menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Các phương pháp điều trị sinh non

user

Ngày:

22/06/2017

user

Lượt xem:

2161

Bài viết thứ 04/08 thuộc chủ đề “Sinh non”

Chuyển dạ sinh non là chuyển dạ sớm trước 37 tuần của thai kỳ. Nếu sản phụ chuyển dạ sinh non, bác sĩ có thể đưa ra một số lời khuyên về điều trị, nhằm làm ngừng cơn gò tử cung, và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe cho sản phụ và thai nhi.

Việc điều trị này không đảm bảo chắc chắn sẽ ngừng được quá trình chuyển dạ sinh non. Tuy nhiên, điều trị chuyển dạ sinh non có thể giúp kéo dài thai kỳ. Sản phụ cần trao đổi với bác sĩ để chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp.

Các loại thuốc được sử dụng trong chuyển dạ sinh non?

Có 3 loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị chuyển dạ sinh non

Corticosteroids trước sinh (ACS)

Thuốc sẽ thúc đẩy trưởng thành phổi thai nhi, ngoài ra còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý sau sinh như hội chứng suy hô hấp cấp, xuất huyết não thất, viêm ruột hoại tử. Suy hô hấp cấp là tình trạng ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ sơ sinh. Xuất huyết não thất là tình trạng chảy máu trong não. Viêm ruột hoại tử là bệnh lý ruột ở trẻ sơ sinh non tháng

Kháng sinh

Kháng sinh được dùng để điều trị nhiễm khuẩn. Bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiểm khuẩn cho sản phụ và thai nhi nếu nhiễm liên cầu nhóm B hoặc ối vỡ non (PPROM). Ối vỡ non xảy ra khi màng ối vỡ trước 37 tuần của thai kỳ.

Thuốc giảm co tử cung

Thuốc làm chậm hoặc ngừng cơn co tử cung trong chuyển dạ. Thuốc giảm co có thể trì hoãn chuyển dạ, thường kéo dài được vài ngày. Việc trì hoãn này giúp kéo dài thời gian nhằm điều trị corticoid trước sinh hoặc chuyển đến bệnh viện có đơn vị hồi sức sơ sinh (NICU) – là nơi trẻ sinh ra được chăm sóc y tế. Một loại thuốc giảm co là Magiesium sulfate, không nên sử dụng quá 5 đến 7 ngày. Sử dụng thuốc kéo dài gây giảm nồng độ calcium và thai nhi có thể mắc các vấn đề về xương.

Một số thuốc giảm co có thể không an toàn khi sử dụng nếu sản phụ có các vấn đề về tim mạch hoặc tiền sản giật nặng. Tiền sản giật là tình trạng bệnh lý xảy ra sau 20 tuần thai nghén. Sản phụ có huyết áp cao, biểu hiện tại một số cơ quan như thận và gan với các dấu hiệu như có protein trong nước tiểu, rối loạn thị giác và đau đầu nhiều.

Có phương pháp điều trị chuyển dạ sinh non nào khác không?

Câu trả lời là có. Bác sĩ có thể khuyên sản phụ các phương pháp điều trị khác.

Progesterone

Đây là hormone đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ. Điều trị với progesterone có thể dự phòng sinh non cho một số sản phụ nhất định. Sản phụ cần trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ hơn nếu điều trị progesterone có hiệu quả với sản phụ. Trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ hơn nếu cần điều trị progesterone.

Xem thêm bài Điều trị progesterone để ngừa sinh non?

Khâu eo cổ tử cung

 

Khâu eo cổ tử cung

Bác sĩ sẽ khâu vào cổ tử cung giúp giữ cổ tử cung đóng kín và thai nhi không sinh ra quá sớm. Bác sĩ sẽ cắt chỉ vào khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ hoặc khi có dấu hiệu chuyển dạ. Khâu eo cổ tử cung được chỉ định ở một số sản phụ nhất định, như trong trường hợp sản phụ có cổ tử cung ngắn. Trao đổi với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nghỉ ngơi tại giường

Sản phụ nên nghỉ ngơi, thư giãn, thoải mái và nằm tại giường cho đến khi thai nhi sinh ra. Bác sĩ yêu cầu sản phụ nên nghỉ ngơi một vài lần trong ngày hoặc nằm hoàn toàn tại giường.

Thuốc được sử dụng trong chuyển dạ sinh non có ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi không?

Đôi khi có. Tác dụng phụ là tác dụng không mong muốn của thuốc. Ví dụ, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị cảm lạnh là buồn ngủ. Thuốc được sử dụng trong chuyển dạ sinh non có thể giúp cho sản phụ hoặc thai nhi, nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Tác dụng phụ sẽ khác nhau đối với từng người và phụ thuộc vào loại thuốc sử dụng. Trao đổi thêm với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Corticosteronids trước sinh

Bao gồm betamethasone và dexamethasone. Cả 2 loại thuốc này có thể có tác dụng phụ đối với sản phụ như ứ dịch trong cơ thể và tăng huyết áp. Không có tác dụng phụ đối với thai nhi.

Thuốc giảm co tử cung

Một số loại thuốc giảm co có thể được sử dụng trong chuyển dạ sinh non, mỗi loại sẽ có tác dụng phụ khác nhau.

Các chất chủ vận thụ thể Beta-adrenergic, như terbutaline

  • Một số tác dụng phụ đối với thai nhi như nhịp tim nhanh.
  • Một số tác dụng phụ đối với sản phụ:
    • Đau ngực, nhịp tim nhanh hoặc không đều
    • Khó thở, dịch trong phổi
    • Tiêu chảy, buồn nôn (cảm giác khó chịu tại dạ dày), nôn
    • Chóng mặt, run hoặc lo lắng động kinh
    • Sốt, đau đầu
    • Tăng đường máu
    • Hạ huyết áp, hạ kali máu.

Chẹn kênh canxi, như nifedipine

  • Không có tác dụng phụ lên thai nhi.
  • Một số tác dụng phụ đối với sản phụ bao gồm:
    • Táo bón, tiêu chảy, buồn nôn
    • Chóng mặt hoặc ngất
    • Đau đầu
    • Hạ huyết áp
    • Đỏ da

Magnesium sulfate

  • Tác dụng phụ lên thai nhi bao gồm:
    • Mệt mỏi và buồn ngủ
    • Thở chậm
    • Yếu cơ
    • Giảm nồng độ canxi và các vấn đề về xương, nếu sử dụng thuốc quá 5 đến 7 ngày.
  • Tác dụng phụ đối với sản phụ bao gồm:
    • Các vấn đề hô hấp, dịch trong phổi
    • Khô môi
    • Mệt mỏi, yếu cơ
    • Đau đầu, nhìn đôi, nói lắp
    • Nhồi máu cơ tim
    • Buồn nôn hoặc nôn
    • Đỏ da, đổ mồ hôi nhiều

Thuốc kháng viêm nonsteroidal (NSAIDs), như Indomethacin

  • Tác dụng phụ đối với thai nhi có thể bao gồm:
    • Xuất huyết trong não hoặc tim
    • Còn ống động mạch (PDA – Bệnh tim bẩm sinh phổ biến ở trẻ sinh non tháng)
    • Vàng da là triệu chứng thường gặp. Nguyên nhân do tăng bilirubin trong máu, làm cho da và kết mạc mắt có màu vàng.
    • Các vấn đề của thận, như tạo quá ít nước tiểu
    • Viêm ruột hoại tử (NEC). Đây là bệnh lý tại ruột của thai nhi.
    • Tăng áp lực phổi
  • Tác dụng phụ đối với sản phụ:
    • Chóng mặt
    • Ợ nóng
    • Buồn nôn hoặc nôn
    • Thiểu ối là tình trạng sản phụ có quá ít nước ối. Nước ối là dịch bao quanh thai nhi trong tử cung
    • Viêm dạ dày
    • Xuất huyết âm đạo

Tài liệu tham khảo

http://www.marchofdimes.org/complications/treatments-for-preterm-labor.aspx

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích