menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Thông tin chung về Chitosan

user

Ngày:

30/09/2021

user

Lượt xem:

1222

Bài viết thứ 08/53 thuộc chủ đề “Thảo mộc”

Biên dịch: Trần Nguyễn Đoan Thục

Hiệu đính: DS Điều Thị Ngọc Châu – Khoa Dược, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Tên gọi thông thường

  • Kitosan
  • Chitin
  • Polyglucosamine
Chitosan
Chitosan

Thông tin dành cho bệnh nhân & người nhà

Thông báo cho bác sỹ của bạn biết về bất kỳ thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm bổ sung nào bạn đang dùng, chẳng hạn như thảo mộc, vitamin, khoáng chất, dược liệu hay các bài thuốc nam, đông y. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể quản lý việc điều trị của bạn được tốt và an toàn hơn.

Chitosan có tác dụng như thế nào?

Một số sản phẩm chứa chitosan trên thị trường được quảng cáo rằng có tác dụng giảm cân và giảm cholesterol. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng để chứng minh những tác dụng này.

Thành phần chính trong chitosan (KY-to-san) là chitin, một chất được chiết xuất từ ​​vỏ của các sinh vật biển như tôm, tôm hùm,trai và từ thành tế bào của nấm Linh chi. Trên thị trường, chitosan được quảng cáo như một sản phẩm giảm cân do có khả năng liên kết với chất béo và cholesterol, từ đó ngăn chặn sự hấp thụ của các chất này. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiến hành trên người đã chỉ ra rằng chitosan không có tác dụng tăng đào thải chất béo. Ngược lại, các nghiên cứu khác cho thấy chitosan có thể giúp cải thiện mức cholesterol. Do đó, cần có nhiều thử nghiệm hơn nữa trước khi có thể đưa ra kết luận chắc chắn.

Chitosan được sử dụng trong nhiều sản phẩm y tế bao gồm hydrogel hay băng vết thương để tăng quá trình khả năng chữa lành vết thương và các ứng dụng khác trong nha khoa. Các nhà khoa học cho rằng chitosan có thể tăng cường quá trình hình thành mô mới.

Mục đích sử dụng

Giảm cân

Không có đủ bằng chứng để chứng minh tác dụng của chitosan khi dùng đơn độc mà không kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống hoặc tập thể dục để giảm cân.

Giảm cholesterol

Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy tác dụng chitosan, nhưng hiệu quả lâu dài vẫn chưa được biết.

Tác dụng tại chỗ để cải thiện quá trình chữa lành vết thương

Dựa trên các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm lâm sàng cho thấy chitosan cũng có tác dụng trong trường hợp này.

Không dùng chitosan nếu như

  • Bạn bị dị ứng với động vật có vỏ hoặc nấm: Chitosan đến từ một trong hai nguồn này.
  • Bạn đang dùng warfarin (Coumadin): Một báo cáo chỉ ra rằng chitosan có thể làm tăng tác dụng chống đông (gây chảy máu) của warfarin.

Phản ứng phụ

  • Táo bón
  • Đầy hơi
  • Chướng bụng, đau quặn bụng

Dành cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe

Tên khoa học

Deacetylated chitin bipolymer

Tóm tắt lâm sàng

Chitosan (KY-to-san) là một dẫn xuất của chitin, được chiết xuất từ ​​bộ xương ngoài của động vật giáp xác, bao gồm tôm, tôm hùm, trai, và từ thành tế bào của nấm Linh chi. Chitosan được sử dụng như một tá dược trong các công thức dược phẩm và trong các ứng dụng y sinh bao gồm băng vết thương. Chất này còn được ứng dụng để tạo thành một lớp màng có thể ăn được để bảo vệ thực phẩm khỏi bị hư hỏng. Chitosan được bán trên thị trường như thành phần tự nhiên từ các sinh vật biển để giúp kiểm soát cân nặng và cholesterol.

Các thí nghiệm trên động vật đã cho thấy tác dụng giảm cân của chitosan và các dẫn xuất. Sự kết hợp giữa capsaicin và chitosan trong một nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy tác dụng tương tự. Tuy nhiên, thử nghiệm trên người cho thấy các kết quả khác nhau. Mặc dù trên thị trường chitosan được quảng cáo có thể liên kết với chất béo, nhưng một số thử nghiệm lâm sàng đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc tăng đào thải chất béo hoặc giảm cân so với giả dược. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu khác cho thấy kết quả tích cực hơn khi sử dụng chitosan so với các thực phẩm bổ sung khác hoặc các can thiệp khác. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu và phân tích tổng hợp khác nhau cho thấy chitosan có thể làm giảm huyết áp tâm trương ở liều lượng cao hơn, cải thiện nồng độ lipid máu và có một số lợi ích trong việc thay đổi cân nặng. Tuy nhiên, vẫn cần tiến hành nhiều thử nghiệm hơn nữa trước khi có thể đưa ra kết luận chính xác.

Chitosan có thể làm tăng hoạt tính chống oxy hóa và giảm các chỉ số về stress oxy hóa ở người. Các dữ liệu lâm sàng hiện nay về hiệu quả đối với bệnh thiếu máu hoặc suy thận mãn tính còn hạn chế.

Các tác dụng phụ được báo cáo bao gồm táo bón và đau dạ dày. Bệnh nhân dị ứng với động vật có vỏ hoặc nấm nên thận trọng khi sử dụng các thực phẩm chức năng có chitosin.

Mục đích sử dụng

  • Tăng cholesterol
  • Giảm cân
  • Làm lành vết thương

Cơ chế tác động

Chitosan là một polysaccharide tự nhiên bao gồm các chất đồng trùng hợp glucosamine và N-acetylglucosamine. Chitosan cũng đã được chứng minh là khả năng phân hủy, không độc hại, không tạo ra phản ứng miễn dịch và tương thích sinh học, với các đặc tính tương tự như cellulose.

Trong một nghiên cứu in vitro, chitosan đã chứng minh tác dụng chống oxy hóa thông qua giảm carobonyl albumin và hydroperoxit và tác dụng này phụ thuộc vào thời gian sử dụng.

Trên các thử nghiệm trên động vật, tác dụng giảm cân đã được chứng minh thông qua sư thay đổi nồng độ leptin huyết thanh và protein phản ứng C hoặc 5 ’adenosine monophosphate kích hoạt protein kinase (AMPK) và ức chế gen liên quan đến lipogenesis (quá trình este hóa glycerol). Trong các thử nghiệm trên lợn, chitosan đã thay đổi các gen ảnh hưởng đến sự thèm ăn và hành vi ăn ở ruột non (NPY), mô mỡ (Leptin) và não (HCRT, INSR, NMB, GHR, PPARG, NPY5R). Chitosan cũng điều chỉnh sự biểu hiện gen FABP2, tăng nồng độ leptin huyết thanh và thay đổi đáng kể số lượng vi sinh vật đường ruột. Ở loài gặm nhấm béo phì do chế độ ăn giàu chất béo gây ra, chitosan oligosaccharides cải thiện rối loạn lipid máu và ngăn ngừa tăng trọng lượng cơ thể bằng cách ức chế sự biệt hóa tế bào mỡ. Là một chất xơ không hòa tan, polyglucosamines chitosan trọng lượng phân tử thấp có thể liên kết với chất béo trong lòng ruột, tạo thành một phức hợp được vi khuẩn ruột sử dụng một phần và loại bỏ một phần, tuy nhiên, cần sử dụng chất này ở nồng độ thích hợp. Một trong những nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các cơ chế giảm cân nhiều khả năng có thể bao gồm việc tiêu hao năng lượng của vi khuẩn, và do nhận thấy sự tăng đào thải acetat và glucose, có thể một lượng lớn các chất béo và glucose có sẵn đã trở thành thức ăn cho  vi khuẩn trong đại tràng.

Tác dụng hạ cholesterol máu của chitosan trong các thử nghiệm trên chó đã được chứng minh rằng không phải do giảm khả năng hấp thu cholesterol hay tăng đào thải chất béo (tăng nồng độ sterol trong phân), do đó không có khả năng chitosan liên kết với các acid mật. Nguyên nhân ở đây có thể là do ảnh hưởng của chất xơ đối với cảm giác no và cảm giác no làm giảm cảm giác thèm ăn và do đó làm giảm cholesterol.

Các nghiên cứu trên người cho thấy rằng không có khả năng chitosan liên kết với chất béo trong ruột, và do đó không thể sử dụng với mục đích này.

Sử dụng chitosan tại chỗ giúp làm tăng nhanh quá trình chữa lành vết thương bằng cách kích thích tái tạo mô. Các cơ chế bao gồm hình thành chất nền fibronectin dạng gel tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của tế bào biểu mô vào bên trong và sự hình thành phức hợp heparin-chitosan kích hoạt các yếu tố tăng trưởng liên kết với heparin.

Chống chỉ định

Vì các sản phẩm chitosan có nguồn gốc từ động vật có vỏ hoặc nấm, những bệnh nhân bị dị ứng với loại động vật trên nên sử dụng chitosan một cách thận trọng.

Tác dụng không mong muốn

Các triệu chứng táo bón, đầy hơi và tiêu chảy

Tương tác thảo dược – thuốc

Warfarin (Coumadin): Đã có báo cáo về trường hợp của một người đàn ông 83 tuổi bị bệnh tim mạch với cao huyết áp, đái tháo đường type 2 và rung nhĩ mãn tính được sử dụng warfarin, chitosan dường như làm tăng tác dụng chống đông máu của thuốc này.

Tài liệu tham khảo

Chitosan

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích