm qua đường tiêm hoặc đường truyền tĩnh mạch (IV). Thường là những chu kỳ xen kẽ nhau giữa điều trị và nghỉ ngơi. • Đau dạ dày hoặc nôn

• Tiêu chảy hoặc táo bón

• Rụng tóc

• Mệt mỏi nhiều

• Loét miệng

Ghép tế bào gốc

Có thể ghép từ tế bào gốc tủy xương (BMT) hoặc là tế bào gốc từ máu ngoại vi (PBSCT)

 

Sử dụng tế bào gốc tìm được trong tủy xương hoặc máu. Việc này giúp phục hồi các tế bào gốc bị phá hủy bởi  hóa trị và/hoặc xạ trị liều cao. Ghép tế bào gốc sử dụng tế bào gốc từ bệnh nhân hoặc từ người hiến tặng. Trong nhiều trường hợp người hiến tặng là thành viên trong gia đình. Bệnh nhân được truyền tế bào gốc qua đường tĩnh mạch IV. Tác dụng phụ tương tự như hóa trị và xạ trị. Trong một số trường hợp, tác dụng phụ có thể nghiêm trọng hơn.

 

Liệu pháp Hormon

 

Điều trị bổ sung, ức chế hoặc loại bỏ hormone. Liệu pháp hormon được sử dụng để làm chậm hoặc ngăn cản sự phát triển của một số loại ung thư. Liệu pháp hormon có thể được dùng dưới dạng viên nang, thuốc tiêm hoặc qua miếng dán trên da. Đôi khi cần phải phẫu thuật loại bỏ các tuyến sản xuất ra loại hormone cụ thể. Nóng

Mệt mỏi

Thay đổi cân nặng

Thay đổi tâm trạng

Liệu pháp sinh học

Còn gọi là liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp sinh học sử dụng hệ thống bảo vệ của cơ thể (hệ thống miễn dịch) để chống ung thư. Bệnh nhân có thể dùng thuốc dưới dạng viên nang, đường tiêm hoặc qua đường truyền tĩnh mạch IV. Các triệu chứng giống như cúm như:

• Ớn lạnh

• Sốt

• Đau nhức cơ

• Ốm yếu

• Đau dạ dày hoặc nôn

• Tiêu chảy

Ngoài việc tiến hành một hay nhiều phương pháp điều trị ung thư, cha mẹ bạn cũng sẽ làm các xét nghiệm để kiểm tra đáp ứng với điều trị ung thư. Danh sách các xét nghiệm thường quy có thể tìm thấy trong Bảng B: Các xét nghiệm theo dõi ở mặt sau của cuốn sách này.

Những điều cần theo dõi

Một số phương pháp điều trị khiến cha mẹ bạn dễ bị nhiễm trùng. Điều này xảy ra do điều trị ung thư ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu, đó là các tế bào chống lại nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể làm nặng tình trạng bệnh. Vì vậy, cha mẹ bạn cần tránh những nơi đông người hoặc những người đang mắc bệnh có thể lây cho họ (cảm lạnh, cúm hoặc thủy đậu).

Bạn cần phải:

  • Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng hoặc sử dụng nước rửa tay khô để tránh lây lan vi trùng.
  • Tránh mời bạn bè bị ốm hoặc cảm lạnh về nhà.

Không ở gần cha mẹ nếu bạn bị ốm hoặc bị sốt.

Trao đổi thêm với cha mẹ về những điều chưa chắc chắn.

Sự chờ đợi

Thật khó khăn khi phải chờ đợi xem điều trị có hiệu quả hay không. Bác sĩ có thể thử một phương pháp điều trị, sau đó đổi sang một phương pháp khác. Một ngày cha mẹ bạn có thể cảm thấy tốt lên rất nhiều. Ngày hôm sau hoặc tuần lễ sau đó họ lại có thể cảm giác bị bệnh trở lại. Điều trị thường kéo dài trong nhiều tháng hoặc đôi khi nhiều năm. Sự thay đổi cảm xúc nhanh đến chóng mặt này khiến mọi người mệt mỏi.

Ai có thể trả lời các thắc mắc của tôi?

Hỏi cha mẹ hoặc những người lớn đáng tin cậy về những điều bạn thắc mắc. Hỏi ba hoặc mẹ bạn xem bạn có thể đi cùng cha mẹ đến buổi hẹn của họ với bác sĩ hay không. Cha mẹ có thể sắp xếp cho bạn trò chuyện với bác sĩ, điều dưỡng hoặc nhân viên xã hội để tìm hiểu thêm. Bạn nên chuẩn bị danh sách các câu hỏi.Khi bạn trò chuyện với họ, đừng do dự đặt câu hỏi:

• Hỏi ý nghĩa của những từ mới. Yêu cầu được giải thích thông tin theo cách khác nếu thấy bác sĩ giải thích khó hiểu.

• Yêu cầu xem mô hình hoặc hình ảnh về những điều bác sĩ đang nói. Hỏi những video hoặc podcast có thể xem để có thể tìm hiểu thêm.

• Hỏi thông tin của các nhóm hỗ trợ dành cho những người trẻ có thể gặp trực tuyến hoặc trong cộng đồng của bạn.“Tôi có nhiều thắc mắc nhưng không biết phải hỏi ai. Tôi hỏi mẹ xin cho tôi đi cùng đến buổi gặp bác sĩ và bà ấy đồng ý. Lần đầu tiên tôi chỉ ngồi đó. Các lần tiếp theo bác sĩ hỏi tôi có thắc mắc gì không và tôi đã hỏi vài câu. Nó dễ dàng hơn tôi nghĩ.” Katie, 14 tuổi.

Những vấn đề có thể bạn sẽ thắc mắc

• Cha mẹ tôi mắc loại ung thư nào?

• Cha mẹ tôi sẽ khỏe lên chứ?

• Loại ung thư này có di truyền trong gia đình không?

Những câu hỏi về điều trị

• Cha mẹ tôi sẽ được điều trị bằng phương pháp nào? Cha mẹ tôi có cần phải điều trị bằng nhiều phương pháp?

• Điều trị tiến hành như thế nào?

• Mọi người cảm thấy thế nào khi điều trị? Có đau không?

• Phương pháp điều trị này có được tiến hành thường xuyên hay không? Điều trị sẽ mất bao lâu?• Việc điều trị có làm thay đổi cách nhìn, cảm nhận hoặc hành động của người ta không?

• Điều gì xảy ra nếu phương pháp điều trị này không hiệu quả?

• Điều trị được tiến hành ở đâu? Tôi có thể đi cùng không?

Đây là nơi viết ra câu hỏi của riêng bạn:

_________________________________________________ _________________________________________________ _________________________________________________ _________________________________________________ _________________________________________________

Bạn có thể hỏi những vn đề này nhiều lần.Nếu bạn muốn đến thăm cha mẹ

Nếu cha mẹ của bạn đang ở trong bệnh viện, bạn có thể cảm thấy lo lắng khi đến thăm. Hãy tìm hiểu trước xem cha mẹ bạn đang như thế nào và điều gì có thể xảy ra. Hãy nhớ rằng họ vẫn là chính họ, dù đang bị bệnh. Đừng e ngại đặt câu hỏi cho cha mẹ và chia sẻ suy nghĩ của bạn. Bạn cũng có thể gọi, viết và gửi e-mail cho họ.

“Tôi thực sự muốn đến thăm, nhưng bệnh viện làm tôi lo sợ. Mùi bệnh viện khiến tôi khó chịu và tôi không muốn nhìn thấy cha tôi nằm đó với đống máy móc. Tôi đã viện cớ để không đến thăm, nhưng tôi nhớ cha rất nhiều. Rồi một ngày, một người hàng xóm chở tôi đến bệnh viện sau giờ học. Tôi đã đem theo bài tập về nhà và làm một số bài tập tại đó. Cha nhìn tôi trông thật hạnh phúc và điều đó làm tôi quên đi cảm giác xa lạ của nơi này.” – Keisha, 13 tuổi

Nơi cung cấp thêm thông tin

Để tìm hiểu thêm về loại ung thư mà cha hoặc mẹ của bạn mắc phải, hãy truy cập trang web của chúng tôi (www.cancer.gov). Bạn cũng có thể gọi đến Dịch vụ Thông tin về Ung thư theo số 1-800-4-CANCER (1-800-422-6237) để trao đổi thông tin với chuyên gia. Tất cả các cuộc gọi đều miễn phí và bảo mật.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/when-your-parent-has-cancer.pdf

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích