menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Viêm họng cấp ở trẻ em

user

Ngày:

09/11/2017

user

Lượt xem:

2297

Bài viết thứ 01/14 thuộc chủ đề “Bài viết Group Nhi khoa Y học cộng đồng”

Cấu tạo và chức năng của họng

Họng là ngã tư giao thông giữa đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống. Họng có các tổ chức lympho tạo thành một vòng bao quanh gọi là vòng Waldeyer, nơi sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể, giống như cấu trúc của hạch bạch huyết, gọi là Amidan.

Nguyên nhân viêm họng cấp

Viêm họng cấp

Viêm họng cấp tính là bệnh phổ biến, do virus gây nên như virus cúm, sởi… hoặc vi khuẩn như phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng. Một số nguyên nhân khác cũng có thể làm cho trẻ em viêm họng như do khói thuốc lá, do bụi bẩn, do môi trường sống của bé không trong sạch, do bị dị ứng mạn tính, hay do nhiêt độ phòng ngủ của bé không thích hợp…

Trong các loại vi khuẩn thì liên cầu trùng bê-ta tan máu nhóm A, gây viêm họng có thể dẫn đến biến chứng thấp tim, thấp khớp, viêm thận;

Xem thêm bài viết Viêm họng liên cầu

Triệu chứng viêm họng cấp

Bệnh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày

  • Trẻ mệt mỏi
  • Môi khô, lưỡi bẩn
  • Sốt: Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, sốt cao 38.5 ºC – 40 ºC
  • Nuốt đau, rát họng, khàn tiếng
  • Ho khan, chảy nước mũi nhầy
  • Viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau…

Với bé còn bú mẹ, thường kèm theo bú ít hoặc bỏ bú, há miệng khi ngủ, bức rức khó chịu và quấy khóc. Trẻ lớn hơn, đau vùng họng, chán ăn dễ làm cho cha mẹ trẻ nhầm tưởng với những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng…

Điều trị viêm họng cấp

  • Cần dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao.
  • Chống đau họng bằng cách súc họng hằng ngày bằng nước muối loãng.
  • Dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, sau khi uống thuốc theo toa vẫn chưa đỡ, sau 24 đến 48 giờ, bệnh không thuyên giảm thì cần nhập viện để theo dõi và điều trị.

Biến chứng

Nếu bệnh kéo dài hơn 10 ngày và không được điều trị hợp lý dễ gây nên các biến chứng, nhất là vào tuần thứ hai, thứ ba như: thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp, viêm tấy quanh Amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, nhiễm trùng huyết.

Phòng bệnh

  • Vệ sinh họng, răng, miệng hằng ngày như đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng;
  • Khi mắc bệnh răng, miệng, xoang, mũi… cần được điều trị dứt điểm tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan vào gây viêm họng.
  • Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói-bụi.
  • Uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội
  • Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen ngậm kẹo, hay ăn kem.
  • Rửa tay trước khi ăn, và sau khi đi vệ sinh
  • Phòng ngủ cần thoáng mát, nếu có điều hòa nhiệt độ cần giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, nhiệt độ lý tưởng cho trẻ là khoảng 26 đến 28 ºC, nếu sử dụng quạt, nên cho trẻ nằm quạt tốc độ lớn trong thời gian ngắn giúp trẻ dễ ngủ, sau đó giảm dần cường độ, quạt phải luôn được quay thay đổi hướng gió.
  • Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng tốt, dinh dưỡng cân bằng đủ dưỡng chất
  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/groups/nhikhoa.yhcd/permalink/924959827575622/

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích