menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Thất bại trong điều trị hiếm muộn

user

Ngày:

24/07/2023

user

Lượt xem:

163

Bài viết thứ 70/65 thuộc chủ đề “Các bài viết của Bác sĩ Lê Tiểu My”

Bài này hơi khó đọc, mình lượt dịch trên website của một tổ chức ở Mỹ. Nhiều khi muốn động viên bệnh nhân, nhưng thật sự mình chưa đủ “tầm” để cảm nhận hết nỗi đau và mất mát. Và ở đâu có cảm thông, ở đó có chia sẻ…

Mong bạn tìm được lý do để tiếp tục sau thất bại. Đường còn dài, còn cần bạn cố gắng, nếu còn có thể…

BƯỚC TIẾP…

Trải lòng của một bác sĩ tư vấn tâm lý cho bệnh nhân vô sinh.

Một phụ nữ tìm đến tôi và tâm sự, rằng cô thấy lo sợ khi nghĩ đến bước vào một chu kỳ điều trị mới. Khi nào tiếp tục điều trị, bước vào một chu kỳ điều trị tiếp theo hoặc dừng quá trình điều trị…đều là những quyết định không dễ dàng. Là một bác sĩ tâm lý, tôi có dịp suy ngẫm nhiều về câu hỏi “khi nào mình có thể lại tiếp tục điều trị vô sinh”.

Đánh mất, mất mát…là một phần của quá trình điều trị vô sinh.

Khi bạn đọc đến những dòng này, nghĩa là rất có thể bạn từng nếm trải mất mát. Có thể là bạn vừa sẩy thai; bạn không thể có thai tự nhiên mà phải cần đến hỗ trợ, can thiệp của Y học. Hoặc, lúc nào đó bạn tự thấy rằng, suốt đời này, rất có thể bạn không có được trải nghiệm mang thai và sinh nở. Gia đình của bạn chỉ có hai người và không có những đứa trẻ. Và đôi khi, bạn thấy mất kiểm soát…

Các cặp vợ chồng hiếm muộn bước vào điều trị với mong muốn “thành công”, nhưng điều cần chuẩn bị là khả năng tiếp nhận thông tin mới, ra quyết định tốt nhất về những gì cần làm tiếp theo. Hơn nữa là kỹ năng “bình phục” đối với những biến cố trong cuộc sống.

Những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay mở ra cơ hội lớn lao trong điều trị vô sinh, bơm tinh trùng, thụ tinh ống nghiệm, PGD, cho nhận trứng, cho nhận tinh trùng, phôi….Bất kỳ phương pháp nào trong số đó cũng có thể là lựa chọn của bạn mà bạn không hề hiểu nó là cái gì. Thế nên, lo lắng và sợ hãi là điều rất tự nhiên, khi bạn phải chọn lựa những điều bạn cảm thấy vô cùng xa lạ.

Nhưng vô sinh là cả một quá trình, không phải là một sự kiện tức thì. Có nghĩa là, chúng ta sẽ cùng sống với nó, cùng trải nghiệm quá trình đó. Chính những trải nghiệm này giúp chúng ta chấp nhận, lựa chọn. Có thể, các bạn phải trải qua những khoảnh khắc buồn lo, bầu không khí mệt mỏi, nhưng đó là một phần rất bình thường của cuộc sống này. Điều đó không có nghĩa là chúng ta đóng hết mọi cánh cửa lại.

Bạn có thể tự hỏi mình mấy câu, để hiểu mình hơn:

Quan niệm về “kiến tạo gia đình” của mình là gì?

Mình có quá khắt khe với chính mình? Mình có nên can đảm chịu đựng những khó chịu về thể chất, tinh thần, không nên từ bỏ hay không?

Mình đã tìm hiểu đầy đủ về những lựa chọn của mình chưa?

Mình có nhận được đầy đủ trợ giúp chưa?

Mình có ai bên cạnh để nói ra những sợ hãi của mình hay không?

Không có con không có phải là kết cục bi đát, và mất mát không phải là điều không có hậu, không có nghĩa là cuộc sống này chẳng còn gì hay ho. Mất mát đôi khi là lúc nhường chỗ cho điều mới đến…

Để vượt qua mất mát, bạn phải cho phép bản thân mình đau buồn, đồng thời cho phép bản thân mình tiếp nhận những điều mới đến.

Lược dịch từ: Beyond loss: moving ahead www.resolve.org

Tài liệu tham khảo

Facebook Bác sĩ Lê Tiểu My

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích