menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Bệnh Toxoplasma [eBook]

user

Ngày:

17/07/2018

user

Lượt xem:

132

Bài viết thứ 37/48 thuộc chủ đề “Sách y khoa sưu tầm”

Bệnh toxoplasma là gì?

Bệnh toxoplasma có các triệu chứng gì?

Bệnh toxoplasma lan truyền như thế nào?

Thai nghén và bệnh toxoplasma Bệnh toxoplasma lan truyền như thế nào?

Làm thế nào để tôi tránh nhiễm bệnh toxoplasma?

Có cách điều trị bệnh toxoplasma hay không?

Download tài liệu

https://www.slideshare.net/login?from_source=%2Fyhoccongdong%2Fbenh-tosoplasmosis%3Ffrom_action%3Dsave&from=download&layout=foundation

Bản sao tài liệu

Vietnamese – Number 43 July 2013 Bệnh Toxoplasma Toxoplasmosis Bệnh toxoplasma là gì? Bệnh toxoplasma là một bệnh thông thường ở chim và động vật có vú trên khắp Bắc Mỹ. Bệnh này do một loại ký sinh trùng có tên là Toxoplasma gondii gây ra. Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 20 người trong mỗi 100 người tại Bắc Mỹ trước khi họ trưởng thành. Bệnh toxoplasma có các triệu chứng gì? Đa số những người bị nhiễm không thấy có bất cứ triệu chứng gì. Hệ thống miễn nhiễm của một người khỏe mạnh thông thường ngăn ngừa được ký sinh trùng này gây bệnh. Những người bị một dạng bệnh nhẹ thường có các triệu chứng như cúm chẳng hạn như sốt, đau cổ họng, đau nhức bắp thịt và mệt mỏi. Các tuyến trong cổ, nách hoặc háng có thể sưng nhưng thường không đau. Trong một số trường hợp bệnh này cũng có thể làm hoa mắt hoặc tạm thời không nhìn thấy. Những người đang được điều trị bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị, hoặc người bị yếu hệ thống miễn nhiễm vì HIV hoặc bệnh khác có thể bị thêm các biến chứng. Bệnh toxoplasma lan truyền như thế nào? Tất cả thú vật và chim chóc đều có thể bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh toxoplasma. Ký sinh trùng này xâm nhập bắp thịt của chim hoặc thú vật khi thú ăn thịt sống, hoặc uống sữa của một thú bị nhiễm ký sinh trùng này. Mèo cũng có thể truyền nhiễm ký sinh trùng này trong phân mèo. Ký sinh trùng này không thể truyền nhiễm từ người sang người. Những cách thông thường khiến người bị nhiễm bệnh toxoplasma là: chạm tay vào mồm (miệng) sau khi chùi dọn hộp tro đựng phân mèo, hoặc chạm vào bất cứ vật gì đã dính phân mèo; ăn thịt sống hoặc nấu không kỹ; uống sữa không khử trùng bằng phương pháp Pasteur; chạm tay vào mồm (miệng) sau khi làm việc ngoài vườn hoặc chơi trong hộp cát có dính phân mèo; hoặc vô tình nuốt phải đất bị ô nhiễm trên sân chơi. Những cách khác, ít xảy ra hơn, khiến người bị nhiễm bệnh toxoplasma là: uống nước bị ô nhiễm ký sinh trùng toxoplasma; hoặc được ghép bộ phận cơ thể hoặc truyền máu bị nhiễm ký sinh trùng này – trường hợp này rất hiếm. Thai nghén và bệnh toxoplasma Nếu quý vị có thai hoặc đang định có thai, hãy nhớ theo đúng chỉ dẫn trong HealthLink BC File này về cách tránh nhiễm bệnh này. Chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị có thể thử nghiệm quý vị để tìm toxoplasma. Thai nhi đang phát triển có thể bị nhiễm ký sinh trùng toxoplasma. Trường hợp này có thể xảy ra nếu người mẹ bị nhiễm ký sinh trùng này trong thời gian có thai hoặc trước khi có thai. Bệnh này có thể nặng nhất khi thai nhi bị nhiễm trong tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 của thai kỳ. Thai nhi bị nhiễm vào đầu thai kỳ có thể đưa đến tình trạng sảy thai, kém phát triển, sinh non hoặc thai nhi chết trong bụng mẹ. Nếu trẻ sinh ra bị nhiễm bệnh toxoplasma, trẻ có thể bị bệnh mắt,

nước trong não (hydrocephalus), co giật bắp thịt hoặc các chứng khuyết tật tâm thần. Điều trị cho phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh này có thể ngừa hoặc giảm bớt bệnh cho thai nhi. Điều trị cho trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh này cũng giúp giảm bớt mức độ bị bệnh khi trẻ lớn lên. Làm thế nào để tôi tránh nhiễm bệnh toxoplasma? Quý vị có thể tránh nhiễm bệnh toxoplasma khi theo đúng lời khuyến cáo sau đây: Hãy thận trọng để đừng vô tình nuốt phải bụi khi chùi dọn hộp tro đựng phân mèo. Tránh chùi dọn hộp tro đựng phân mèo nếu quý vị đang có thai hoặc định có thai. Đeo bao tay khi chùi dọn hộp tro đựng phân mèo, rồi sau đó rửa tay. Đậy chặt nắp trên hộp cát của quý vị để mèo không dùng làm chỗ bài tiết. Đừng ăn thịt sống hoặc nấu không kỹ. Rửa tay, vật dụng làm bếp và thớt sau khi chạm vào thịt sống để tránh ô nhiễm sang các loại thực phẩm khác. Đừng uống sữa của bất cứ thú vật nào mà không được khử trùng bằng phương pháp Pasteur. Đeo bao taykhi làm vườn, và sau đó rửa tay. Phụ nữ có thai hoặc người bị yếu hệ thống miễn nhiễm, và lo ngại về phẩm chất nước trong cộng đồng của họ nên hỏi chuyên viên chăm sóc sức khỏe về việc họ có nên lọc và khử trùng nước uống của họ hay nên dùng nước đóng chai. Mèo và bệnh toxoplasma Thú nuôi trong nhà có thể truyền bệnh cho quý vị. Phần lớn mèo bị nhiễm bệnh toxoplasma đều không thấy có vẻ gì là bệnh. Phân mèo có chứa ký sinh trùng chỉ trong 2 tuần sau khi mèo bị nhiễm. Tuy nhiên, phân mèo có thể truyền nhiễm ký sinh trùng này lâu hơn một năm. Mèo có thể không bị nhiễm bệnh nếu chỉ được nuôi trong nhà, không bao giờ bắt và ăn chuột hoặc chim, và không bao giờ được cho ăn thịt sống. Không nên sờ vào mèo hoang hoặc mèo lạ có vẻ bệnh. Hãy báo cho SPCA hoặc hội nhân đạo về trường hợp này. Sau đây là một số hướng dẫn nếu quý vị có nuôi mèo: Rửa tay sau khi vuốt, chải lông mèo hoặc mèo liếm tay quý vị. Chùi dọn hộp tro đựng phân mèo hàng ngày. Đựng phân mèo trong bao plastic và bỏ vào thùng rác. Đừng ủ phân bằng cát đựng phân mèo, hay đổ cát đựng phân mèo gần vườn của quý vị. Hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y nếu có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy mèo bị bệnh. Đừng cho mèo ăn thịt sống. Có cách điều trị bệnh toxoplasma hay không? Đa số mọi người sẽ bình phục sau khi nhiễm bệnh toxoplasma mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, chuyên viên chăm sóc sức khỏe có thể cho thuốc điều trị bệnh này. Có thể cần phải điều trị nếu mắt hoặc tim bị ảnh hưởng hoặc nếu người bị nhiễm bệnh này đang có thai, bị yếu hệ thống miễn nhiễm hoặc có các căn bệnh như HIV/AIDS hoặc ung thư. Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị.

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích