menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Bệnh lỵ trực trùng – nhiễm trùng Shigella

user

Ngày:

20/02/2019

user

Lượt xem:

2192

Bài viết thứ 48/58 thuộc chủ đề “Các bệnh Nhi khoa”

Định nghĩa

Nhiễm trùng shigella -lỵ trực trùng

Nhiễm trùng Shigella là bệnh lí nhiễm trùng đường tiêu hóa gây ra bởi họ vi khuẩn đường ruột tên là Shigella. Triệu chứng chính là tiêu chảy, thường kèm theo nhầy, máu.

Shigella thường vào cơ thể qua đường tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trong phân. Ví dụ người chăm trẻ không rửa tay kĩ sau khi thay tả hoặc giúp trẻ tập đi cầu, bàn tay nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn Shigella cũng có thể vào qua thức ăn, nước uống hay hồ bơi bị nhiễm bẩn.

Trẻ từ 2-4 tuổi dễ bị lỵ trực trùng nhất. Những trường hợp nhẹ thường tự khỏi trong 1 tuần. Khi bệnh cần điều trị, bác sĩ sẽ kê kháng sinh.

Triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng của lỵ trực trùng thường bắt đầu xuất hiện 1 hoặc 2 ngày sau khi tiếp xúc với Shigella, nhưng cũng có thể mất đến 1 tuần. Triệu chứng gồm:

  • Tiêu chảy (thường kèm theo nhầy và máu)
  • Đau bụng hoặc có thể co giật sớm
  • Sốt
  • Vài người có thể không có triệu chứng gì sau nhiễm Shigella, phân của họ có thể là nguồn lây cho đến vài tuần sau.

Khi nào thì đi gặp bác sĩ

Liên lạc và tìm gặp ngay bác sĩ của bạn nếu trẻ của bạn đi cầu phân máu hoặc tiêu chảy nặng gây sụt cân và mất nước, hoặc tiêu chảy kèm theo sốt > 38 độ C.

Nguyên nhân

Nhiễm trùng có thể xảy ra khi bạn đột ngột nuốt phải vi khuẩn Shigella. Điều này có thể xảy ra khi bạn:

  • Chạm tay vào miệng: nếu bạn không rửa tay kĩ sau khi thay tả cho trẻ lỵ trực trùng, bạn sẽ lây nhiễm cho chính bạn. Tiếp xúc trực tiếp người sang người là con đường lây phổ biến nhất.
  • Ăn thức ăn bị nhiễm bẩn: người nhiễm khuẩn chuẩn bị bữa ăn có thể lây cho người ăn. Một số loại rau, thức ăn có thể là nguồn nhiễm vì bón phân chưa qua xử lý.
  • Uống nước nhiễm bẩn chứa vi khuẩn E.coli

Yếu tố nguy cơ

  • Trẻ từ 2 đến 4 tuổi: độ tuổi thường gặp nhất
  • Sống tập thể chung một nhà hoặc sinh hoạt tập thể, dễ lây vi khuẩn từ người này sang người khác do tiếp xúc. Dịch Shigella dễ bùng phát hơn tại các trung tâm chăm trẻ (vườn trẻ), bể bơi tập thể, viện dưỡng lão, nhà tù, trại lính.
  • Sống hoặc du lịch đến những nơi thiếu vệ sinh. Ví dụ những người sống hoặc du lịch đến các nước đang phát triển thì dễ bị nhiễm Shigella hơn.
  • Đồng tính nam: quan hệ tình dục đồng tính nam có nguy cơ cao hơn do sự tiếp xúc trực tiếp hoặc không trực tiếp giữa miệng và hậu môn.

Biến chứng

Nhiễm Shigella thường khỏi mà không để lại biến chứng, dù có thể khiến bạn mất vài tuần đến vài tháng để đường ruột của bạn hoạt động lại như bình thường. Biến chứng bao gồm:

  • Mất nước: tiêu chảy liên tục sẽ khiến bạn mất nước, triệu chứng gồm: hoa mắt, buồn nôn, mắt trũng, tả khô (tiểu ít), khóc không ra nước mắt.
  • Co giật: Trong lỵ trực trùng, co giật có thể do sốt cao, cũng có thể do độc tố của trực khuẩn Shigella (trong thể co giật sớ, chưa có sốt). Nếu đứa trẻ của bạn có co giật, hãy liên lạc ngay với bác sĩ.
  • Sa trực tràng: trong trường hợp này, sự tổn thương và tăng nhu động ruột khi bị lỵ trực trùng gây bong một lớp nội mạc trực tràng sa ra ngoài hậu môn.
  • Hội chứng huyết tán tăng urê máu: Biến chứng này thường gặp hơn trong trường hợp nhiễm vi khuẩn E.coli, có thể dẫn đến thiếu máu huyết tán, giảm tiểu cầu và suy thận cấp.
  • Liệt ruột: Hiếm, ruột của bạn sẽ bị tê liệt, không có nhu động để tống phân và khí ra ngoài. Triệu chứng gồm: đau bụng, bụng chướng, sốt và yếu cơ. Nếu không kịp thời điều trị, ruột của bạn sẽ bị giãn ra, nhiễm trùng, vỡ ra, gây viêm phúc mạc, một nhiễm trùng đe dọa tính mạng đòi hỏi điều trị ngoại khoa.
  • Viêm khớp phản ứng: triệu chứng gồm sưng, nóng, đỏ, đau khớp ( thường gặp ở khớp cổ chân, khớp gối, khớp ngón chân và khớp háng), viêm kết mạc, tiểu rát buốt.

Chuẩn bị cho cuộc hẹn của bạn

Hầu hết những người bị nhiễm Shigella đều tự khỏi mà không cần gặp bác sĩ. Nhưng nếu trẻ đau nặng hoặc sốt cao thì cần điều trị.

Những điều bạn có thể làm: trước khi đến gặp bác sĩ, bạn có thể chuẩn bị để trả lời những câu hỏi sau:

  • Triệu chứng như thế nào?
  • Khi nào thì triệu chứng bắt đầu xuất hiện
  • Trẻ của bạn có phơi nhiễm với vi khuẩn Shigella hay không ?
  • Bạn hoặc con của bạn có sốt hay không? Nếu có thì nhiệt độ bao nhiêu?

Bạn có thể chờ đợi ở bác sĩ điều gì?

  • Trong suốt quá trình khám, bác sĩ sẽ ấn nhiều vùng khác nhau trên bụng để xem có đau hay không, bụng mềm hay có phản ứng gì hay không? Bác sĩ cũng có thể sử dụng gạc để chứa phân làm xét nghiệm, hoặc sẽ hướng dẫn cho bạn cách lấy và gửi mẫu phân để xét nghiệm chứng minh sự nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán

Tiêu chảy hay tiêu chảy phân nhầy máu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, muốn kết luận là do nhiễm Shigella thì phải lấy mẫu phân làm xét nghiệm để tìm sự hiện diện của vi khuẩn hay độc tố của chúng.

Điều trị

Nhiễm Shigella thường tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Bù dịch mất do tiêu chảy có thể là triệu chứng duy nhất, đặc biệt nếu sức khỏe của bạn tốt và vi khuẩn Shigella suy yếu.

Tránh các thuốc điều trị tiêu chảy, như Loperamid (Imodium) hoặc atropine (Lomoti) , vì nó có thể khiến tình trạng của bạn trở nên xấu hơn.

Kháng sinh: Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn Shigella nặng, kháng sinh có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên, một số chủng vi khuẩn Shigella có thể kháng thuốc. Vì vậy, tốt hơn vẫn không nên dùng kháng sinh trừ khi nhiễm trùng nặng. Kháng sinh cần thiết cho trẻ em, người già, người nhiễm HIV cũng như trong những trường hợp có nguy cơ lây bệnh cao cho người khác.

Bù nước và điện giải: Nhìn chung, uống nước có thể bù được lượng dịch mất đi do tiêu chảy. Trẻ em cũng có thể bù dịch bằng đường uống, như dịch Pedialyte ở Mỹ, còn tại Việt nam có tên là orezol ORS. Trẻ em hay người lớn nếu mất nước nặng đều cần được điều trị ở bệnh viện, nơi có thể truyền dịch và điện giải đường tĩnh mạch, hơn là đường miệng. Bù nước, điện giải, dinh dưỡng đường tĩnh mạch sẽ nhanh hơn là đường tiêu hóa.

Phòng ngừa

5 hướng dẫn để phòng ngừa Shigella

5 hướng dẫn để phòng ngừa Shigella

Dù tổ chức Y Tế Thế giới đã và đang tìm kiếm vaccine vi khuẩn Shigella, nhưng hiện nay vẫn chưa có. Để ngăn chặn dịch bùng phát, cần phải:

  • Rửa tay thường xuyên và kĩ lưỡng
  • Giám sát trẻ nhỏ rửa tay
  • Xử lý tả bẩn một cách sạch sẽ
  • Khử trùng (tẩy uế) những nơi vừa thay tả cho trẻ
  • Không chuẩn bị thức ăn, nấu ăn cho người khác khi đang bị tiêu chảy
  • Giữ trẻ tiêu chảy xa khỏi những trẻ khác
  • Tránh uống hay vô tình nuốt nước từ ao hồ, hồ bơi chưa xử lý đúng
  • Tránh quan hệ tình dục với bất kì ai đang bị tiêu chảy hay mới khỏi tiêu chảy.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/e/basics/definition/con-20028418

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích