menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Tại sao con bạn cần tiêm phòng vaccine?

user

Ngày:

04/11/2013

user

Lượt xem:

166

Bài viết thứ 07/28 thuộc chủ đề “Vaccine”

Qua các kênh truyền thông tin, bạn biết đến vaccine. Bạn tự hỏi liệu vaccine có an toàn và nó bảo vệ con bạn như thế nào?

Vaccine là an toàn và giúp con bạn có một sức khỏe tốt bằng cách loại bỏ các bệnh thường gặp ở trẻ. Trong loạt bài về vaccine này, chúng tôi mong muốn cung cấp cho các bạn những thông tin mới về vaccine, những loại bệnh nào có thể dự phòng được với vaccine và khi nào thì con bạn cần tiêm phòng vaccine.

Hướng dẫn tiêm phòng cho trẻ

  • Không có trẻ nào thích được tiêm!
  • Trẻ có thể bị đau và trẻ nghĩ cô điều dưỡng thật kinh khủng khi chích trẻ với cây kim tiêm.
  • Nhưng thật ra cô điều dưỡng tiêm chủng để giúp cho trẻ không mắc các bệnh nguy hiểm. Những bệnh này có thể làm trẻ ốm rất nặng. Khi tiêm trẻ sẽ chỉ có cảm giác như bị véo nhẹ và thật sự không đau hay đáng sợ hơn các loại bệnh mà trẻ sẽ mắc phải (!)​

​​Trẻ có thể không cần tiêm chủng không?

Một số bố mẹ nghĩ rằng nếu trẻ con của người khác đã tiêm chủng thì con của họ sẽ không cần tiêm chủng. Nhưng điều này không đúng! Tại sao ư? Bởi vì nếu trẻ tiếp xúc với người mang căn bệnh mà trẻ đã không tiêm chủng, khi đó trẻ sẽ rất dễ bị lây và mắc bệnh đó

Vaccine tạo kháng thể

Kháng thể là những chiến sĩ bảo vệ cơ thể trẻ chống lại bệnh tật.

Tiêm chủng sẽ đưa vào cơ thể trẻ một lượng rất ít các mầm bệnh đã được làm yếu đi rất nhiều hoặc đã chết. Điều này giúp cơ thể trẻ nhận biết mầm bệnh để đội ngũ kháng thể luyện tập hoặc tạo ra một đội ngũ kháng thể có các kỹ năng tiêu diệt những mầm bệnh đó.

Nếu đưa vào cơ thể trẻ mầm bệnh còn sống và khỏe mạnh thì trẻ sẽ mắc bệnh đó (giống như bệnh Sởi hoặc Thủy đậu). Nhưng nếu chỉ với một lượng mầm bệnh rất nhỏ, đã được làm yếu đi hoặc làm chết thì trẻ sẽ không mắc bệnh. Cơ thể trẻ sẽ tạo kháng thể chống lại mầm bệnh có trong vaccine. Những kháng thể này là một phần trong hệ miễn dịch của trẻ và chúng sẽ chống lại bệnh khi trẻ gặp mầm bệnh đó.

Khi cơ thể trẻ được bảo vệ theo cách này thì trẻ đã được miễn dịch với bệnh. Trong hầu hết các trường hợp trẻ sẽ không bao giờ mắc bệnh. Nhưng thỉnh thoảng trẻ cũng mắc bệnh nhưng nhẹ hơn nhiều. Đó là với trường hợp bệnh Thủy đậu. Trẻ có thể mắc Thủy đậu sau khi đã tiêm chủng với Thủy đậu, nhưng bệnh của trẻ sẽ không nặng lắm đâu, có nghĩa là trẻ sẽ nổi ít bọng nước và ít ngứa hơn nhiều.

Tiêm chủng được thực hiện với một cây kim nhỏ. Một ống tiêm có chứa vaccine và một cây kim với một lỗ nhỏ cho vaccine đi qua để vào cơ thể bạn. Tiêm chủng thường tiêm ở cánh tay của trẻ hoặc thỉnh thoảng ở bắp đùi của trẻ.

Lần tiêm chủng đầu tiên khi nào?

Một tin vui là tiêm chủng hầu hết khi trẻ dưới 2 tuổi. Vì vậy khi trẻ có thể đọc bài này thì có nghĩa là trẻ hầu như đã được chủng ngừa.

Sau khi đã được tiêm chủng, trẻ em không cần tiêm chủng thêm nữa. Có một vài mũi tiêm chủng được thực hiện khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Những đợt tiêm tiếp theo của những mũi tiêm chủng này sẽ thực hiện nhưng không thường xuyên đến khi trẻ được 11-12 tuổi.

Đa số trẻ em cần vaccine cúm mỗi năm. Một số trẻ sẽ được tiêm chủng vaccine cúm, một số sẽ được phòng vaccine cúm bằng cách xịt mũi hoặc uống.

Tại sao trẻ em cần tiêm phòng?

Tiêm phòng là cách bảo vệ tốt nhất cho trẻ bởi vì trẻ sẽ không mắc những bệnh nguy hiểm. Tiêm chủng còn có 1 ý nghĩa là bảo vệ sức khỏe cho cả quốc gia và cả thế giới.

Bằng cách nào ư? Bởi vì khi trẻ em nào cũng được tiêm phòng thì có nghĩa những mầm bệnh này không có nhiều cơ hội gây bệnh được nữa.

Hiện nay ở Mỹ tất cả trẻ đều được tiêm phòng, rất hiếm có trẻ nào mắc sởi hay quai bị. Tất cả bố mẹ ở Mỹ phải trình ra cho nhà trường tất cả giấy tờ, sổ tiêm chủng chứng minh con của họ đã được tiêm chủng đầy đủ. Nhà trường yêu cầu điều này vì họ không muốn trẻ em có thể lây lan hay mắc những bệnh nguy hiểm này.

Tiêm chủng có đau không?

Đúng là sẽ đau. Nhưng chỉ đau nhẹ và qua rất nhanh. Nếu trẻ khóc thì điều này cũng bình thường vì hầu hết trẻ em đều khóc.

Nếu trẻ lo lắng khi tiêm chủng, hãy mang theo một thú nhồi bông cưng của trẻ như chú gấu Teddy hay nói bố hay mẹ nắm tay của trẻ trong khi tiêm. Sau tất cả nổ lực dũng cảm này, trẻ sẽ được một phần thưởng xứng đáng. Có thể bác sỹ sẽ cho trẻ một cây kẹo mút hoặc trẻ được bố mẹ chở đi công viên.

Thỉnh thoảng sau khi tiêm, cánh tay của trẻ sẽ đau và trông ửng đỏ nơi bị tiêm. Trẻ cũng có thể bị sốt. Bố hay mẹ trẻ có thể trao đổi với bác sỹ tất cả những vấn đề này. Thông thường cơn đau qua rất nhanh hoặc sau khi trẻ được uống thuốc giảm đau hạ sốt, như acetaminophen hay ibuprofen.

Cũng không sao nếu trẻ không thích tiêm, nhưng hãy nhớ rằng tiêm chủng là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ!

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/kids/vaccines/a-kids-guide-to-shots.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích