menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Thuốc Chủng Ngừa Cúm Đã Khử Hoạt Tính [eBook]

user

Ngày:

11/03/2016

user

Lượt xem:

46

Bài viết thứ 24/48 thuộc chủ đề “Sách y khoa sưu tầm”

Thuốc chủng ngừa cúm đã khử hoạt tính là gì?

Ai nên chích ngừa cúm?

Các lợi ích của việc chủng ngừa là gì?

Các phản ứng có thể có sau khi chích ngừa là gì?

Ai không nên chích thuốc chủng ngừa cúm đã khử hoạt tính?

Thuốc chủng ngừa được chích như thế nào?

Cúm là gì?

Download tài liệu

https://www.slideshare.net/login?from_source=%2Fyhoccongdong%2Fthuoc-chung-ngua-cum-da-khu-hoat-tinh%3Ffrom_action%3Dsave&from=download&layout=foundation

Bản sao tài liệu

1. Vietnamese – Number 12d September 2014 Thuốc Chủng Ngừa Cúm Đã Khử Hoạt Tính Inactivated Influenza (Flu) Vaccine Thuốc chủng ngừa cúm đã khử hoạt tính là gì? Thuốc ngừa cúm đã khử hoạt tính được làm từ các siêu vi trùng cúm đã bị giết chết. Thuốc bảo vệ chống lại các siêu vi trùng gây bệnh cúm, thường được gọi là cúm (flu). Thuốc chủng không bảo vệ chống lại các siêu vi trùng hoặc vi khuẩn khác gây bệnh cảm lạnh hoặc rối loạn tiêu hóa (stomach flu). Một vài loại thuốc chủng ngừa cúm khác nhau có sẵn tại B.C, bao gồm thuốc chủng có siêu vi trùng còn sống đã bị làm cho yếu đi. Để biết thêm thông tin xin xem HealthLinkBC File #12e Thuốc Chủng Ngừa Cúm (Flu) Có Siêu Vi Khuẩn Sống Bị Làm Suy Yếu. Tất cả thuốc chủng ngừa đều được chấp thuận bởi Bộ Y Tế Canada. Tại B.C., các thuốc chủng ngừa cúm thường có sẵn vào tháng Mười. Để được bảo vệ tốt nhất, quý vị nên chích ngừa càng sớm càng tốt. Hãy hỏi chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị để biết khi nào có thuốc chủng ngừa hoặc viếng mạng ImmunizeBC tại www.immunizebc.ca để tìm một y viện chích ngừa cúm. Ai nên chích ngừa cúm? Tại B.C., thuốc chủng ngừa cúm đã khử hoạt tính hoặc thuốc chích ngừa cúm năm nay được chích miễn phí cho các nhóm người sau đây. Những người có nhiều nguy cơ bị bệnh nghiêm trọng do cúm, chẳng hạn như: • trẻ em từ 6 tháng đến trên 5 tuổi; • phụ nữ có thai đang ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ trong thời gian mùa cúm; • cao niên 65 tuổi và trên 65 tuổi; • các cư dân bất cứ tuổi nào hiện đang sống trong các viện chăm sóc, các nơi có cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoặc các nhà tập thể khác; • những người thổ dân; • trẻ em và thanh thiếu niên cần uống thuốc Aspirin® hoặc ASA trong thời gian dài do tình trạng bệnh y khoa; và • trẻ em và người lớn với một số tình trạng bệnh, bao gồm: o các bệnh tim hoặc phổi cần được chăm sóc y khoa đều đặn, chẳng hạn như bệnh suyễn, tắc phổi mạn tính (chronic obstructive pulmonary disease), hoặc bệnh xơ nang (cystic fibrosis); o bệnh thận, bệnh gan mạn tính như viêm gan, tiểu đường, ung thư, thiếu máu, hoặc hệ miễn dịch bị suy yếu; o những người có các tình trạng bệnh gây khó thở, khó nuốt, hoặc có nguy cơ bị sặc đồ ăn thức uống, chẳng hạn như những người bị bại não nghiêm trọng, bị chấn thương dây thần kinh cột sống, bị động kinh hoặc các bệnh về thần kinh cơ bắp; và o những người quá béo phì. Những người có thể truyền lây hoặc làm lây lan bệnh cúm cho những người có nhiều nguy cơ bị bệnh nghiêm trọng do bị cúm bao gồm: • những người sống chung nhà với những người có nhiều nguy cơ; • những người sống chung nhà, những người làm công việc chăm sóc và nhân viên nhà trẻ giữ trẻ dưới 5 tuổi; • các bác sĩ, y tá và những người khác làm việc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe có tiếp xúc với bệnh nhân; • khách đến viếng thăm các cơ sở y tế và các địa điểm chăm sóc bệnh nhân khác • những người sống hoặc làm việc tại các nơi giamgiữ, chẳng hạn như các trại cải huấn; và • những người chăm sóc hoặc phục vụ cho những người có nhiều nguy cơ ở các nơi có nhiều khả năng bộc phát dịch bệnh chẳng hạn như các tàu du lịch tuần dương. Các nhóm khác cũng hội đủ điều kiện để chích ngừa cúm miễn phí bao gồm: • những người cung cấp các dịch vụ cộng đồng thiết yếu như nhân viên cảnh sát, cứu hỏa và cứu thương; và • các nông gia và những người khác làm việc với gia cầm còn sống. Chính quyền y tế tại B.C. có chính sách kiểm soát bệnh cúm nhằm bảo vệ những người có nhiều nguy cơ bị cúm. Những người cung cấp dịch vụ y tế được yêu cầu phải thường xuyên rửa tay, ở nhà khi bị bệnh, và chích ngừa cúm hoặc mang khẩu trang trong thời gian mùa cúm. Khách đến viếng thăm các cơ sở y tế và các địa điểm chăm sóc bệnh nhân khác cũng được mong muốn phải mang khẩu trang nếu họ không có chích ngừa cúm. Các khách viếng thăm như vậy có thể chích ngừa miễn phí. Để biết quý vị có hội đủ điều kiện hay không, hãy hỏi chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị hoặc gọi HealthLink BC ở số 8-1-1. Bất cứ ai không hội đủ điều kiện để được chích ngừa cúm miễn phí có thể mua thuốc tại một số tiệm thuốc tây và tại các y viện chủng ngừa du lịch. Một số hãng sở cũng cung cấp việc chích ngừa miễn phí cho nhân viên. Thuốc chủng ngừa được chích như thế nào? Thuốc chủng ngừa cúm đã khử hoạt tính hoặc thuốc ngừa cúm được chích, thường là 1 liều. Trẻ em dưới 9 tuổi chưa bao giờ chích ngừa cúm thường niên cần 2 liều. Liều thứ nhì thì quan trọng nhằm nâng mức bảo vệ của các em và phải được chích 4 tuần sau liều thứ nhất.

2. Các lợi ích của việc chủng ngừa là gì? Chủng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ chống lại bệnh cúm, một sự nhiễm trùng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong. Khi chủng ngừa, quý vị cũng giúp bảo vệ cho những người khác qua việc giảm thiểu sự lây lan của siêu vi trùng cúm. Các phản ứng có thể có sau khi chích ngừa là gì? Các phản ứng thông thường với thuốc chủng ngừa cúm đã khử hoạt tính hoặc thuốc chích ngừa cúm bao gồm bị đau, bị đỏ và bị sưng nơi chích. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt và mệt mỏi và thường có thể kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Có ít hơn 1 người trong số 20 người có thể bị hội chứng ở mắt và đường hô hấp (oculo-respiratory syndrome, viết tắt ORS). Các triệu chứng của ORS bao gồm bị đỏ mắt và ho và/hoặc đau cuống họng và/hoặc khàn tiếng. Thuốc chủng ngừa cúm đã khử hoạt tính không thể làm cho quý vị bị cúm vì thuốc chứa các siêu vi trùng cúm đã bị giết chết và chúng không thể gây bệnh. Muốn biết thêm chi tiết về Hội Chứng Reye, hãy đọc HealthLinkBC File #84 Hội Chứng Reye. Điều quan trọng là phải ở lại y viện trong 15 phút sau khi chích bất cứ loại thuốc ngừa nào bởi vì có một rủi ro cực kỳ hiếm thấy của sốc phản vệ được gọi là phản ứng toàn thân ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn (anaphylaxis) đe dọa đến tính mạng. Điều này có thể bao gồm nổi ban đỏ (hives), khó thở, hoặc sưng cổ họng, lưỡi hay môi. Nếu điều này xảy ra sau khi quý vị rời y viện, hãy gọi 9-1-1 hoặc số điện thoại cứu cấp tại địa phương. Phản ứng này có thể chữa trị, và xảy ra cho ít hơn 1 người trong số một triệu người được chủng ngừa. Điều quan trọng là phải luôn luôn báo cáo các phản ứng nghiêm trọng hoặc không ngờ trước cho chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị biết. Hội chứng Guillain-Barré (Guillain-Barré Syndrome, viết tắt GBS) là một tình trạng bệnh hiếm hoi có thể đưa đến việc bị yếu và tê liệt các bắp thịt cơ thể. Hội chứng thường xảy ra nhất sau khi bị nhiễm trùng, nhưng trong những trường hợp hiếm hoi cũng có thể xảy ra sau khi chích một số loại thuốc ngừa nào đó. GBS có thể có liên hệ với thuốc chủng ngừa cúm trong khoảng 1 của số một triệu người được chủng. Ai không nên chích thuốc chủng ngừa cúm đã khử hoạt tính? Hãy hỏi chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị nếu: • quý vị đã có một phản ứng đe dọa đến tính mạng với một liều thuốc chủng ngừa cúm trước đây, hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc chủng (những người dị ứng với trứng có thể được chủng ngừa an toàn với thuốc chủng ngừa cúm đã khử hoạt tính); • quý vị bị hội chứng ở mắt và đường hô hấp (ORS) sau khi đã chích ngừa một liều thuốc ngừa cúm trước đây; hoặc • quý vị đã bị Hội chứng Guillain-Barré (GBS) trong vòng 8 tuần sau khi chích bất cứ loại thuốc ngừa cúm nào mà không có lý do nào khác được biết. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên chích ngừa cúm vì thuốc chủng chưa được biết là có hiệu quả ở tuổi này hay không. Không cần phải trì hoãn việc chủng ngừa do bị cảm lạnh hoặc bị bệnh nhẹ khác. Tuy nhiên, nếu quý vị có điều lo ngại, hãy hỏi chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị. Cúm là gì? Cúm là sự nhiễm trùng đường hô hấp phần trên gây ra bởi siêu vi trùng bệnh cúm. Một người mắc bệnh cúm có nguy cơ bị các sự nhiễm trùng khác, bao gồm viêm phổi bởi siêu vi trùng hoặc vi khuẩn và đó là sự nhiễm trùng phổi. Cúm lây lan một cách dễ dàng từ người này sang người khác qua việc ho, nhảy mũi, hoặc tiếp xúc mặt sát với mặt. Siêu vi trùng cũng có thể lây lan khi một người chạm tay vào những giọt nước nhỏ li ti do người khác ho hoặc nhảy mũi hoặc chạm tay vào đồ vật và sau đó chạm tay vào mắt, mũi hay miệng của mình khi chưa rửa tay. Ưng Thuận Của Vị Thành Niên Chín Chắn Cha mẹ hoặc người giám hộ và các con nên nói chuyện với nhau về vấn đề chủng ngừa. Sẽ có nỗ lực xin phép cha mẹ/người giám hộ hoặc người đại diện ưng thuận trước khi chủng ngừa. Tuy nhiên, luật cho phép trẻ em dưới 19 tuổi hiểu được các lợi ích và các phản ứng có thể xảy ra của mỗi loại thuốc chủng và rủi ro khi không chủng ngừa thì có thể ưng thuận hoặc từ chối chủng ngừa. Muốn biết thêm chi tiết về chủng ngừa, hãy đến ImmunizeBC tại www.immunizebc.ca. Để biết thêm thông tin Để biết thêm thông tin, xin xem: • HealthLinkBC File #12a Tại Sao Cao Niên Nên Chủng Ngừa Cúm (Flu) Khử Hoạt Tính • HealthLinkBC File #12b Các Sự Thật về Bệnh Cúm (Flu) • HealthLinkBC File #12c Chủng Ngừa Cúm (Flu): Các Sai Lầm và Sự Thật • HealthLinkBC File #12e Thuốc Chủng Ngừa Cúm (Flu) Có Siêu Vi Khuẩn Sống Bị Làm Suy Yếu. Có thể cho uống Acetaminophen hoặc Tylenol ® nếu bị sốt hoặc đau nhức. KHÔNG nên cho bất cứ người nào dưới 20 tuổi uống ASA hoặc Aspirin ® vì rủi ro bị Hội Chứng Reye. Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC File, vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích