menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh

user

Ngày:

03/10/2017

user

Lượt xem:

1134

Bài viết thứ 05/14 thuộc chủ đề “Bài viết Group Nhi khoa Y học cộng đồng”

Tuy có tên gọi là ban đỏ nhiễm độc nhưng Erythema Toxicum Neonatorum ( ETN ) là một bệnh phát ban lành tính, tự khỏi, xảy ra chủ yếu giai đoạn đầu thời kỳ sơ sinh.

ETN điển hình bởi các ban đỏ dạng chấm, hạt, mụn nước và mụn mủ. Ban tự khỏi, không cần điều trị và không để lại di chứng.

Ban đỏ nhiễm độc

Sinh lý bệnh

Sự đỏ da là do sung huyết mao mạch.

Sự gia tăng nồng độ các yếu tố trung gian của phản ứng viêm và miễn dịch (Ví dụ : Các interleukin 1 và 8, eotaxin, phân tử dính E-selectin, kênh protein vận chuyển nước aquaphorin 1 và aquaphorin 3, hóa động tố psoriasin, nitric oxide & các đồng dạng của nó, kháng khuẩn : peptide LL-37 ) gợi ý rằng: ETN là phản ứng miễn dịch toàn thân.

Xuất hiện ban đỏ ở những vùng có lông, gợi ý rằng nang lông có thể liên quan đến hình thành ban đỏ.

Sự thâm nhiễm của các tế bào ưa bazơ gợi ý bệnh nguyên có liên quan đến sự quá nhạy cảm và liên quan đến dị ứng nhưng chưa có yếu tố gây dị ứng nào được phát hiện. Tương tự, các yếu tố tiếp xúc cũng đã được xem xét và loại bỏ. Đáp ứng với bất cứ thương tổn nào ở da trẻ sơ sinh cũng đều xuất hiện sự thâm nhiễm của bạch cầu ưa bazơ. Ở trẻ đẻ non thường thiếu dạng phản ứng này do vậy rất hiếm thấy bị ETN.

Giải phẫu bệnh : Xét nghiệm tế bào học cho thấy

Ban dạng chấm bộc lộ sự phù nhẹ ở lớp da và rải rác có thâm nhiễm của các tế bào viêm (chủ yếu là bạch cầu ưa bazơ, bạch cầu đa nhân trung tính & bạch cầu đơn nhân ) quanh mạch máu.

Ban dạng hạt cho thấy nhiều hơn sự phù ở lớp da và thâm nhiễm của các tế bào viêm liên quan đến phần nông của nang lông-tuyến bã. Bạch cầu ưa bazơ xâm lấn vào bao ngoài của nang lông.

Mụn mủ thuộc lớp dưới sừng cũng như lớp thượng bì và được tìm thấy là có liên quan đến lỗ chân lông. Có thể có sự thâm nhiễm của bạch cầu ưa bazơ và một ít bạch cầu đơn nhân với có hoặc không có bạch cầu đa nhân trung tính quanh phần trên của nang lông- tuyến bã.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của ETN hiện chưa rõ, có rất nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích rối loạn thường gặp này :

So với người trưởng thành, mật độ nang lông cao hơn ở trẻ sơ sinh và rõ ràng là ETN rất hiếm khi xuất hiện ở những vùng da không có lông như lòng bàn tay chân. Các tế bào viêm có khuynh hướng tập trung xung quanh nang lông và có các vi khuẩn tương tự cầu khuẩn ở lớp thượng bì của nang lông và trong các tế bào viêm. Điều này gợi ý rằng ETN có thể là đáp ứng đối với sự xâm nhập cuả các vi khuẩn trên vào nang lông.

Sự thâm nhiễm các tế bào bạch cầu ưa bazơ gợi ý về mặt dị ứng, dẫn đến kết luận của vài tác giả cho rằng ETN có thể là phản ứng quá mẫn đối với chất nào đó được truyền qua nhau thai. Tuy nhiên , giả thiết này thiếu các bằng chứng có tính thuyết phục.

Không có ngoại độc tố, các yếu tố dị ứng, các chất thải từ tuyến bã hoặc các yếu tố gây nhiễm có liên quan đến ETN một cách đáng tin cậy.

Thuốc & cách nuôi dưỡng không có tác động lên tỉ lệ xuất hiện ban đỏ.

Những giả thiết khác bao gồm: Phản ứng điều chỉnh của da đối với các kích thích nhiệt và cơ học hoặc đối với các tế bào lympho được chuyển từ mẹ sang trẻ qua nhau thai trước và trong sinh (như phản ứng đối với các ca ghép tủy…)

Yếu tố nguy cơ gồm : Khí hậu nóng ẩm, bú bình, đẻ đường dưới. ngưới ta nhận thấy rằng chuyển dạ kéo dài có liên quan đến tần suất ETN và nhiễm khuẩn da.

Tần số

ETN gặp ở 1/3 -1/2 trẻ đủ tháng và 0,5% ở trẻ đẻ non.

ETN thường gặp ở trẻ trai (55%) hơn trẻ gái (30%)

ENT thay đổi theo tuổi: ENT thường xảy ra trong vòng 4 ngày tuổi, nhiều nhất trong 48 giờ đầu, hiếm khi gặp ngay sau sinh.

Tỉ lệ mắc ETN tăng theo tuổi thai & cân nặng

Khởi phát trễ hiếm khi xảy ra ở cả trẻ đủ tháng và trẻ non tháng cho đến ngày tuổi thứ 15.

Tiền sử và Triệu Chứng Lâm sàng

Rõ ràng là không liên quan đến các bệnh của mẹ trong thai kỳ như : herpes simplex / varicella nhiễm vi rút, nhiễm khuẩn da, hay nhiễm nấm candida.

Trẻ thường khỏe mạnh và không có các triệu chứng toàn thân như: sốt, kích thích, li bì.

Ban thường xuất hiện dưới dạng chấm, hạt, mụn phỏng, mụn mủ trên nền da đỏ, trông “khá bẩn”. Trong những trường hợp nặng, xuất hiện các hạt hoặc mụn phỏng màu vàng nhạt, trắng trên nền đỏ. Khoảng 10% bệnh nhi có mụn mủ với đường kính 2-4 mm.

Ban đỏ thường xuất hiện rải rác & không đều, có thể ít hoặc nhiều, dày hoặc mỏng tùy trường hợp và đôi khi thành cụm.

Ban hay thấy ở mặt, thân, phần chi gần thân. Lưu ý rằng các tổn thương này hiếm thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và niêm mạc.

Ban thường chóng phai, tự giới hạn trong vòng 5-12 ngày và không để lại di chứng

ETN ít khi tái phát nhưng đã được báo cáo là vẫn xảy ra cho đến 6 tuần sau sinh nhưng có vẻ nhẹ hơn.

Cận Lâm Sàng

ETN được chẩn đoán cơ bản dựa trên lâm sàng.

Xét nghiệm dịch trong các mụn phỏng để loại trừ các nguyên nhân có thể khác :

  • Tzanck Smear: Để tìm các tế bào khổng lồ đa nhân, thường gặp trong Herpes simplex, Vảicella và herpes zoster.
    Pemphigus vulgaris, Cytomegalovirus
  • Wright-stained smears : để tìm sự hiện diện của eosinophils
  • Nhuộm Gram: là thiết yếu để chẩn đoán với kết quả cho thấy sự hiện diện cuả các tế bào viêm, và trong đó hơn 90% bạch cầu ưa bazơ & vài neutrophils.
  • CT bạch cầu : cho thấy có sự tăng của bạch cầu ưa bazơ (18%) ở khoảng 15% bệnh nhân
  • Các xét nghiệm sau có thể nên thực hiện : Cấy vi rút, vi khuẩn, nấm để loại trừ HSV, Varicella, vi khuẩn gây bệnh & nấm.
  • Soi tìm sợi nấm với KOH : bệnh phẩm được phủ bởi KOH trên phiến kính & hơ nóng nhẹ, KOH sẽ làm hủy các tế bào & vi khuẩn khác, vì vậy sợi nấm- nếu có- sẽ dễ dàng được nhìn thấy
    Sinh thiết : là chẩn đoán chắc nhất nhưng thực sự không cần thiết.

Chẩn đoán gián biệt

Tổn thương của ETN trông tương tự viêm da mủ, nấm, herpes simplex, transient neonatal pustular melanosis và miliaria nhưng có thể phân biệt nhờ sự thâm nhiễm đặc trưng của bạch cầu ưa bazơ và sự vắng mặt của tế bào đa nhân cũng như vi khuẩn trên kết quả nhuộm.

Incontinentia pigmenti và viêm mủ nang lông có thâm nhiễm bạch cầu ưa bazơđều có sự hiện diện của eosinophil nhưng co thể phân biệt bởi vị trí & sự phân bố các thương tổn, hình thái tế bào học & hai bệnh này còn là bệnh mạn tính.

Điều trị

Chẩn đoán nên dựa vào tiền-bệnh sử, triệu chứng lâm sàng & thường ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Tzanck smear là cần thiết để loại trừ với các bệnh nguy hiểm khác.

ETN là bệnh lành tính tự giới hạn mà không cần điều trị gì.

Giải thích cho ba mẹ trẻ yên lòng đây là tình trạng thoáng qua, tự nhiên & lành tính.

Nguồn: SDVworkshop. net dịch từ Nelson

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích