menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Bệnh Ghẻ [eBook]

user

Ngày:

25/01/2016

user

Lượt xem:

87

Bài viết thứ 18/48 thuộc chủ đề “Sách y khoa sưu tầm”

Bệnh ghẻ là gì?

Ghẻ truyền nhiễm như thế nào?

Có các triệu chứng gì?

Nếu tôi yếu hệ thống miễn nhiễm thì sao?

Ghẻ được điều trị như thế nào?

Làm thế nào để tôi ngừa ghẻ truyền nhiễm?

Làm thế nào để tôi biết tôi có bị ghẻ hay không?

Làm thế nào để tôi biết tôi bị ghẻ vảy cứng (Na Uy)?

Nên chùi rửa gì?

Download tài liệu

https://www.slideshare.net/login?from_source=%2Fyhoccongdong%2Fbenh-ghe-50201357%3Ffrom_action%3Dsave&from=download&layout=foundation

Bản sao tài liệu

1. Vietnamese – Number 09 February 2013 Bệnh Ghẻ Scabies Bệnh ghẻ là gì? Bệnh ghẻ là da bị nhiễm trùng do một ký sinh trùng như côn trùng rất nhỏ gọi là ve gây ra. Ve ghẻ cái đẻ trứng bên dưới mặt da. Các trứng này sau đó từ 3 đến 4 ngày thì nở và ấu trùng bò ra ngoài mặt da để trưởng thành. Chúng sinh sôi trên mặt da và tiếp tục chu kỳ sống này, dần dần làm lan rộng chỗ nhiễm trùng. Ghẻ truyền nhiễm như thế nào? Ghẻ thông thường truyền nhiễm khi tiếp xúc cá nhân gần gũi, lâu dài với một người bị ghẻ. Dùng chung quần áo, khăn lông hoặc khăn trải giường và chăn mền là những cách khác bị lây ghẻ nhưng ít thông thường hơn. Người ta thường xấu hổ khi biết được họ bị ghẻ; tuy nhiên, bệnh này có thể xảy ra cho bất cứ người nào và không có nghĩa là kém vệ sinh cá nhân. Có các triệu chứng gì? Từ 2 đến 6 tuần sau khi bị nhiễm ghẻ, có thể không có triệu chứng. Sau đó, quý vị sẽ thấy da nổi đỏ và thường sẽ bắt đầu thấy ngứa ngáy dữ dội. Tình trạng này nặng nhất là vào ban đêm. Da thường nổi đỏ hơn tại các kẽ tay, bên trong cườm tay và cùi chỏ, ngực, bộ phận sinh dục nam, đường ngang thắt lưng, lưng và mông. Ở trẻ sơ sinh, da có thể nổi đỏ trên đầu, cổ, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Gãi có thể làm nhiễm trùng da thêm nữa. Nếu tôi yếu hệ thống miễn nhiễm thì sao? Nếu quý vị bị yếu hệ thống miễn nhiễm, chẳng hạn như bị nhiễm Siêu Vi Khuẩn Gây Khiếm Khuyết Miễn Nhiễm ở Người (HIV), quý vị có rủi ro bị trở thành ghẻ nặng có tên gọi là ghẻ vảy cứng (Na Uy). Ghẻ vảy cứng (Na Uy) rất hay lây và khó điều trị vì có rất nhiều ve ghẻ ở trong và trên mặt da. Muốn biết thêm chi tiết về HIV, hãy đọc HealthLinkBC File #08m HIV và Thử Nghiệm HIV. Làm thế nào để tôi biết tôi có bị ghẻ hay không? Dấu hiệu thông thường nhất của ghẻ là ngứa ngáy dữ dội liên tục. Trong một số trường hợp, quý vị sẽ có thể nhìn thấy ghẻ nhỏ xíu màu trắng xám – còn được gọi là các lỗ ghẻ. Những lỗ này trông giống những đường chỉ gợn sóng dưới mặt da một chút. Những đường này thường bị che khuất vì gãi trước khi quý vị đến một chuyên viên chăm sóc sức khỏe. Vì có nhiều nguyên nhân làm ngứa và da nổi đỏ, chỉ có chuyên viên chăm sóc sức khỏe mới có thể nói chắc được là quý vị có bị bệnh ghẻ hay không. Chuyên viên chăm sóc sức khỏe làm việc này bằng cách cạo lấy chút da để nhìn dưới kính hiển vi. Làm thế nào để tôi biết tôi bị ghẻ vảy cứng (Na Uy)? Các dấu hiệu của ghẻ vảy cứng (Na Uy) gồm:  Các vết lở có vảy cứng khô trên bàn tay, bàn chân, da đầu, mặt, và thân thể;  Da trên mặt tróc ra;  Rụng tóc; hoặc  Ngứa nhẹ.

2. Ghẻ được điều trị như thế nào? Ghẻ không tự hết được nếu không điều trị. Hãy đến gặp chuyên viên chăm sóc sức khỏe trước khi điều trị bệnh ghẻ. Có một số thuốc hoặc kem thoa mà quý vị có thể mua tại nhà thuốc tây. Điều quan trọng là đọc kỹ nhãn hiệu và theo đúng chỉ dẫn. Một số cách điều trị có thể không thích hợp cho trẻ em, phụ nữ có thai, hoặc phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ. Vì người lớn thường không bị ghẻ ở phần da cao hơn cổ, quý vị không cần phải thoa thuốc lên mặt và da đầu. Tuy nhiên, chuyên viên chăm sóc sức khỏe có thể đề nghị thoa thuốc lên đầu và da đầu của trẻ em. Quý vị sẽ tiếp tục bị ngứa trong 1 đến 2 tuần sau khi điều trị. Đây là chuyện bình thường, và sẽ bớt dần. Đừng điều trị thêm nữa trừ phi chuyên viên chăm sóc sức khỏe dặn thế. Chuyên viên chăm sóc sức khỏe có thể đề nghị điều trị lần thứ hai 1 tuần sau lần điều trị đầu tiên. Ghẻ vảy cứng (Na Uy) rất hay lây và có thể khó điều trị. Thuốc dùng để trị ghẻ thường có thể không có hiệu quả. Muốn biết thêm chi tiết, hãy nói chuyện với chuyên viên chăm sóc sức khỏe. Làm thế nào để tôi ngừa ghẻ truyền nhiễm? Nếu có một người trong gia đình hoặc nhà quý vị bị bệnh ghẻ, những người khác cũng rất có thể sẽ bị ghẻ luôn. Họ có thể chưa thấy triệu chứng. Vì thế, tất cả những người trong nhà nên được điều trị cùng lúc. Trẻ em có thể đi học lại hoặc trở lại nơi giữ trẻ sau khi đã điều trị xong. Hãy trình báo cho trạm sức khỏe công cộng nếu người bị ghẻ:  Đi học hoặc đến nơi giữ trẻ; hoặc  Sống trong một nhà điều dưỡng hoặc môi trường khác khó tránh được các trường hợp tiếp xúc cá nhân gần gũi. Để ngừa ghẻ truyền nhiễm thêm, hãy nhớ hút bụi và giặt giũ quần áo và khăn trải giường cùng chăn mền. Nên chùi rửa gì? Mặc quần áo sạch và thay khăn trải giường cùng chăn mền sau khi điều trị. Khăn trải giường và quần áo dính da bị nhiễm ghẻ trong 3 ngày trước khi điều trị cũng phải đem giặt. Hãy giặt bằng xà bông và nước nóng và sấy khô trong máy sấy nóng. Ve sẽ chết nếu không tiếp xúc với da từ 3 ngày trở lên. Bất cứ quần áo nào không thể giặt thì phải được cất đi trong nhiều ngày đến 1 tuần trước khi dùng lại. Quý vị không cần phải giặt rửa những thứ như nệm và bàn ghế. Nên hút bụi kỹ trong nhà, gồm cả bàn ghế mềm hoặc có bọc nệm. Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị.

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích