menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Trầm cảm sau sanh và vai trò của người chồng

user

Ngày:

17/04/2018

user

Lượt xem:

358

Bài viết thứ 58/65 thuộc chủ đề “Các bài viết của Bác sĩ Lê Tiểu My”

Một số kết quả nghiên cứu về trầm cảm sau sinh

Nguy cơ trầm cảm sau sanh luôn có ở tất cả phụ nữ, không chừa một ai, có chăng chỉ là cao hay thấp thôi.

Nhưng trước giờ, mình chỉ nghe chung chung một số trường hợp dễ bị trầm cảm sau sanh như bà mẹ thu nhập thấp, áp lực cuộc sống nặng nề hoặc bị trầm cảm trước và trong thai kỳ. Tuy nhiên, có một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Sản Phụ khoa của Mỹ (tháng 5/2017) cho rằng nếu phụ nữ mang thai thấy không hài lòng với bạn đời cũng có thể dẫn đến trầm cảm sau sanh.

Người ta phỏng vấn gần 3000 bà mẹ từ 18-35 tuổi, mang thai lần đầu, về sự hài lòng với chồng/ bạn đời. Thời điểm phỏng vấn là 3 tháng cuối thai kỳ và sau sanh một tháng. Và kết quả cũng không khó đoán là những ai thấy “bực mình” ông chồng quá, bất mãn hay thất vọng về chồng thì dễ bị trầm cảm sau sanh hơn những ai thấy hài lòng với quan hệ hôn nhân của mình. Những bà mẹ trẻ <30 tuổi lại dễ bị trầm cảm hơn.

Từ kết quả này, cho thấy:

  • Nếu bạn < 30 tuổi, mang thai lần đầu, bạn hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về mang thai và chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Nếu quan hệ tình cảm vợ chồng trục trặc, không tốt đẹp, có thể là yếu tố quan trọng trong dự đoán trầm cảm sau sanh. Gia đình, bạn bè, hay thậm chí là bác sĩ biết điều này để giúp đỡ các bà mẹ mang thai. Nhận biết sớm là điều quan trọng trong chẩn đoán và điều trị trầm cảm.
  • Nếu mỗi anh chồng biết điều này thì quanh những thời điểm nhạy cảm (trước và sau sanh) nên tử tế một chút, hạn chế mọi việc làm tổn thương vợ – bạn đời của mình. Hãy hiểu đơn giản nhất, nếu việc anh làm xảy ra ở một thời điểm khác, thì sự tổn hại có thể thấp hơn.
  • Nói vậy không có nghĩa là chỉ việc tử tế ở 3 tháng cuối thai kỳ và tháng đầu sau sanh, bởi vì đâu có tình cảm hay sự thương yêu nào được định lượng, đo lường trong khoảng thời gian nhất định.

Trích dẫn một số yếu tố nguy cơ trầm cảm để bạn tham khảo

Trong thai kỳ

  • Lo lắng-căng thẳng quá mức
  • Thai ngoài ý muốn
  • Thu nhập thấp
  • Học vấn thấp
  • Hút thuốc lá
  • Mẹ đơn thân…

Sau sanh

  • Sang chấn Sản khoa
  • Sanh non
  • Trẻ phải săn sóc đặc biệt
  • Tiền sử trầm cảm sau sanh…
Xem thêm bài Trầm cảm sau sinh của Ths. BS. Nguyễn Khánh Linh và Lê Minh Hòa 

Tài liệu tham khảo

  1. Bài gốc đăng trên tạp chí Obstetrics & Gynecology – 6/5/2017
  2. https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1375341485895765
keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích