menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Ung thư có lây hay không?

user

Ngày:

19/04/2023

user

Lượt xem:

101

Bài viết thứ 03/03 thuộc chủ đề “Kiến thức chung về ung thư”

Ung thư có lây hay không? Điều đầu tiên cần khẳng định là UNG THƯ KHÔNG LÂY.

Bạn không thể bị “lây” ung thư từ người khác. Tiếp xúc gần như quan hệ tình dục, hôn, đụng chạm, ăn chung hoặc ở chung phòng với người bị ung thư nhưng không thể lây ung thư sang cho bạn. Thông thường, tế bào ung thư từ người bị không thể sống trong cơ thể của một người khỏe mạnh khác, do hệ thống miễn dịch sẽ tìm và tiêu diệt tế bào lạ, gồm cả tế bào ung thư từ người khác.

Tình huống gây hiểu lầm Ung thư có thể lây truyền

Mặc dù ung thư không lây nhiễm, nhưng có một số tình huống có thể khiến người ta nghĩ rằng ung thư lây từ người này sang người khác.

Ung thư trong gia đình

Nếu ung thư là bệnh truyền nhiễm, lịch sử sẽ ghi nhận những đợt bùng phát ung thư giống như dịch cúm, dịch tiêu chảy,… Tuy nhiên nhiều, trường hợp tỉ lệ mắc ung thư trong gia đình, người thân, bạn bè của những người bị ung thư lại cao. Việc ung thư có thể xảy ra thường xuyên hơn ở một số gia đình, không có nghĩa là các thành viên trong gia đình đã lây ung thư cho nhau. Nguyên nhân có thể do họ có gen giống nhau, hoặc lối sống giống nhau (cùng chế độ ăn, cùng sống chung với người hút thuốc…), hoặc có thể tiếp xúc với cùng tác nhân gây ung thư.

Ung thư trong những nhóm/cộng đồng người sống chung gần gũi với nhau

Có thể thấy người hay tiếp xúc, chơi chung với nhau, trong đó có nhiều người bị ung thư nên cho rằng ung thư có thể lây. Tuy nhiên, đây là những nhóm nhỏ, không đại diện được cho tỉ lệ ung thư chung của xã hội. Hiện nay, chưa biết hết lý do tại sao có nhiều người bị ung thư ở một nhóm, nhưng đa số họ có thể cùng tiếp xúc với một tác nhân gây ung thư, hoặc có lối sống giống nhau làm tăng nguy cơ ung thư.

Bị lây ung thư trong quá trình cấy ghép tạng

Rất hiếm tế bào ung thư từ người hiến tạng lại tạo được ung thư mới ở người nhận tạng. Hệ thống miễn dịch luôn tìm kiếm các tế bào lạ với cơ thể và tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, người được ghép tạng phải dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch để cơ thể không tấn công và phá hủy cơ quan được ghép, làm nguy cơ này tăng lên. Để giảm nguy cơ này, người hiến tạng cần được sàng lọc ung thư cẩn thận trước khi ghép tạng.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, ung thư phổ biến hơn ở những người được ghép tạng. Nguyên nhân có thể do dùng thuốc để giảm nguy cơ thải ghép tạng, chứ không phải ung thư lây từ tạng được hiến tặng. Những loại thuốc này làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng tìm và tấn công các tế bào và virus bị hư hại có thể dẫn đến ung thư.

Bị lây ung thư khi truyền máu

Thông thường truyền máu không làm lây ung thư, thậm chí nếu máu có thể có tế bào ung thư (Rất hiếm gặp). Nguyên nhân cũng giống như ghép tạng, hệ miễn dịch của người nhận sẽ nhận diện tế bào lạ với cơ thể và tiêu diệt chúng.

ung-thu-co-lay-hay-khong
Bị lây ung thư khi truyền máu

Lây ung thư từ mẹ sang con trong quá trình mang thai

Ngay cả khi một phụ nữ bị ung thư mang thai, ung thư hiếm khi ảnh hưởng đến em bé. Rất hiếm trường hợp ung thư có thể lây từ mẹ sang thai nhi như ung thư hắc tố da. Phần lớn các loại ung thư không thể ảnh hưởng đến em bé.

ung-thu-co-lay-hay-khong
Lây ung thư từ mẹ sang con trong quá trình mang thai

Người bị ung thư cần được yêu thương, chăm sóc và hoà nhập với người xung quanh

Việc bị bạn bè, đồng nghiệp, và đôi khi cả người thân xa lánh sẽ khiến người bị ung thư thấy bị cô lập và đơn độc. Ung thư không lây lan, và bạn cũng sẽ không bị ung thư khi đến gần bệnh nhân ung thư. Do đó, đừng ngại tiếp xúc với người bị ung thư. Đây là giai đoạn rất khó khăn trong đời họ và họ rất cần được mọi người chia sẻ, chăm sóc và đón nhận.

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích