menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Thuốc giảm đau khi chuyển dạ và sinh nở

user

Ngày:

05/12/2023

user

Lượt xem:

92

Bài viết thứ 19/21 thuộc chủ đề “Chuyển dạ và Sinh nở”

Biên dịch: Tăng Huỳnh Thanh Hà

Hiệu đính: BS. Phạm Hồng Vân

Giảm đau vùng và gây tê vùng là gì?

Giảm đau vùng và gây tê vùng tác động cụ thể lên một vùng cơ thể. Trong quá trình chuyển dạ sinh, gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống và gây tê tủy sống – ngoài màng cứng kết hợp được sử dụng để giảm bớt hoặc chặn cơn đau bên dưới thắt lưng.

Thông thường, thuốc gây tê được phối hợp với thuốc giảm đau nhóm opioid. Thuốc được tiêm một lần duy nhất hoặc truyền vào cơ thể qua một ống mỏng (catheter) đặt ở lưng dưới. Các kỹ thuật trên nhằm hạn chế các tác dụng phụ của thuốc.

Gây tê ngoài màng cứng

Ở Hoa kỳ, biện pháp giảm đau phổ biến nhất trong việc sinh nở đó chính là phong bế ngoài màng cứng (hay còn gọi là “gây tê ngoài màng cứng”). Trong quá trình gây tê ngoài màng cứng, phần lưng dưới sẽ được đặt một ống để thuốc truyền qua.

Ở một số trường hợp khác như trường hợp khi chuyển dạ và khi sinh thường, thuốc giảm đau và thuốc gây mê có thể sử dụng kết hợp cùng lúc. Việc đó giúp cho phụ nữ mang thai tuy bị mất cảm giác ở vùng dưới cơ thể, nhưng vẫn có thể có đủ tỉnh táo, đủ sức chịu đựng và có sức để đẩy em bé qua âm đạo.

Ngoài ra, trong trường hợp sinh mổ, có thể tăng lên liều lượng thuốc gây mê. Việc này gây mất cảm giác ở nửa người dưới của cơ thể.

Gây tê ngoài màng cứng cũng có thể sử dụng cho việc triệt sản sau khi sinh.

Gây tê ngoài màng cứng như thế nào?

Gây tê ngoài màng cứng có thể được thực hiện ngay sau khi các cơn co chuyển dạ bắt đầu. Trường hợp muộn hơn là khi quá trình chuyển dạ diễn ra. Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện bởi bác sĩ gây mê hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Trước khi tiến hành gây tê ngoài màng cứng, da của bạn được làm sạch. Gây tê tại chỗ được dùng để giảm đau vùng thắt lưng. Để thực hiện thủ thuật này, bạn phải ngồi hoặc nằm nghiêng với phần lưng cong ra ngoài. Và phải giữ nguyên tư thế đến khi thủ thuật hoàn tất.

Kim được đặt vào phần thắt lưng của sản phụ. Sau khi đặt kim hoàn tất, một ống mỏng được luồn qua và cây kim trước đó được rút ra. Khi này ống đã được lắp đặt dùng để bơm thuốc. Bạn có thể tự kiểm soát thuốc theo nhu cầu của bản thân.

Thuốc bắt đầu có tác dụng giảm đau trong vòng 10 đến 20 phút sau đó.

gay-te-ngoai-mang-cung

Liệu tôi có thể di chuyển hoặc còn cảm giác sau khi được gây tê ngoài màng cứng không?

Bạn có thể cử động nhưng có thể không đi lại được. Việc gây tê ngoài màng cứng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng bạn sẽ vẫn cảm nhận được các cơn co tử cung. Bạn có thể vẫn cảm nhận được việc thăm khám âm đạo trong quá trình chuyển dạ.

Tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng là gì?

Khi sử dụng opioid, cảm giác ngứa thường gặp. Tình trạng ngứa này có thể được điều trị bằng một loại thuốc khác. Các tác dụng phụ ít phổ biến khác của opioid gồm buồn nôn, nôn và các vấn đề hô hấp.

Các tác dụng phụ ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Hạ huyết áp
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Đau nhức

Các tác dụng phụ khác bao gồm run rẩy, bí tiểu và tái phát vết loét lạnh (mụn rộp miệng).

Những nguy cơ của gây tê ngoài màng cứng đối với sản phụ là gì?

Những biến chứng nghiêm trọng của gây tê ngoài màng cứng rất hiếm bao gồm:

  • Các vấn đề hô hấp. Nếu thuốc mê đi vào dịch não tủy và ảnh hưởng đến cơ hô hấp của bạn
  • Tê, ngứa ran hoặc nhịp tim nhanh. Nếu thuốc mê được tiêm vào tĩnh mạch thay vì dây thần kinh
  • Tổn thương tủy sống hoặc dây thần kinh.

Những nguy cơ của việc gây tê ngoài màng cứng cho trẻ là gì?

Nhìn chung nguy cơ cho em bé của bạn thấp. Giống như sử dụng thuốc giảm đau toàn thân, sử dụng opioids trong gây tê ngoài màng cứng làm tăng nguy cơ thay đổi nhịp tim, khó thở, buồn ngủ, giảm trương lực cơ, bỏ bú sữa mẹ. Tuy nhiên những ảnh hưởng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Quá trình chuyển dạ và sinh nở gây ra những cơn đau không thuyên giảm. Điều đó ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhịp thở và việc gia tăng hormone làm cho trẻ sơ sinh bị căng thẳng và stress.

Gây tê tủy sống là gì?

Gây tê tủy sống – giống như gây tê ngoài màng cứng – là một hình thức gây tê vùng. Thuốc được tiêm một lần vào dịch não tủy. Kim dùng cho gây tê tủy sống mỏng hơn nhiều so với kim gây tê ngoài màng cứng.

Gây tê tủy sống giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên, tác dụng chỉ diễn ra trong 1 đến 2 giờ. Gây tê tuỷ sống thương được sử dụng trong phẫu thuật lấy thai. Nó có tác dụng phụ và nguy cơ tương tự gây tê ngoài màng cứng.

Thuoc-giam-dau-khi-chuyen-da-va-sinh-no

Gây tê ngoài tủy sống – ngoài màng cứng kết hợp là gì?

Gây tê tuỷ sống – ngoài màng cứng kết hợp là một hình thức khác của gây tê vùng. Hình thức gây tê này có lợi ích của cả gây tê tuỷ sống và gây tê ngoài màng cứng. Gây tê tủy sống được thực hiện trước nhằm giảm đau ngay lập tức. Sau đó, gây tê ngoài màng cứng giúp duy trì tác dụng giảm đau.

Khi sử dụng gây tê tủy sống – ngoài màng cứng kết hợp, lượng thuốc được dùng thấp hơn so với việc gây tê ngoài màng cứng với cùng một mức độ giảm đau. Nó giống với gây tê ngoài màng cứng về tác dụng phụ và nguy cơ.

Tài liệu tham khảo

https://www.acog.org/womens-health/faqs/medications-for-pain-relief-during-labor-and-delivery

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích