menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Cấy ghép tủy xương (Cấy ghép tế bào gốc) là gì?

user

Ngày:

15/10/2018

user

Lượt xem:

7872

Bài viết thứ 01/02 thuộc chủ đề “Ghép tủy/Tế bào gốc trong điều trị ung thư”

Ghép tủy xương hay còn gọi là ghép tế bào gốc là một phương pháp điều trị cho một số bệnh ung thư như ung thư bạch cầu, đa u tủy xương, hoặc một số loại u hạch bạch huyết. Các bác sĩ cũng điều trị một số bệnh về máu bằng phương pháp ghép tế bào gốc.

Trước đây, ghép tế bào gốc thường được gọi là ghép tủy xương do tế bào gốc được tổng hợp nơi tủy xương. Thay vì tổng hợp ở tủy xương, các tế bào gốc còn được tìm thấy ở trong máu. Chính vì thế nên ngày nay người ta gọi là ghép tế bào gốc.

Tại sao tủy xương và tế bào gốc lại quan trọng?

Tủy xương là một phần của xương tạo ra các tế bào máu. Tủy xương là những mô mềm, xốp nằm bên trong xương. Tủy xương chứa các tế bào gốc tạo máu – là những tế bào có khả năng biệt hóa thành một vài loại tế bào khác. Chúng cũng có thể tạo thành những tế bào tủy xương. Hoặc cũng có thể trở thành bất kì loại tế bào máu nào.

Một số loại ung thư và bệnh khác ngăn cản quá trình phát triển bình thường của các tế bào gốc. Nếu các tế bào gốc phát triển không bình thường thì các tế bào máu chúng tạo ra cũng sẽ không bình thường. Vì thế việc ghép tế bào tủy xương sẽ cho cơ thể những tế bào gốc mới. Từ đó tạo ra các tế bào máu khỏe mạnh.

Các loại ghép tế bào máu

Dưới đây sẽ bàn luận về các loại ghép tế bào gốc chính và một số lựa chọn khác.

Ghép tự thân. Cũng được gọi là ghép AUTO hay hóa trị liều cao kết hợp với truyền tế bào gốc.

Với phương pháp ghép AUTO, ung thư sẽ được điều trị bằng cách dùng chính tế bào gốc của người bệnh. Đầu tiên, các tế bào gốc sẽ được thu nhận và làm đông. Tiếp theo, bệnh nhân trải qua quá trình hóa trị hoặc đôi khi là xạ trị. Sau đó, các tế bào gốc được làm đông trước đó sẽ được làm tan và được đưa lại vào trong máu của bệnh nhân thông qua một ống truyền tĩnh mạch (IV).

Sau 24 giờ các tế bào gốc đến được tủy xương, bắt đầu phát triển, phân chia và tạo ra lại các tế bào máu khỏe mạnh.

Dị ghép. Hay còn gọi là cấy ghép ALLO. Với phương pháp cấy ghép ALLO, bệnh nhân sẽ nhận tế bào gốc của một người khác. Việc tìm ra người hiến có tế bào gốc phù hợp với bệnh nhân là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi trong bạch cầu của bệnh nhân có loại protein gọi là hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA). Người hiến phù hợp là người có protein HLA gần giống nhất với bệnh nhân.

Các protein ghép có thể tạo ra biến chứng nghiêm trọng được gọi là tình trạng tế bào ghép chống lại vật chủ (GVHD). Các tế bào khỏe mạnh từ người hiến có thể tấn công các tế bào của bệnh nhân vì thế người tương thích nhất chính là anh chị em nhưng cũng có thể là các thành viên khác trong gia đình hoặc người hiến.

Khi đã tìm được người hiến, bệnh nhân sẽ thực hiện hóa trị đôi khi đi kèm với xạ trị. Sau đó bệnh nhân sẽ nhận được các tế bào gốc thông qua truyền tĩnh mạch (IV). Các tế bào trong cấy ghép ALLO thường không bị đóng băng nên các tế bào sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân sớm nhất có thể sau khi đã hóa trị hoặc xạ trị.

Có 2 loại ghép ALLO. Việc lựa chọn loại phù hợp hơn với bệnh nhân phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe và bệnh đang được điều trị.

  • Loại Ablative – sử dụng hóa trị liều cao.
  • Loại cường độ thấp – sử dụng hóa trị liều nhẹ hơn.

Nếu như không tìm được người hiến phù hợp thì vẫn còn nhiều lựa chọn khác cho bệnh nhân. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xác định loại ghép nào sẽ hoạt động hiệu quả nhất cho nhiều người khác nhau.

  • Ghép tế bào gốc từ máu dây rốn. Là một trong những lựa chọn nếu như không tìm được người hiến phù hợp bằng cách sử dụng máu ở dây rốn.
  • Cấy ghép bố mẹ – con cái và cấy ghép không tương thích kiểu gen đơn bội. Những loại cấy ghép này đang được sử dụng thường xuyên hơn. Tỷ lệ phù hợp chỉ cần 50% thay vì gần 100% mà người hiến có thể là bố mẹ, con cái, hoặc anh chị em.

Chọn phương pháp cấy ghép

Bác sĩ điều trị sẽ chọn phương pháp cấy ghép AUTO hay ALLO dựa trên căn bệnh đang điều trị. Những yếu tố khác bao gồm tình trạng của tủy xương, tuổi tác và sức khỏe của bệnh nhân. Ví dụ nếu bệnh nhân mắc bệnh ung thư hoặc bệnh khác ở tủy xương thì sẽ phù hợp hơn việc chọn phương pháp ghép ALLO. Trong trường hợp đó, bác sĩ điều trị sẽ không khuyến khích việc sử dụng tủy xương của bệnh nhân để cấy ghép.

Việc lựa chọn phương pháp ghép khá là phức tạp. Cần phải có bác sĩ chuyên khoa và đến trung tâm ghép tế bào gốc cùng người hiến. Ở trung tâm ghép, bệnh nhân sẽ được tư vấn với bác sĩ chuyên khoa và làm các kiểm tra cũng như xét nghiệm.

Trước khi ghép, bệnh nhân cần cân nhắc về các yếu tố như:

  • Người chăm sóc trong suốt quá trình điều trị.
  • Trách nhiệm với gia đình trong thời gian vắng nhà do điều trị.
  • Đảm bảo kinh phí cấy ghép.
  • Người đưa đón khi đến lịch cấy ghép.

Và trung tâm chăm sóc sức khỏe có thể giúp bệnh nhân giải quyết những vấn đề trên.

Quá trình ghép thực hiện như thế nào?

Quá trình ghép AUTO

Giai đoạn 1: Thu nhận tế bào gốc của bệnh nhân.

Trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được tiêm một loại thuốc giúp gia tăng số lượng tế bào gốc. Bác sĩ điều trị sẽ thu nhận các tế bào gốc thông qua một ống truyền tĩnh mạch hoặc catheter được đặt trong vein lớn ở ngực. Bệnh nhân được thực hiện ở bệnh viện. Catheter đã được sử dụng trong hóa trị, các thủ thuật khác, và truyền máu.

Thời gian: vài ngày

Nơi thực hiện: trung tâm hoặc bệnh viện. Bệnh nhân không cần phải ở lại bệnh viện.

Giai đoạn 2: Điều trị ghép

Bệnh nhân được hóa trị liều cao, đôi khi xạ trị.

Thời gian: 5 đến 10 ngày

Nơi thực hiện: trung tâm hoặc bệnh viện. Một số trung tâm ghép, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện để điều trị, thường khoảng 3 tuần. Nhưng một số khác thì bệnh nhân có thể đến điều trị hằng ngày.

Giai đoạn 3: Nhận lại tế bào gốc

Giai đoạn này còn được gọi là truyền tế bào gốc. Các kỹ thuật viên truyền lại tế bào gốc vào trong máu bệnh nhân thông qua catheter ghép.

Thời gian: <30 phút/ lần truyền. Và truyền nhiều hơn 1 lần.

Nơi thực hiện: trung tâm hoặc bệnh viện.

Giai đoạn 4: Hồi phục

Bệnh nhân uống kháng sinh và một số thuốc khác. Nếu cần thiết thì sẽ được truyền thêm máu. Hoặc sẽ được các kỹ thuật viên chăm sóc nếu như có bất kì tác dụng phụ nào xảy ra.

Thời gian: gần 2 tuần.

Nơi thực hiện: trung tâm hoặc bệnh viện. Bệnh nhân có thể ở lại bệnh viện

Quá trình ghép ALLO

Giai đoạn 1: Thu nhận tế bào gốc của người hiến.

Trong giai đoạn này, kỹ thuật viên sẽ tiêm thuốc kích thích tăng số lượng bạch cầu trong máu người nhận nếu các tế bào thu nhận từ máu. Một số người hiến tủy xương sẽ được thực hiện trong phòng phẫu thuật kéo dài vài giờ.

Thời gian: thay đổi tùy thuộc vào cách thu nhận các tế bào gốc.

Nơi thực hiện: trung tâm hoặc bệnh viện.

Giai đoạn 2: Điều trị ghép

Bệnh nhân được thực hiện hóa trị kết hợp hoặc không kết hợp với xạ trị.

Thời gian: 5 đến 7 ngày.

Nơi thực hiện: Bệnh viện.

Giai đoạn 3: Nhận tế bào của người hiến

Giai đoạn này được gọi là truyền tế bào gốc. Kỹ thuật viên sẽ đặt tế bào gốc vào máu của bệnh nhân thông qua catheter cấy ghép trong thời gian ít hơn 1 giờ. Catheter cấy ghép được đặt đó cho đến khi chữa khỏi bệnh.

Thời gian: 1 ngày

Nơi thực hiện: trung tâm hoặc bệnh viện.

Giai đoạn 4: Hồi phục

Trong suốt quá trình hồi phục, bệnh nhân được uống kháng sinh và một số thuốc khác. Bao gồm cả thuốc giúp ngăn chặn tình trạng tế bào ghép chống vật chủ. Bệnh nhân có thể được truyền máu nếu cần thiết. Các kỹ thuật viên sẽ chăm sóc nếu bệnh nhân có bất kì tác dụng phụ nào do ghép.

Sau khi ghép, bệnh nhân phải đến trung tâm thường xuyên và ít dần theo thời gian.

Thời gian: luôn thay đổi. Đối với ghép ablative, bệnh nhân thường ở trong bệnh viện 4 tuần. Đối với ghép cường độ thấp, thường ở trong bệnh viện hoặc có thể đi đến trung tâm hằng ngày trong khoảng 1 tuần.

Các giai đoạn quan trọng của một cuộc ghép thành công

Mỗi người có những định nghĩa khác nhau về “ghép thành công”. Dưới đây là 2 cách để đánh giá thành công trong ghép:

Số lượng máu của bệnh nhân trở về mức độ an toàn. Số lượng máu là số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu. Ghép làm số lượng máu giảm thấp trong vòng 1 đến 2 tuần. Vì thế làm tăng nguy cơ:

  • Nhiễm trùng do số lượng bạch cầu thấp – bạch cầu chống lại nhiễm trùng.
  • Chảy máu do số lượng tiểu cầu thấp – tiểu cầu giúp cầm máu.
  • Mệt mỏi do số lượng hồng cầu thấp – hồng cầu giúp vận chuyển oxy.

Các bác sĩ điều trị sẽ làm giảm các nguy cơ trên bằng cách truyền máu và tiểu cầu sau ghép. Bệnh nhân cũng được uống kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi các tế bào gốc phân chia sẽ tạo ra nhiều tế bào máu hơn và số lượng máu sẽ được cải thiện. Đó là một cách để biết được liệu ghép có thành công hay không.

Kiểm soát ung thư. Các bác sĩ ghép với mục đích là điều trị bệnh. Phương thức điều trị có thể phù hợp với một số bệnh ung thư như ung thư bạch cầu và u lympho. Một số bệnh nhân, bệnh thuyên giảm là kết quả điều trị tốt nhất. Bệnh thuyên giảm tức là không có dấu hiệu hay triệu chứng của ung thư. Sau khi ghép, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ và làm một số xét nghiệm để xem có còn dấu hiệu ung thư hay không hoặc những biến chứng từ việc ghép.

Những câu hỏi đối với kỹ thuật viên

Trò chuyện thường xuyên với các kỹ thuật viên là quan trọng.

Điều đó giúp bệnh nhân có thêm thông tin trong việc quyết định phương pháp điều trị cũng như là chăm sóc của mình. Những câu hỏi dưới đây có thể giúp bạn hiểu hơn về ghép tế bào gốc.

  • Loại ghép tế bào gốc nào bác sĩ sẽ giới thiệu cho tôi? Tại sao?
  • Nếu tôi ghép ALLO thì tôi sẽ tìm người hiến như thế nào? Cơ hội để có tế bào gốc phù hợp là gì?
  • Tôi sẽ làm liệu pháp điều trị gì trước khi ghép? Xạ trị có được sử dụng không?
  • Liệu trình điều trị sẽ mất bao lâu? Tôi sẽ ở trong bệnh viện bao lâu?
  • Việc ghép sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của tôi? Tôi có thể đi làm không? Tôi có thể tập thể dục hay sinh hoạt được không?
  • Làm sao để tôi biết được việc ghép có hiệu quả?
  • Nếu việc ghép không hiệu quả thì sao? Nếu ung thư tái phát thì sao?
  • Những triệu chứng thoáng qua xảy ra trong suốt quá trình điều trị hoặc một thời gian ngắn sau điều trị là gì?
  • Những triệu chứng kéo dài xảy ra sau nhiều năm là gì?
  • Nếu tôi không đủ viện phí để điều trị thì ai sẽ giúp tôi?

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/navigating-cancer-care/how-cancer-treated/bone-marrowstem-cell-transplantation/what-bone-marrow-transplant-stem-cell-transplant

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích