menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Són tiểu

user

Ngày:

03/08/2018

user

Lượt xem:

2025

Bài viết thứ 11/19 thuộc chủ đề “Các bệnh nội thận tiết niệu”

Són tiểu là một thể phổ biến của tiểu không kiểm soát. Bạn có triệu chứng tiểu gấp và đôi khi nước tiểu rỉ ra trước khi bạn kịp vào nhà vệ sinh. Điều này thường do bàng quang hoạt động quá mức. Điều trị với việc luyện tập bàng quang một cách thường xuyên giúp chữa trị vấn đề. Thuốc được dùng để giúp bàng quang thư giãn cũng như cần sự tư vấn từ chuyên gia tiết niệu.

Tài liệu này là một phần của loạt bài tiểu không kiểm soát

  • Hội chứng bàng quang tăng hoạt
  • Luyện tập sàn chậu
  • Tiểu không kiểm soát do gắng sức
  • Són tiểu.

Hiểu về nước tiểu và bàng quang

Nước tiểu được sản xuất liên tục từ hai thận và được vận chuyển thành từng dòng liên tục đến bàng quang thông qua hai niệu quản (ống nối từ thận xuống bàng quang). Lượng nước tiểu của bạn là khác nhau phụ thuộc vào lượng nước bạn uống, ăn và lượng mồ hôi.

Bàng quang được cấu tạo bởi cơ và dự trữ nước tiểu. Bàng quang giãn như một quả bóng khi nó chứa đầy nước tiểu. Đường thoát nước tiểu (niệu đạo) thường được đóng kín. Điều này được giúp đỡ bởi các cơ sàn chậu bên dưới bàng quang, bao quanh và nâng đỡ niệu đạo.

hiểu về nước tiểu và bàng quang

Khi nước tiểu ở bàng quang đạt một lượng nhất định, bạn có cảm giác bàng quang đang đầy. Khi bạn đi tiểu, cơ bàng quang siết lại (co thắt) và niệu đạo và các cơ sàn chậu giãn ra cho phép nước tiểu chảy ra ngoài.

Những tín hiệu thần kinh phức tạp được truyền qua lại giữa não, bàng quang và các cơ sàn chậu. Nó giúp bạn biết bàng quang căng đầy và cho phép các cơ co thắt hoặc giãn ra đúng thời điểm.

Són tiểu là gì?

  • Tiểu gấp là triệu chứng thể hiện bởi sự thôi thúc đi tiểu ngay lập tức. Bạn không thể trì hoãn việc đi tiểu.
  • Són tiểu là tiểu gấp kèm với rỉ nước tiểu ra ngoài trước khi vào nhà vệ sinh.

Tiểu gấp và són tiểu là những triệu chứng thường gặp của bàng quang tăng hoạt, còn được gọi là rối loạn Cơ Detrusor (Cơ Detrusor là tên y khoa của một nhóm cơ bàng quang).

Xem thêm bài hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB) của BS. Đinh Thị Phương Hoài và TS.BS Nguyễn Bảo Ngọc

Són tiểu phổ biến như thế nào?

Tiểu són là nguyên nhân phổ biến thứ hai của tiểu không kiểm soát. Khoảng 3 trên 10 trường hợp tiểu không kiểm soát là són tiểu. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp vào giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.

Các loại tiểu không kiểm soát

Loại thường gặp nhất của tiểu không kiểm soát là tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Đơn giản mà nói, tiểu không kiểm soát do gắng sức xảy ra khi áp lực lên bàng quang trở nên quá lớn đối với sức chịu đựng của bàng quang. Nguyên nhân thường do sự yếu của các cơ sàn chậu. Nước tiểu có xu hướng rỉ ra ngoài khi bạn ho, cười, hắt hơi hoặc tập thể dục. Cơ sàn chậu thường bị suy yếu do sinh nở.

Một số người bị tiểu không kiểm soát dạng hỗn hợp, là cả tiểu không kiểm soát do gắng sức và Són tiểu.

Ngoài ra còn có, các dạng tiểu không kiểm soát ít phổ biến hơn.

Chú ý: Bạn nên gặp ngay bác sĩ nếu như bạn có dấu hiệu tiểu không kiểm soát. Mỗi loại có cách điều trị khác nhau. Xem bài viết tiểu không kiểm soát để có cái nhìn khái quát và hiểu được điều gì sẽ diễn ra trong suốt quá trình đánh giá của bác sĩ.

Nguyên nhân của són tiểu?

Trong tình trạng này, các cơ bàng quang (cơ trơn thành bàng quang) dường như trở nên tăng hoạt và co bóp nhiều hơn khi bạn không muốn.

Thông thường, cơ bàng quang được giãn ra khi bàng quang đầy dần. Khi bàng quang đầy một nửa, bạn bắt đầu có cảm giác muốn đi tiểu. Ở những người có bàng quang tăng hoạt và són tiểu, cơ bàng quang dường như gửi tín hiệu đến não rằng bàng quang đã đầy sớm hơn so với thực tế của nó. Điều này dẫn đến việc, bàng quang co bóp quá sớm, cho bạn cảm giác rằng bạn phải đi tiểu gấp.

Ở nhiều người, nguyên nhân tại sao bàng quang lại hoạt động quá mức vẫn chưa xác định. Trong những trường hợp này, điều đó được gọi là hội chứng bàng quang tăng hoạt hay tiểu không kiểm soát vô căn. Những triệu chứng có thể trở nên nặng hơn khi căng thẳng kéo dài. Nó cũng có thể trở nên nặng hơn bởi caffeine trong trà, cà phê, cola, v.v và do rượu (xem bên dưới).

Một số phụ nữ có biểu hiện són tiểu khi mãn kinh và điều này được cho là do lớp niêm mạc âm đạo teo lại (teo âm đạo) do sự giảm sút nồng độ hormon nữ là Estrogen.

Trong một vài trường hợp, những triệu chứng của bàng quang tăng hoạt thường do biến chứng của một bệnh lý thần kinh hay não. Ví dụ: sau đột quỵ hay chấn thương sọ não, hoặc với các bệnh lý như bệnh Parkinson hay bệnh đa xơ cứng. Những triệu chứng tương tự có thể xảy ra nếu có sự kích thích ở bàng quang. Sự kích thích bàng quang có thể xảy ra khi bạn bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI) hoặc sỏi bàng quang.

Các phương pháp điều trị són tiểu?

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Một số biện pháp về thay đổi lối sống có thể có ích.
  • Luyện tập bàng quang: Là một phương pháp điều trị phổ biến. Nó có thể có tác dụng tốt trong một nửa số trường hợp.
  • Thuốc: Điều này có thể được sử dụng kết hợp với luyện tập bàng quang.
  • Bài tập sàn chậu: Được khuyên áp dụng trong một số trường hợp.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị cuối cùng và hiếm khi được sử dụng để điều trị tiểu són.

Một số biện pháp thay đổi lối sống có thể mang lại lợi ích

  • Đi vệ sinh: Tạo thiết kế để có thể đi vệ sinh càng nhanh càng tốt. Như là làm thêm nhà vệ sinh hay thiết kế bô đi tiểu trong phòng ngủ.
  • Caffein: Nó có ở trong trà, cà phê, cola và là một thành phần của một vài thuốc giảm đau. Caffein có tác dụng lợi tiểu, có nghĩa là thận tăng sản xuất nước tiểu. Caffein cũng có thể kích thích trực tiếp bàng quang làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn. Thử tránh sử dụng caffeine trong vòng một tuần hoặc lâu hơn để xem nếu các triệu chứng được cải thiện thì chắc chắn điều này có giá trị. Nếu các triệu chứng cải thiện, bạn nên giảm lượng caffeine tiêu thụ.
  • Rượu: Ở một số người, rượu có thể làm cho các triệu chứng nặng hơn. Lời khuyên về kiêng cử rượu cũng giống như kiêng cử với đồ uống có chứa caffein.
  • Uống đủ lượng nước: Biện pháp giảm lượng nước bạn uống vào để cho bàng quang không đầy nhanh nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, nó có thể khiến các triệu chứng tồi tệ hơn vì nước tiểu bị cô đặc hơn. Nó có thể kích thích cơ bàng quang (Cơ Detrusor). Mặt khác, nếu bạn uống nhiều, nó có thể giúp cải thiện những triệu chứng của bạn.
  • Chỉ vào nhà vệ sinh khi bạn thật cần. Một vài người có thói quen vào nhà vệ sinh nhiều hơn cần thiết (“Vừa mắc là đi ngay”). Tuy nhiên điều này thực sự có thể khiến các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn trong thời gian dài. Nếu bạn vào nhà vệ sinh quá thường xuyên, bàng quang sẽ quen với việc giữ nước tiểu ít hơn. Bàng quang sau đó sẽ trở nên nhạy cảm hơn và tăng hoạt ngay cả khi chúng chỉ cần giãn một ít.
  • Thử giảm cân nếu bạn đang thừa cân. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng khoảng 5-10% trường hợp giảm cân có thể cải thiện các triệu chứng. Nó được áp dụng ở những người vừa tiểu không kiểm soát do gắng sức vừa són tiểu.

Luyện tập bàng quang

Mục đích là để căng giãn bàng quang từ từ để nó có thể giữ lượng nước tiểu lớn hơn. Qua một thời gian, cơ bàng quang trở nên ít tăng hoạt và bạn có thể kiểm soát bàng quang của bạn tốt hơn. Điều này có nghĩa là khoảng thời gian giữa lúc cảm giác buồn tiểu và đi tiểu sẽ dài ra. Sự rò rỉ nước tiểu cũng ít khả năng xảy ra hơn. Bác sĩ, y tá hay chuyên gia tiết niệu sẽ giải thích làm thế nào để huấn luyện bàng quang. Họ sẽ có thể khuyên bạn những điều sau:

Bạn sẽ cần ghi nhật ký đi tiểu. Trong nhật ký, ghi lại những ghi chú về số lần đi tiểu và lượng nước tiểu mỗi lần. Đồng thời, ghi lại số lần rỉ nước tiểu (là không kiểm soát). Bác sĩ hoặc y tá của bạn sẽ có một bảng nhật kí in sẵn cung cấp cho bạn để sử dụng.

Giữ bình nước tiểu cũ khi đi tiểu (bạn sẽ phải đi tiểu vào trong đó) để bạn có thể đo lượng nước tiểu mỗi lần khi bạn đi tiểu.

Khi bạn mới bắt đầu ghi nhật kí, bạn đi tiểu như bình thường trong khoảng 2-3 ngày đầu.Việc này thể hiện tần suất cơ bản đi tiểu và lượng nước tiểu bình thường mỗi lần của bạn. Nếu bạn có triệu chứng bàng quang tăng hoạt, bạn có thể đi tiểu mỗi giờ hoặc hơn và tiểu ít hơn 100-200 ml mỗi lần. Chúng sẽ được ghi nhận lại trong nhật ký.

Sau 2-3 ngày tìm mức cơ bản của bạn, mục tiêu tiếp theo là nhịn tiểu càng lâu càng tốt trước khi bạn đi tiểu. Điều này ban đầu có thể khó khăn. Nếu bình thường bạn đi tiểu mỗi giờ, cần phải cố gắng lắm để có thể giữ dài hơn 5 phút giữa mỗi lần đi tiểu. Khi bạn cố gắng giữ lâu, hãy cố gắng đánh lạc hướng bản thân. Ví dụ :

  • Ngồi thẳng lưng trên ghế cứng có thể có ích.
  • Thử đếm ngược từ 100.
  • Thử tập một số bài tập sàn chậu (xem phía dưới).

Sau một thời gian, điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bàng quang đã quen (được luyện tập) để giữ lượng nước tiểu nhiều hơn. Mục đích sẽ là kéo dài từ từ thời gian giữa các lần đi tiểu và tập cho bàng quang của bạn co giãn dễ dàng hơn. Điều này có thể mất vài tuần nhưng mục đích là để đi tiểu chỉ 5-6 lần trong vòng 24 giờ (khoảng mỗi 3-4 giờ/ lần). Đồng thời, mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu thải ra sẽ nhiều hơn mức cơ bản ghi trong nhật kí của bạn. (Trung bình, người không bị bàng quang tăng hoạt, bình thường tiểu khoảng 250-350 ml mỗi lần). Sau nhiều tháng, bạn có thể có cảm giác muốn đi tiểu bình thường và bạn có thể dễ dàng nhịn tiểu trong một khoảng thời gian hợp lý cho đến khi thuận tiện để đi tiểu.

Trong khi thực hiện luyện tập bàng quang, có thể điền vào nhật ký cho từng giai đoạn kéo dài 24 giờ mỗi tuần hoặc lâu hơn. Việc này sẽ ghi nhận tiến độ của bạn qua các tháng trong thời gian đào tạo. Luyện tập bàng quang có thể khó khăn trong thời gian đầu, và sẽ trở nên dễ dàng khi càng về sau nếu bạn kiên trì. Nó có hiệu quả nhất nếu biết kết hợp lời khuyên và hỗ trợ từ chuyên gia tiết niệu, y tá hoặc bác sĩ. Đảm bảo rằng bạn cung cấp một lượng nước đầy đủ khi bạn đang tập luyện bàng quang.

Thuốc

Nếu sự cải thiện với tập luyện bàng quang đơn thuần là quá ít. Thuốc cũng có thể sử dụng để hỗ trợ. Các loại thuốc trong nhóm thuốc này được gọi là thuốc kháng Muscarinic (còn gọi là thuốc kháng Cholinergic). Có nhiều loại khác nhau và nhiều biệt dược khác nhau. Chúng bao gồm:

Những thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các xung động thần kinh tới bằng quang để giãn cơ bàng quang, do đó tăng khả năng chứa nước tiểu của bàng quang.

Mức độ cải thiện thay đổi tùy người. Một kế hoạch chung là thử một thuốc trong vòng 1 tháng hoặc lâu hơn. Nếu nó có tác dụng, bạn có thể được khuyên tiếp tục sử dụng chúng cho tới 6 tháng hoặc hơn và sau đó dừng thuốc để xem các triệu chứng như thế nào. Triệu chứng có thể xuất hiện trở khi bạn kết thúc đợt điều trị. Nếu bạn phối hợp điều trị thuốc với luyện tập bàng quang, tiên lượng lâu dài là tốt hơn. Các triệu chứng có thể ít bị tái phát hơn khi bạn ngừng thuốc.

Những tác dụng phụ khá phổ biến với những thuốc trên nhưng thường nhẹ và có thể chịu được. Đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm để có đầy đủ thông tin về tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ phổ biến nhất là khô miệng và chỉ cần thường xuyên uống vài ngụm nước có thể giải quyết được vấn đề này. Các tác dụng phụ khác bao gồm khô mắt, táo bón và mờ mắt, tuy nhiên, các loại thuốc đều có sự khác biệt và bạn có thể nhận thấy rằng nếu một thuốc gây quá nhiều tác dụng phụ, bạn có thể đổi một thuốc khác tốt hơn cho bạn.

Nếu sự tiểu không kiểm soát của bạn liên quan đến sự teo mỏng âm đạo khi mãn kinh, bạn có thể bổ sung thêm kem Estrogen bôi bên trong âm đạo. Có một số bằng chứng cho thấy thuốc viên Estrogen có thể làm cho són tiểu trở nên tồi tệ hơn nhưng kết luận trên cần được nghiên cứu thêm.

Bài tập sàn chậu

Nhiều người vừa có cả són tiểu và tiểu không kiểm soát do gắng sức thì tập sàn chậu là phương pháp điều trị chính cho tiểu không kiểm soát do gắng sức. Tóm lại, phương pháp này bao gồm các bài tập giúp mạnh hơn ở các cơ bao quanh và nâng đỡ bàng quang, tử cung và trực tràng. Xem bài viết riêng về Bài tập sàn chậu để biết thêm thông tin.

Nghiên cứu chưa cho thấy rõ liệu các bài tập sàn chậu có tác dụng nếu bạn chỉ có tiểu són đơn thuần. Tuy nhiên, bài tập sàn chậu có thể giúp hỗ trợ nếu bạn đang thực hiện tập luyện bàng quang.

Xem thêm các bài tập sàn chậu của TS.BS.Trần Mạnh Linh và TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng

Phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị trên không thành công, phẫu thuật đôi khi được thực hiện để điều trị chứng són tiểu. Các thủ thuật có thể được sử dụng bao gồm:

  • Kích thích thần kinh cùng: Nếu chứng són tiểu của bạn là do sự tăng hoạt động của cơ bàng quang. Điều này có thể được giúp đỡ bằng cách chèn một vật liệu nhân tạo vào bàng quang để giúp nó co bóp đều hơn và bình thường hơn.
  • Kích thích thần kinh chày sau qua da: Dây thần kinh chày sau cũng có khả năng điều khiển chức năng của bàng quang. Nó có thể bị kích thích bởi một dòng điện chạy qua kim luồn qua da ngay phía trên mắt các chân.
  • Phẫu thuật mở rộng bàng quang: Trong phẫu thuật này, một đoạn ruột được thêm vào thành của bàng quang để tăng thể tích bàng quang. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đi tiểu bình thường sau phẫu thuật này. Bạn có thể cần phải đặt một ống thông tiểu (1 Catheter) vào bàng quang. Điều này giúp bạn làm rỗng bàng quang. Một số bác sĩ phẫu thuật được đào tạo để thực hiện thủ thuật này thông qua nội soi ổ bụng. Điều này mang lại những lợi ích như thời gian nằm viện ngắn hơn, giảm lượng máu mất trong khi phẫu thuật và sẹo nhỏ hơn.
  • Chuyển dòng nước tiểu. Trong những phẫu thuật này, người ta sẽ làm nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể bằng một cách khác. Các niệu quản (ống nối thận với bàng quang) được thay đổi vị trí để nước tiểu không chảy vào bàng quang. Có nhiều cách để tiến hành điều này, nước tiểu có thể được dẫn vào một đoạn ruột để ra ngoài trên bề mặt da. Lỗ này gọi là lỗ tiểu nhân tạo và có một túi được mang trên người để trữ nước tiểu. Những phẫu thuật tạo hình túi chứa hay bàng quang nhân tạo.

Điều trị bằng chất độc Botulinum A (Botox)

Botulium A là thuốc chỉ bán theo đơn dùng để điều trị chứng són tiểu do bàng quang tăng hoạt. Đó là một phương pháp thay thế khi những phương pháp điều trị khác (bao gồm cả luyện tập bàng quang và thuốc) đã thất bại. Với bàng quang tăng hoạt, phương pháp điều trị liên quan đến việc tiêm Botulium A vào thành bàng quang. Điều này được thực hiện bằng cách đưa một máy soi vào bàng quang qua niệu đạo. Phương pháp điều trị này có tác dụng thư giãn các cơ co thắt của bàng quang. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm giảm bớt sự co thắt bình thường khiến cho bàng quang của bạn không thể tống xuất nước tiểu. Bí tiểu (không có khả năng thải nước tiểu) là một tác dụng phụ thường cặp của thủ thuật này. Bạn sẽ cần phải tìm hiểu một kỹ thuật gọi là tự thông tiểu ngắt quãng nếu có bí tiểu. Điều này có nghĩa là đặt một ống sonde tiểu qua niệu đạo vào bàng quang để thông tiểu nhiều lần trong ngày. Thông thường, bí tiểu trong những trường hợp này chỉ kéo dài một vài tuần.

Botulium A không được chấp thuận (cấp phép) cho điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt ở Anh. Bạn cần chắc rằng bạn thảo luận kĩ lưỡng phương pháp này với bác sĩ của bạn và hiểu hết tất cả những nguy cơ và lợi ích trước khi sử dụng chúng.

Chuyên gia tiết niệu

Bác sĩ của bạn có thể giới thiệu bạn đến các chuyên gia tiết niệu ở địa phương, người có thể đưa ra những lời khuyên về các phương pháp điều trị, đặc biệt là luyện tập bàng quang và bài tập sàn chậu. Nếu són tiểu vẫn còn là một vấn đề, họ có thể cung cấp các thiết bị khác nhau để giúp bạn, ví dụ như miếng đệm dùng cho tiểu không tự chủ … v.v.

Xem thêm bài tiểu són của BS. Diệp Thế Bảo Trâm và BS. Phạm Bảo Ngọc

Tài liệu tham khảo

http://patient.info/health/urge-incontinence 

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích