menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Rối loạn nhịp tim

user

Ngày:

21/09/2016

user

Lượt xem:

169

Bài viết thứ 07/12 thuộc chủ đề “Các bệnh Tim mạch”

TỔNG QUAN

Rối loạn nhịp (tim) là gì?

Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.

Rối loạn nhịp tim

TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng của rối loạn nhịp là gì?

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kì triệu chứng sau, đặc biệt nếu bạn có bệnh tim hoặc từng bị nhồi máu cơ tim.

  • Hồi hộp, đánh trống ngực
  • Cảm giác  mệt mỏi hay lâng lâng
  • Ngất
  • Khó thở
  • Đau ngực

Hầu hết mọi người thỉnh thoảng có cảm giác tim đập nhanh hay mất một nhịp. Những thay đổi này có thể được khởi phát vì xúc động hay tập thể dục gắng sức. Chúng thường không phải là nguyên nhân đáng báo động. Tuy nhiên, nếu rối loạn nhịp xảy ra thường xuyên hơn hoặc gây các triệu chứng khác, chúng là nghiêm trọng và cần được trao đổi với bác sĩ.

NGUYÊN NHÂN và YẾU TỐ NGUY CƠ

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp?

Tim có 4 buồng, bao gồm 2 buồng ở phía trên gọi là tâm nhĩ và 2 buồng ở phía dưới gọi là tâm thất. Các thành của buồng tim co và giãn nhịp nhàng, đều đặn cùng nhau để dẫn máu 2 tâm thất cũng như đẩy máu từ tâm thất phải lên phổi (để trao đổi khí) hoặc từ tâm thất trái đi nuôi cơ thể. Sự co bóp này được điều khiển bởi tín hiệu điện bắt nguồn từ nút tạo nhịp tự nhiên của tim có tên là nút xoang nhĩ. Xung động thần kinh và các hormone trong máu có ảnh hưởng đến nhịp co bóp. Một trong các yếu tố này gặp  trục trặc sẽ có thể gây ra rối loạn nhịp.

Đôi khi rối loạn nhịp có thể xảy ra vì uống rượu quá mức, uống cà-phê hay chất có nhiều caffeine, do căng thẳng hay tập thể dục. Nguyên nhân hay gặp nhất của rối loạn nhịp là bệnh lý tim mạch, cụ thể là bệnh mạch vành, chức năng van tim bất thường và suy tim. Tuy nhiên, các rối loạn nhịp  có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng.

CHẨN ĐOÁN và XÉT NGHIỆM

Làm sao biết mình bị rối loạn nhịp?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn các triệu chứng của rối loạn nhịp. Bác sĩ cũng có thể tiến hành một số xét nghiệm. Một trong những xét nghiệm đó là điện tâm đồ, còn gọi là ECG hay EKG. Trong lúc thực hiện, bác sĩ sẽ để bạn nằm để theo dõi tim bạn.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn đi bộ trên thảm lăn để theo dõi tim bạn, hoặc theo dõi tim bạn trong khi bạn hoạt động thường ngày. Một trong những cách theo dõi là cho bạn đeo một loại máy, gọi là máy Holter để ghi lại liên tục nhịp tim của bạn trong 24 giờ. Nếu bác sĩ muốn theo dõi tim của bạn hơn 24 giờ, họ sẽ đề nghị một loại máy ghi lại các vấn đề bất thường và bạn có thể mang trong 2 ngày hoặc hơn. X ét nghiệm thăm dò điện sinh lý cũng có thể cho bác sĩ  thông tin về tim của bạn.

Rối loạn nhịp tim có nghiêm trọng không?

Ở hầu hết mọi người, rối loạn nhịp thường ít xảy ra và không nguy hiểm. Tuy nhiên ở một số người rối loạn nhịp lại nguy hiểm và cần được điều trị, đặc biệt khi bạn có những vấn đề khác về tim mạch.

Nói chung, rối loạn nhịp bắt đầu ở tâm thất thì nghiêm trọng hơn từ tâm nhĩ. Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về loại rối loạn nhịp của bạn và xem xét các phương pháp điều trị thích hợp.

Một số loại rối loạn nhịp

  • Rung nhĩ: Tim đập quá nhanh và không đều. Loại rối loạn nhịp này cần được điều trị vì có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ .
  • Nhịp nhĩ nhanh kịch phát: Tim có những lúc đột nhiên đập nhanh nhưng đều. Loại rối loạn nhịp này có thể làm bạn khó chịu nhưng thường không nguy hiểm.
  • Nhịp ngoại vị (ngoại tâm thu): Tim có đập thêm một nhịp phụ. Điều trị thường là không cần thiết trừ khi hiện tượng này xảy ra  vài lần trong một chu kỳ hoặc có những vấn đề tim mạch khác như bệnh tim hay suy tim bẩm sinh.
  • Nhịp thất nhanh và rung thất: Tim đập quá nhanh và không bơm đủ máu cho cơ thể. Những loại rối loạn nhịp này rất nguy hiểm và cần được điều trị ngay.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị rối loạn nhịp như thế nào?

Việc điều trị phụ thuộc vào kiểu rối loạn nhịp bạn có. Một số rối loạn nhịp nhẹ không cần điều trị. Những rối loạn nhịp khác có thể được điều trị bằng thuốc. Nếu có bệnh lý khác gây ra rối loạn nhịp thì cần  điều trị bệnh lý đó. Nhưng trường hợp năng hơn, có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau:

  • Máy tạo nhịp là thiết bị điện được đặt dưới da ngực. Nó giúp tim duy trì được nhịp đều, đặc biệt khi nhịp tim quá chậm.
  • Máy khử rung (sốc điện cực ngắn) có thể được sử dụng để làm ngưng nhịp bất thường và phục hồi nhịp bình thường.
  • Phẫu thuật có thể cần thiết cho một vài loại rối loạn nhịp. Ví dụ, rối loạn nhịp do bệnh mạch vành có thể được kiểm soát bằng phẫu thuật bắc cầu (bypass). Khi rối loạn nhịp gây bởi một vùng xác định trên tim thì vùng đó có thể bị phá hủy hoặc cắt bỏ nhờ phẫu thuật.

Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/arrhythmia.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích