menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Những nguyên nhân nào gây ra ban xuất huyết dạng chấm ở trẻ em?

user

Ngày:

25/07/2015

user

Lượt xem:

9926

Bài viết thứ 08/15 thuộc chủ đề “Triệu chứng bệnh Nhi khoa”

Đặc trưng của Ban xuất huyết dạng chấm (hoặc nốt xuất huyết) là ban không mất đi khi ấn mạnh lên như khi sử dụng phương pháp dấu ấn kính.

Bài viết này cung cấp cho các bạn đọc thông tin cũng như hình ảnh về các ban xuất huyết dạng chấm và các nốt xuất huyết.

Máu chảy vào các lớp da gây nên các chấm xuất huyết và nốt xuất huyết. Các chấm xuất huyết thường nhỏ (thông thường < 3 mm) và các nốt xuất huyết có kích thước lớn hơn (khoảng 3-10 mm). Tương tự, các vùng phát ban có kích thước lớn hơn 10 mm được gọi là các mảng xuất huyết (để giúp bạn đọc dễ hiểu bài viết này chỉ để cập đến chấm xuất huyết và nốt xuất huyết ở bài viết này).

Đôi khi chứng phát ban ban đầu chỉ là chấm xuất huyết da sau đó tiến triển thành nốt xuất huyết, vì vậy cả loại ban này (đốm xuất huyết – petechical và chấm xuất huyết – purpuric) có thể xuất hiện trên cùng 1 bệnh nhân hoặc một trong hai triệu chứng xuất hiện riêng lẻ ở những bệnh nhân khác.

  • Chấm xuất huyết là gì?
  • Chấm xuất huyết có hình dạng thế nào?
  • Nốt xuất huyết là gì?
  • Những nguyên nhân nào gây nốt xuất huyết ở trẻ em?
  • Trẻ đã tiêm phòng rồi có thể bị nhiễm não mô cầu nữa không?

Chấm xuất huyết là gì?

Chấm xuất huyết là dạng ban với những chấm màu hồng hoặc đỏ mà không bị mất đi dưới tác dụng của áp lực khi bạn ấn lên vùng ban hay nói cách khác màu sắc vùng ban không thay đổi.

Phương pháp dấu ấn kính là phương pháp hiệu quả nhất để nhìn rõ các chấm xuất huyết. Bạn ấn lên ban xuất huyết bằng 1 tấm kính và bạn nhìn qua tấm kính thấy màu sắc ban xuất huyết không thay đổi.

Đây có thể trường hợp rất nguy hiểm của phát ban, vì vậy hãy đọc kỹ bài viết này nếu con bạn có những ban màu hồng hoặc đỏ và không biến mất khi bạn ấn lên nó và hãy xử lý trước khi quá muộn.

Chấm xuất huyết có hình dạng thế nào?

Chấm xuất huyết là các đốm hồng hoặc đỏ kích thước nhỏ, xuất hiện trên da và không mất đi khi ấn (căng da hoặc dấu ấn kính). Nó thường có kích thước < 3 mm và hơi khó nhận ra.

Bài viết này có hình ảnh minh họa cho chấm xuất huyết và cả phương pháp dấu ấn kính. Một vài vùng ban nhìn rất rõ ràng, một số vùng ban khó nhìn thấy, vài ban lại nhỏ xíu như mũi nhọn của chiếc đinh ghim. Có một điểm chung duy nhất của những vùng ban này là nó vẫn xuất hiện khi bị tác động một lực bởi tấm kính, và không bị nhợt hay mất đi khi bị ấn vào.

Khi xuất huyết lớn hơn (kích thước trên 3 mm), chúng tạo thành các nốt xuất huyết, và phát ban trường hợp này được gọi là nốt xuất huyết thay cho chấm xuất huyết.

Chấm xuất huyết và nốt xuất huyết đều gây ra bởi máu chảy vào các lớp da.

Chấm xuất huyết Dấu ấn kính

Petechiae (Chấm xuất huyết)

Glass Test (Dấu ấn kính)

Trong 2 bức ảnh trên, ban rất khó nhận ra và nó chỉ nhỏ như đầu của mũi ghim nhưng vẫn thấy rõ ràng khi ta ấn mạnh vào vùng ban đó. Hai hình bên dưới này cùng một bệnh nhân nhưng tôi đã đánh dấu chấm xuất huyết (trong vòng tròn nhỏ).
Chấm xuất huyết Dấu ấn kính

Petechiae (Chấm xuất huyết)

Glass Test (Dấu ấn kính)

Các phát ban dưới đây nhìn rõ ràng hơn một chút.

Vùng phát ban dạng chấm Dấu ấn kính

Vùng phát ban dạng chấm

Glass test (Dấu ấn kính)

Những hình ảnh dưới cùng của bài viết này là hình ảnh dạng lan rộng không dễ bỏ qua, gọi là ban xuất huyết lan rộng (với một vài mảng xuất huyết). Ban này là dạng tiến triển của trường hợp nhiễm trùng não mô cầu, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với diễn biến rất nhanh và có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Những ban dạng này nhìn khá rõ ràng. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng giống như trường hợp ta đã thấy ở những bức ảnh đầu tiên. Đôi khi, những phát ban như những chấm đỏ nhỏ như đầu ghim – chìa khóa để nhận biết chấm xuất huyết là khi bạn ấn vào những chấm đỏ ấy, nó không bị nhạt đi (bị mất màu đỏ), và bạn vẫn nhìn thấy nó khi ấn mạnh tấm kính lên vùng ban. Bạn cần phải thận trọng và khi có bất cứ nghi ngờ nào về những ban hồng hoặc đỏ ấy, hãy áp dụng ngay biện pháp dấu ấn kính và có chăm sóc y tế khẩn cấp trong những trường hợp ban không bị nhợt màu đi,

Nốt xuất huyết là gì?

Nốt xuất huyết tương tự như chấm xuất huyết nhưng kích thước lớn hơn (> 3 mm), và thường có màu hồng nhiều hơn là ban màu đỏ. Một đứa trẻ có thể có một vài chấm xuất huyết nhỏ và một vài vùng nốt xuất huyết rộng hơn.

Nốt xuất huyết Dấu ấn kính

Purpura (nốt xuất huyết)                                    Glass test (Dấu ấn kính)

Những nguyên nhân nào gây chấm hay nốt xuất huyết ở trẻ?

Có nhiều nguyên nhân gây ban xuất huyết ở trẻ nhỏ trong đó có một vài nguyên nhân nguy hiểm. Nếu bé nhà bạn có các chấm hoặc nốt xuất huyết, bạn cần tìm đến các chăm sóc y tế đặc biệt trong trường hợp phát ban gây ra bởi các nguyên nhân nguy hiểm.

Những nguyên nhân nguy hiểm gây xuất huyết ở trẻ bao gồm

  • Nhiễm não mô cầu: phát ban có thể bắt đầu như một vùng ban xung huyết (ban mất khi ấn), và bé có thể bị sốt. Vùng phát ban có thể xuất hiện đầu tiên ở mắt. Tình trạng này rất nguy hiểm và nó có thể gây ra sốc hoặc tử vong. Cần phải có các biện pháp chăm sóc y tế kịp thời.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát: ban thường là những nốt xuất huyết nhiều hơn trường hợp những chấm xuất huyết. Bé nhà bạn có thể khởi phát với những vết bầm tím thường dễ xảy ra. Nguyên nhân do số lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường, tiểu cầu là yếu tố giúp đông – cầm máu. Bệnh thường tự giới hạn theo thời gian nhưng cũng có trường hợp cần phải được điều trị thuốc. Hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán xác định bệnh..
  • Bệnh bạch cầu: đây là 1 loại ung thư tủy xương và gây giảm các tế bào máu bao gồm tế bào đông – cầm máu. Trẻ nhìn nhợt nhạt và dễ bị nhiễm trùng. Hãy đến gặp bác sĩ sớm để việc điều trị đạt hiệu quả cao.
  • Nhiễm trùng nặng: Bất cứ dạng nhiễm trùng nặng nào cũng ảnh hưởng đến cơ chế đông máu bình thường của cơ thể. Nếu trẻ bị sốt và có những chấm xuất huyết hay nốt xuất huyết, bạn cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế sớm nhất có thể.

Một số nguyên nhân khác gây xuất huyết dạng chấm hoặc nốt bao gồm

  • Nhiễm virus, đặc biệt là nhiễm enterovirus (một loại virus gây bệnh viêm đường ruột ở trẻ).
  • Xuất huyết dạng thấp – Henoch-Schonlein (HSP): loại bệnh liên quan đến da, khớp, đường ruột, thận. Bệnh này thường tự khỏi, việc điều trị là không cần thiết nhưng cũng nên gặp bác sĩ để chẩn đoán và kiểm tra trong trường hợp liên quan đến thận.
  • Mặc quần áo bó sát người.
  • Nôn hoặc ho mạnh, trong trường hợp này ban xuất huyết thường chỉ xuất hiện ở vùng mặt và trên ngực.

Ban xuất huyết dạng thấp

Ban xuất huyết dạng thấp – HSP

Trẻ đã tiêm phòng rồi có thể bị nhiễm não mô cầu nữa không?

Nhiễm khuẩn huyết não mô cầu
Nhiễm khuẩn huyết não mô cầu

Có vài dạng nhiễm khuẩn huyết não mô cầu, trẻ em thường chỉ được chủng ngừa 1 loại nhiễm khuẩn, vì thế trẻ được tiêm phòng rồi vẫn có thể mắc nhiễm khuẩn huyết não mô cầu.

Các quốc gia khác nhau sẽ tiêm phòng các loại nhiễm khuẩn huyết não mô cầu khác nhau dựa vào tình hình thực tế tại mỗi quốc gia.

Nếu trên cơ thể trẻ xuất hiện các chấm xuất huyết, hãy thận trọng và đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời. An toàn cho trẻ là điều tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

http://www.baby-medical-questions-and-answers.com/petechial-rash.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích