menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Chấn thương đầu ở trẻ em do ngược đãi

user

Ngày:

18/08/2015

user

Lượt xem:

130

Bài viết thứ 12/15 thuộc chủ đề “Triệu chứng bệnh Nhi khoa”

Chấn thương đầu do ngược đãi hay tổn thương não do chấn thương từ các tác động bên ngoài còn được gọi là hội chứng trẻ bị lắc, là một dạng của tình trạng chấn thương đầu do tác động bên ngoài.

Chấn thương đầu do ngược đãi có thể gây ra bởi trẻ bị đánh trực tiếp vào đầu, bị đánh rơi, bị ném hoặc bị rung lắc. Chấn thương đầu là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở những trẻ bị ngược đãi ở Hoa Kỳ.

Chấn thương đầu ở trẻ em do ngược đãiNhững chấn thương này xảy ra như thế nào?

Không giống như những dạng tổn thương đầu do tác động từ bên ngoài khác, chấn thương đầu do ngược đãi bị gây ra bởi trẻ bị người khác rung lắc rất mạnh. Do đặc điểm giải phẫu mà trẻ rất dễ gặp phải những chấn thương gây ra bởi những hành động rung lắc mạnh.

Những chấn thương do bị ngược đãi thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, tuổi thường gặp nhất là từ 3-8 tháng tuổi. Mặc dù vậy, những tổn thương này vẫn có thể gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

Những người gây ra những chấn thương này thường là cha mẹ của trẻ hoặc là người chăm sóc trẻ. Nguyên nhân là do bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ bị căng thẳng hoặc mệt mỏi khi trẻ khóc. Thật không may, khi rung lắc trẻ lại đem lại tác dụng mong muốn là trẻ ngừng khóc nhưng đồng thời não trẻ cũng bị tổn thương.

Gần 60% trường hợp chấn thương do rung lắc là trẻ trai. Những trẻ sống ở những gia đình mà có mức sống dưới mức nghèo khổ sẽ có nguy cơ cao gặp phải những chấn thương hoặc những tình trạng lạm dụng khác. Ước tính rằng từ 65-90% người gây ra những chấn thương cho trẻ là nam giới (là cha hoặc bạn trai của mẹ trẻ) và thường ở độ tuổi 20.

Khi một người nào đó lắc trẻ quá mạnh thì đầu của trẻ bị xoay trong khi cổ của trẻ còn quá yếu vì các cơ chưa phát triển đầy đủ nên không thể giữ vững đầu trẻ. Những chuyển động quá mạnh như vậy sẽ làm cho não bộ của trẻ đập vào hộp sọ theo hướng trước sau, thỉnh thoảng làm đứt các mạch máu, các dây thần kinh và xé rách nhu mô não, gây bầm dập nhu mô não, hoặc xuất huyết nội sọ.

Những tổn thương não bộ có thể nặng nề hơn nếu như tình trạng rung lắc của trẻ bị ngừng lại đột ngột do trẻ bị đập đầu vào tường hoặc vào thành nôi, đệm. Bởi vì lực ra tốc và giảm tốc sẽ gây ra một tác động rất mạnh. Sau khi bị rung lắc, tình trạng phù não sẽ làm tăng áp lực nội sọ, đè ép các mạch máu, gia tăng tổn thương những cấu trúc tinh tế của não bộ.

Những tương tác thông thường như để bé nhảy nhót nhẹ nhàng trên đùi của bạn thì không hề gây hại gì. Điều quan trong hãy nhớ, không được rung lắc trẻ trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Hậu quả của chấn thương đầu do ngược đãi?

Chấn thương đầu do ngược đãi thường gây ra những thương tổn không hồi phục. Trong những trường hợp nghiêm trọng, đứa trẻ có thể bị tử vong.

Trẻ có thể gặp phải những vấn đề sau:

  • Mù hoàn toàn hoặc mất một phần thị trường.
  • Bị điếc.
  • Co giật.
  • Chậm phát triển.
  • Sa sút trí tuệ.
  • Khó khăn trong học tập hoặc nói.
  • Gặp vấn đề về ghi nhớ hoặc khả năng tập trung.
  • Chậm phát triển tinh thần nặng.
  • Bại não.

Thậm chí, trong những trường hợp nhẹ hơn, đứa trẻ có vẻ bình thường sau khi bị rung lắc nhưng về lâu dài chúng vẫn có thể gặp phải một hay nhiều vấn đề trên.

Đôi khi những dấu hiệu đầu tiên không được chú ý cho đến khi đứa trẻ đi học và bắt đầu biểu hiện những rối loạn hành vi hoặc khó khăn trong học tập. Nhưng tại thời điểm này rất khó để kết luận rằng vấn đề mà trẻ gặp phải hiện tại liên quan tới tình trạng trẻ bị lắc trong quá khứ.

Dấu hiệu và triệu chứng

Trong tất cả các trường hợp chấn thương đầu do ngược đãi thì thời gian, lực lắc, số lần trẻ bị lắc cũng như các tác động khác có liên quan đều ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Trong những trường hợp nghiêm trọng, đứa trẻ có thể nhập viện ở phòng cấp cứu trong tình trạng trẻ hôn mê, co giật hoặc bị sốc. Nhưng trong nhiều trường hợp, đứa trẻ sẽ không được đưa đến bệnh viện và được chăm sóc y tế nếu không có những biểu hiện nghiêm trọng trên.

Trong trường hợp ít nghiêm trọng hơn, trẻ có thể có các triệu chứng sau:

  • Li bì.
  • Kích thích.
  • Nôn mửa.
  • Bú kém, khó nuốt.
  • Chán ăn.
  • Không cười, không nói.
  • Kém linh hoạt.
  • Co giật.
  • Khó thở.
  • Thay đổi ý thức.
  • Kích thước đồng tử không đều.
  • Mất khả năng di chuyển đầu.
  • Mất khả năng tập trung nhìn vào một điểm hoặc chuyển động.

Chẩn đoán

Rất nhiều trường hợp trẻ bị chấn thương do ngược đãi nhưng khi trẻ được đưa vào bệnh viện thì cha mẹ trẻ không khai báo với nhân viên y tế (chấn thương im lặng). Việc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ không khai báo trẻ bị chấn thương do ngược đãi hoặc bị lắc, do vậy thầy thuốc không chú ý tìm kiếm những dấu hiệu thực thể hoặc các dấu hiệu tổn thương tinh tế. Do vậy, trong nhiều trường hợp trẻ bị chấn thương nhưng không được chẩn đoán xác định.

Trong nhiều trường hợp không nghiêm trọng, đứa trẻ không được đưa tới bác sĩ. Trong những trường hợp mà những triệu chứng ít nghiêm trọng như nôn mửa, kích thích thì có thể bị chẩn đoán nhầm với các nguyên nhân không do ngược đãi khác.

Không may, trừ phi bác sĩ có lý do nghi ngờ trẻ bị lạm dụng, nếu không trong những trường hợp nhẹ như trẻ ngủ lịm, kích thích hay kém ăn thường bị chẩn đoán nhầm với tình trạng nhiễm virus hoặc cơn Colic.

Nếu không có bất kỳ nghi ngờ nào về việc trẻ bị ngược đãi và không có bất kỳ sự can thiệp nào đối với bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ thì đứa trẻ có thể sẽ tiếp tục bị rung lắc và sẽ làm nặng thêm các thương tổn não bộ.

Nếu bác sĩ nghi ngờ hội chứng trẻ bị lắc thì cần tìm kiếm các dấu hiệu sau:

  • Xuất huyết võng mạc.
  • Gãy xương sọ.
  • Phù não.
  • Khối tụ máu ngoài màng cứng (khối máu tụ đè ép lên bề mặt não bộ).
  • Gãy xương sườn hoặc sương dài (gẫy tay, chân).
  • Bầm tím ở đầu, mặt, cổ.

Sự phát triển và giáo dục trẻ

Tổn thương não bộ là tổn thương nghiêm trọng nhất ở những trẻ bị chấn thương do ngược đãi, nó dẫn đến hầu hết các vấn đề nghiêm trọng mà trẻ gặp phải. Ví dụ, một đứa trẻ khi mất đi khả năng nhìn thì chúng không thể học bằng cách quan sát, do đó làm mất đi toàn bộ khả năng học tập của trẻ.

Sự phát triển của ngôn ngữ, thị giác, khả năng thăng bằng, phối hợp vận động phát triển ở các mức độ khác nhau sau khi sinh, chúng đều có khả năng bị ảnh hưởng khi trẻ bị chấn thương đầu do ngược đãi. Những khiếm khuyết này khiến trẻ cần phải được điều trị vật lý trị liệu tăng cường để giúp trẻ có thể có được những kỹ năng phát triển dựa trên phần não bộ không bị tổn thương.

Khi trẻ lớn lên, những đứa trẻ bị hội chứng lắc cũng giống như trẻ sơ sinh đòi hỏi phải được giáo dục đặc biệt và tiếp tục các liệu pháp điều trị để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, kỹ năng sống hàng ngày, khả năng tự mặc quần áo.

Trước 3 tuổi trẻ cần phải nhận được liệu pháp điều trị ngôn ngữ và thể chất từ y tế cộng đồng. Các trường học cũng tăng cường việc cung cấp thông tin và đánh giá sự phát triển cho trẻ dưới 3 tuổi. Bố mẹ của trẻ có thể.

 

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích